Bầu cử Quốc hội khoá XV: Xứng đáng là đại biểu tiêu biểu của nhân dân

Kỳ 1: Dấu mốc đặc biệt khi đất nước bước vào giai đoạn ‘cất cánh’

Cuộc bầu cử Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là ngày hội lớn của toàn dân, là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng, trực tiếp lựa chọn những đại biểu tiêu biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan quyền lực nhà nước địa phương.

Cuộc bầu cử thể hiện bản chất dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta, tính nhân dân sâu sắc của Nhà nước ta thông qua mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhân dân với Nhà nước. Mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong cả nước phải ra sức chuẩn bị và tiến hành cuộc bầu cử, nhất là thực hiện tốt quyền của công dân, bảo đảm cho cuộc bầu cử được tiến hành thực sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội lớn của toàn dân.

Điểm bỏ phiếu tại Di tích lịch sử 48 Hàng Ngang-Hà Nội, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Điểm bỏ phiếu tại Di tích lịch sử 48 Hàng Ngang-Hà Nội, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Vào thời điểm đất nước đã đủ thế và lực để có thể bứt phá, vươn lên mạnh mẽ thì Quốc hội phải xứng tầm với khát vọng của dân tộc. Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội lần này có ý nghĩa đặc biệt, ghi dấu mốc của thời kỳ chúng ta đưa đất nước bước vào giai đoạn “cất cánh”.

Đó là chia sẻ của GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam với Báo Điện tử Chính phủ về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sắp diễn ra.

Những mốc son lịch sử

GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết, trong đời sống chính trị của bất kỳ quốc gia nào, bầu cử đại biểu Quốc hội luôn giữ vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, ở nước ta, mỗi dịp tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội, nguyện vọng của người dân được gửi gắm vào một cơ quan quyền lực cao nhất, đó là Quốc hội.

GS.TSKH Vũ Minh Giang điểm lại những cột mốc quan trọng trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội các thời kỳ kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập vào năm 1945 đến nay.

GS.TSKH Vũ Minh Giang: Bầu cử Quốc hội khóa XV là dấu mốc đặc biệt khi đất nước bước vào giai đoạn ‘cất cánh’
GS.TSKH Vũ Minh Giang: Bầu cử Quốc hội khóa XV là dấu mốc đặc biệt khi đất nước bước vào giai đoạn ‘cất cánh’

Đầu tiên phải kể đến kỳ bầu cử lịch sử, có tính bước ngoặt là Tổng tuyển cử năm 1946. Đó là thời kỳ mà chúng ta giành được chính quyền sau gần 1 thế kỷ mất quyền độc lập và việc bầu cử Quốc hội chính là sự khẳng định tính chính danh cho chính quyền ấy trước quốc dân đồng bào và với thế giới. Chính vì vậy, mặc dù trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có uy tín rất cao mà Người vẫn quyết định phải tổ chức bằng mọi giá cuộc Tổng tuyển cử ngay đầu năm 1946.

Ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc Tổng tuyển cử là khẳng định chính quyền cách mạng là của dân, do dân và vì dân. William S Turley, một Giáo sư chính trị học có tên tuổi ở Hoa Kỳ, trong cuốn sách “Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam dưới góc nhìn so sánh” (Vietnamese Communism In Comparative Perspective), đã nhận định: Trong số các đảng cộng sản cầm quyền thì Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng cầm quyền mà tính hợp hiến, hợp pháp, tính chính danh không một đảng nào có thể so sánh được.

Đến khi đất nước thống nhất, cuộc đại tổng tuyển cử trên quy mô cả nước mang ý nghĩa quan trọng, tạo ra một Quốc hội thống nhất và bầu ra một Chính phủ thống nhất trên quy mô toàn quốc.

“Sau một thời gian phấn khởi với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta cũng có một nốt trầm trong lịch sử, đó là khủng hoảng kinh tế, nhiều tiêu chí phát triển suy thoái. Khi đó, chúng ta đã có một quyết định dũng cảm đó là Đổi mới. Đại hội Đảng lần thứ VI tiến hành theo tinh thần đó và Quốc hội sau Đại hội VI xuất hiện nhiều gương mặt tài năng mới. Đó là một dấu mốc quan trọng”, GS.TSKH Vũ Minh Giang chia sẻ về một số kỳ bầu cử Quốc hội có tính bước ngoặt.

