Dấu ấn chiến lược và hành trình 10 năm kinh tế “xanh” tại Quảng Ninh

Kỳ cuối: Dám nghĩ, dám làm, sáng tạo và bứt phá

Đó là những đúc kết bằng "vàng" được rút ra trong tiến trình trọn 1 thập kỷ phát triển, hướng tới không gian xanh trong phát triển của tỉnh Quảng Ninh.
“Khát vọng xây dựng một Quảng Ninh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại" Kỳ I: Hành trình bứt phá chuyển dịch kinh tế từ “nâu” sang “xanh” Kỳ II: Du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn

Như một Việt Nam thu nhỏ, tỉnh Quảng Ninh có cả rừng, cả biên giới đất liền và bờ biển. Bởi vậy sự phát triển của Quảng Ninh không chỉ là mang dấu ấn đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình 60 năm hình thành và phát triển của địa phương mà còn mang ý nghĩa với cả nước.

Dấu ấn của những người đi đầu đổi mới

Một trong những bài học nổi bật rút ra từ 10 năm kiên trì cho mục tiêu phát triển kinh tế xanh của Quảng Ninh là khát vọng, tâm thế đi đầu đổi mới của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo nơi đây từ tỉnh cho đến cơ sở.

Điều quan trọng không kém là khát vọng ấy, tâm thế ấy đã truyền được cảm hứng cho cả hệ thống chính trị, để từ cảm hứng đi đến động lực trong tư duy, trong cách làm, trong hành động để đưa tốc độ đổi mới của Quảng Ninh không phải tính bằng năm mà bằng tháng, thậm chí cả tuần với hiệu quả, chất lượng thực chất.

Hình ảnh một Quảng Ninh đổi mới không ngừng đó được hình thành từ những ý tưởng đột phá của lãnh đạo nơi đây, từ người Bí thư Tỉnh uỷ đến Bí thư cấp cơ sở, từ người đứng đầu chính quyền đến phụ trách một khu, cụm dân cư. Quảng Ninh đã có những đột phá trong huy động và sử dụng nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, du lịch đồng bộ, hiện đại; đột phá trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đột phá trong cải cách hành chính, trong quy hoạch, trong tuyển dụng, đào tạo cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Những đột phá ấy đến từ sự mạnh mẽ trong tư duy dám làm, dám hành động và phải làm được của các thế hệ cán bộ nơi đây. Không chỉ đổi mới một lần là xong, đổi mới và đột phá còn đòi hỏi cả sự kiên trì, tin ở nội lực, tin ở tư duy của mình. Những mô hình mà nay đã trở thành thực tiễn ở Quảng Ninh đã cung cấp những cơ sở, luận cứ quan trọng để cả nước thêm vững tin đổi mới, hướng tới những mục tiêu dài hạn như tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đổi mới và đột phá nghĩa là vai trò của người đứng đầu tổ chức đảng, đứng đầu chính quyền nơi đây nặng nề hơn, áp lực cũng lớn hơn và do đó cũng đòi hỏi quyết tâm chính trị cao hơn. Bởi đặt mình vào một tâm thế chưa từng có tiền lệ là cả một sự bản lĩnh nhưng cũng là con đường ngắn nhất để biến khát vọng phát triển xanh thành hiện thực. Quảng Ninh đã có cả độ dài thế kỷ đi cùng mô hình phát triển nâu, áp lực để vươn tới mô hình xanh là không hề nhỏ. Hơn ai hết đội ngũ những cán bộ lãnh đạo nơi đây hiểu rất rõ điều này. Họ đã dũng cảm bước vào công cuộc chuyển đổi không chỉ vì địa phương mình mà còn cho cả khu vực cho cả nước, để như những làn gió đẩy cánh buồm phát triển đi xa hơn.

Cũng vì thế mà bài học dám làm, dám chịu trách nhiệm của những con người đứng mũi chịu sào nơi đây mà càng thêm ý nghĩa, nhất là bối cảnh hiện nay rằng không thể ngại hoàn cảnh, không thể ngại thời cuộc để chọn cho mình những lối đi đã định sẵn, đã được lên kịch bản.

Và Quảng Ninh không bao giờ bằng lòng với những gì đã làm được. Để thực hiện mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp, hiện đại, phát triển kinh tế xanh dựa trên khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm cảng biển của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế, là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, tỉnh Quảng Ninh xác định phải có thêm nhiều cách làm mới đột phá hơn.

Trong đó, tư duy phải mở rộng không gian phát triển nhằm tạo ra động lực tăng trưởng mới, giá trị mới cho kinh tế và ngân sách nhà nước. Tỉnh xác định tâm là TP. Hạ Long trở thành thành phố du lịch văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế; phía Tây là khu kinh tế Quảng Yên với chuỗi đô thị, dịch vụ, công nghiệp sạch, công nghệ cao và du lịch văn hóa - lịch sử tâm linh đặc sắc, có sức hấp dẫn cao; phía Đông sẽ hình thành chuỗi đô thị vệ tinh sinh thái dịch vụ, du lịch, tổng hợp, hiện đại cao cấp và kinh tế biển với mũi đột phá là Khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

Đổi mới ghi dấu ấn vai trò của giáo dục và xây dựng nguồn nhân lực

Kinh nghiệm của những thành công trong chuyển đổi các mô hình là việc coi trọng và đặt đúng chỗ giáo dục, đưa giáo dục trở thành động lực phát triển cả hiện tại và tương lai. Bài học thành công của Quảng Ninh là phát triển kinh tế là không được phép quên hoặc thiên lệch yếu tố văn hoá xã hội.

