Thứ ba 29/04/2025 14:41

Kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm tiếp tục đà phục hồi

5 tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 được kiểm soát, Chương trình phục hồi kinh tế được triển khai mạnh mẽ, giúp kinh tế - xã hội phục hồi trên nhiều lĩnh vực.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm do Tổng cục Thống kê công bố mới đây cho thấy, sản xuất công nghiệp tháng 5/2022 tiếp tục xu hướng phục hồi, ước tính tăng 4% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 được kiểm soát, các doanh nghiệp đã thích ứng với bối cảnh mới, khắc phục khó khăn để phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2021; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 57,8% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 14%.

Trong tháng 5, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 62,69 tỷ USD, giảm 4,7% so với tháng trước và tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 305,1 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 16,3%; nhập khẩu tăng 14,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 516 triệu USD.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 5 tháng đầu năm đạt 11,71 tỷ USD, dù giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng tổng vốn FDI thực hiện đạt 1,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, vốn FDI thực hiện mới được đánh giá là nguồn vốn quan trọng, thể hiện “thước đo” hiệu quả dòng vốn FDI.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm đạt 147,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn trung ương quản lý đạt 25,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,1% và vốn địa phương quản lý đạt 122,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4%.

Thu chi ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2022 đạt 806,4 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1% dự toán năm và tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế chi ngân sách 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 589,1 nghìn tỷ đồng, bằng 33% dự toán năm và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, thanh toán các khoản nợ đúng hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025