Vai trò quan trọng trong giai đoạn đất nước ‘cất cánh’

Với cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV, GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng, đây cũng là một kỳ bầu cử có ý nghĩa đặc biệt.

Kỳ bầu cử được tiến hành sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đại hội được giới nghiên cứu đánh giá là đi vào lịch sử khi chuyển giai đoạn phát triển của đất nước từ khời kỳ phát triển để tạo thế và lực sang giai đoạn phát huy đến mức cao nhất tất cả các thế và lực đã tích lũy được để có thể phát triển đột phá theo cách gọi mà báo chí hay dùng là ‘cất cánh’.

“Vai trò của Quốc hội là tìm chọn, chuẩn y và bầu ra những gương mặt xứng tầm để lãnh đạo đất nước trong thời kỳ lịch sử hết sức quan trọng ấy. Quốc hội không chỉ đóng vai trò hoạch định chính sách, bổ sung điều luật hay ban hành những quy chế ở tầm quốc gia, mà còn là cơ quan giám sát hữu hiệu và sắc bén. Trong bối cảnh ấy, những đại biểu Quốc hội được chọn trong kỳ bầu cử này cũng sẽ có những đòi hỏi đặc biệt hơn.

Mỗi một kỳ bầu cử đều có ý nghĩa quan trọng và đợt bầu cử Quốc hội khóa XV sẽ đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đất nước đã tạo đủ thế và lực để thực hiện khát vọng của cả dân tộc là hướng đất nước trở thành một quốc gia phồn vinh”, GS.TSKH Vũ Minh Giang nói.

Cử tri và các tầng lớp nhân dân trông chờ những đại biểu Quốc hội được bầu ra có đủ tầm, đủ tài, đủ đức để có thể đưa đất nước đi lên
Cử tri và các tầng lớp nhân dân trông chờ những đại biểu Quốc hội được bầu ra có đủ tầm, đủ tài, đủ đức để có thể đưa đất nước đi lên

Với tất cả những điều đã phân tích, GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết, không chỉ riêng ông mà tất cả người dân đang trông chờ những quyết sách lớn ở tầm quốc gia sẽ được Quốc hội thông qua, trông chờ vào những gương mặt mà Quốc hội bầu ra, đủ tầm, đủ tài, đủ đức để có thể đưa đất nước đi lên.

Riêng về mặt cá nhân, GS.TSKH Vũ Minh Giang chia sẻ, ông không chỉ kỳ vọng vào những thành công to lớn đặc sắc của Quốc hội sắp được bầu ra mà còn có niềm tin sâu sắc vào những kết quả khả quan sẽ đạt được trong thời gian tới.

“Ngoài những người lãnh đạo Quốc hội trực tiếp như Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban thì các thành viên Chính phủ như Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng hay thủ trưởng cơ quan ngang bộ đều có những vị trí trong Quốc hội. Trách nhiệm của họ là phải thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan quyền lực cao nhất được nhân dân giao phó, ủy thác. Những gương mặt đó phải có trình độ cao, có tâm huyết và đặc biệt là có phẩm chất đạo đức, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.

Nhìn vào những gương mặt thành viên Chính phủ được bầu, phê chuẩn trong kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, tôi thấy đều là những gương mặt đáng tin cậy mà nhân dân có thể đặt lòng tin của mình một cách xứng đáng. Đặc biệt, điều có thể thấy rất rõ ở những gương mặt này là khát vọng cống hiến, tận tâm, trách nhiệm, sẵn sàng cùng với toàn dân đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới”. GS.TSKH Vũ Minh Giang nhận xét.

“Bầu cử Quốc hội khóa XV thành công cũng chính là thời cơ để chúng ta thực hiện một cách tương đối trọn vẹn lời hứa với toàn dân khi chúng ta giành được chính quyền, ghi lên Quốc hiệu 3 tiêu ngữ: Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc. Bây giờ chúng ta đang nói tới việc thực hiện khát vọng là đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Tăng trưởng về mặt kinh tế, đem lại GDP cao, đấy mới là cải thiện mức sống, cuộc sống hạnh phúc phải đáp ứng nhiều nội dung khác. Chúng ta đã đến lúc phải thực hiện một cách trọn vẹn những cam kết của chính quyền với nhân dân”, GS.TSKH Vũ Minh Giang kỳ vọng.

Theo Chinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động