Phát triển giáo dục đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ làm động lực là một trong những bài học thành công nổi bật của tỉnh Quảng Ninh.

Đối với tỉnh Quảng Ninh, từ đòi hỏi của tầm nhìn chiến lược, tỉnh đã xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược để thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững. Ngay từ năm 2014, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 9/6/2014 “về đẩy mạnh cải cách hành chính và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Quảng Ninh” và UBND tỉnh đã ban hành Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Từ năm 2015, tập trung triển khai Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 293) với phạm vi, quy mô toàn tỉnh, bao phủ toàn diện về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.

Qua 5 năm triển khai Đề án, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức 702 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 39.577 lượt học viên, trong đó: đào tạo, bồi dưỡng trong nước 571 lớp, với 35.542 lượt học viên; đào tạo, bồi dưỡng trong nước mời giảng viên nước ngoài 77 lớp, với 2.774 lượt học viên; đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài 54 lớp, với 1.261 lượt học viên. Đội ngũ cán bộ đương chức và trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp sở và cấp phòng của tỉnh cơ bản đã được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm.

Kỳ cuối: Dám nghĩ, dám làm, sáng tạo và bứt phá
Quảng Ninh hôm nay

Tất cả những điều này đã góp phần quan trọng đưa hình ảnh vùng đất, con người Quảng Ninh là vùng đất, con người với ý chí cách mạng quật cường từng bước vươn lên mạnh mẽ trở thành địa phương có tư duy năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới.

Chuyển đổi kinh tế từ "nâu" sang "xanh" - cuộc cách mạng của sự đoàn kết

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời trong một những lời căn dặn thiết tha nhất của Người là về tinh thần đoàn kết. Người nói: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Với Người, đoàn kết phải là thực chất. Đoàn kết tuyệt đối không phải là để bao che, bảo vệ vây cánh mà đoàn kết là yếu tố sống còn để tạo sức mạnh, động lực, sự toàn tâm toàn ý hướng tới những mục tiêu lớn, những thành công và cũng còn để thành công sau lớn hơn thành công trước.

Vùng mỏ, đất mỏ Quảng Ninh đã là minh chứng rất đẹp của tinh thần đoàn kết trong những năm tháng cùng cả nước đấu tranh giành độc lập tự do. Và nay trong chuyển đổi mô hình phát triển, tinh thần đoàn kết càng cần được phát huy, bổi đắp thêm những giá trị mới, tinh thần mới.

Tinh thần đoàn kết cũng còn là chỗ dựa để tại các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (2010-2015), XIV (2015-2020), Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh", đồng thời coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, tầm nhìn dài hạn. Bởi tiến trình chuyển đổi ấy thực sự là một cuộc cách mạng. Mà với mỗi một cuộc cách mạng, tinh thần đoàn kết là yếu tố tiên quyết để đi đến thành công.

Kiên định mục tiêu tăng trưởng xanh, Quảng Ninh đã quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện; gắn nhiệm vụ thực hiện Chiến lược với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cụ thể hóa thành các mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các cấp, ngành và toàn thể nhân dân tập trung thực hiện.

Công tác quản lý bảo vệ môi trường đã được các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt. Nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đã được nâng lên rõ rệt. Môi trường trên địa bàn tỉnh nhìn chung được cải thiện, mức độ ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực được kiểm soát… Các phong trào giảm thiểu rác thải nhựa đã nhận được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực của người dân, các đơn vị cùng sự vào cuộc tự giác của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Những đổi thay đáng kể, những thành công ngoạn mục của Quảng Ninh có được hôm nay bên cạnh những việc kết tinh những tinh thần dám nghĩ, dám làm, phát huy lợi thế, tiềm năng còn có cơ sở của việc xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận của cả hệ thống chính trị. Và hôm nay đây nhìn lại, đoàn kết vẫn nguyên vẹn là điểm tựa để từ đó Quảng Ninh đi tới tương lai.

Vĩ thanh

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho biết, thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tập trung phát triển các ngành kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh nhằm thực hiện tốt các định hướng đã nêu trong Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đó là xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế tầm cỡ và liên kết với các địa phương trong vùng hình thành cụm ngành du lịch với các sản phẩm độc đáo, sức cạnh tranh cao; giữ vững sự ổn định và phát triển ngành than theo quy hoạch bền vững hơn gắn với đẩy mạnh dịch chuyển năng lượng; tạo đột phá trong thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế…; chuyển đổi từ quy hoạch phát triển khu công nghiệp theo tư duy truyền thống sang phát triển “hệ sinh thái công nghiệp”; phát triển nông nghiệp sinh thái, đa giá trị gắn với xây dựng nông thôn hiện đại.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Trong đợt chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025, Đồng Tháp ghi nhận có 9/12 địa phương tích cực tham gia, với tổng diện tích chuyển đổi hàng nghìn ha đất.
Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

TP. Cần Thơ dự kiến hỗ trợ 5,35 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025.
Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút số vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng thông qua 66 dự án, tập trung vào các lĩnh vực như chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm...
Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Trong mùa mưa lũ năm 2024, Thủy điện A Vương tham gia các đợt cắt đỉnh lũ hiệu quả, không để nước lũ về làm ngập vùng hạ du.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Không chỉ hóa thân thành những người lính trên thao trường, các em học sinh Gia Lai còn được khám phá nhiều hoạt động lý thú khi tham gia một ngày làm chiến sĩ.
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động