Kinh tế Việt Nam: Từ lạc hậu đến cạnh tranh quốc tế

Nhìn lại 75 năm qua (1945-2020), đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước (1986-2020), nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kỳ tích đáng tự hào, không chỉ làm đổi thay diện mạo, vị thế, uy tín của đất nước, mà còn tích cực chủ động hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế toàn cầu để cạnh tranh cùng phát triển.

Khắc phục tàn dư và lạc hậu

Sử sách ghi dấu, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, không lâu sau, cả dân tộc đã lại phải gồng mình bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đứng trước muôn vàn khó khăn bởi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm…, Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo các tầng lớp xã hội bắt tay ngay vào giải quyết những khó khăn cấp bách để tăng cường thực lực cho cách mạng.

Nền kinh tế từ tàn dư của thực dân, phong kiến để lại đã được chuyển sang phát triển kinh tế dân chủ, độc lập, phục vụ kháng chiến và kiến quốc. Cùng với nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp cũng được Đảng, Chính phủ định hướng phát triển để phục vụ kháng chiến (phát triển công nghiệp quốc phòng) và tiêu dùng (sản xuất hàng hóa).

Giai đoạn 1955-1975, nền kinh tế được Đảng, Chính phủ hoạch định theo hướng công nghiệp hóa. Những số liệu lịch sử ghi lại cho thấy, đến năm 1975, ở miền Bắc đã có 1.335 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (tăng 323 xí nghiệp so với năm 1960); giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng gấp 16,6 lần năm 1955 (bình quân tăng 14,7%/năm); tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng từ 32,7% năm 1960 lên 42,6% năm 1975; thu nhập quốc dân từ 18,2% tăng lên 28,7% trong 15 năm tương ứng…

0858-anh-11
Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU

Cùng với định hướng công nghiệp hóa, nông nghiệp tiếp tục được thúc đẩy phát triển. Sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 đã tăng lên 5,49 triệu tấn năm 1975. Hoạt động thương mại được chú trọng, với tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đến năm 1975 đã tăng gấp 7,8 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,3 lần, kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8 lần, so với năm 1955. Miền Bắc quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, tập trung phát triển kinh tế với những kết quả tích cực, trở thành hậu phương lớn vững chắc cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ.

Giai đoạn 1976-1986, hàng loạt cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc do chiến tranh tàn phá đã được khôi phục lại và xây dựng mới; kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ở miền Bắc được củng cố; bước đầu thực hiện cải tạo và sắp xếp công thương nghiệp tư doanh ở miền Nam. Mặc dù vậy, khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1976-1980), thành tựu phát triển kinh tế đạt được chưa tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra, nền kinh tế đã bị mất cân đối, thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội… Chuyển sang kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1981-1985), Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách sửa đổi cơ chế quản lý, nền kinh tế tuy đã có bước phát triển khá hơn, song hệ quả của tư duy quản lý kinh tế bao cấp, trì trệ, lạc hậu… đã khiến cho khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra trầm trọng, lạm phát cao với tốc độ phi mã, nhiều doanh nghiệp nhà nước sản xuất bị đình đốn, bội chi ngân sách lớn, giá cả tăng cao, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Trong bối cảnh ấy, Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã kịp thời xác định những nguyên tắc cơ bản đổi mới phát triển đất nước, bao gồm đổi mới về kinh tế.

Đổi mới, tự chủ và hội nhập

Ông Phạm Chánh Trực - nguyên Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - chia sẻ: Quan điểm đổi mới từ Đại hội lần thứ VI của Đảng là nhìn thẳng vào sự thật, yếu kém, tiến hành đổi mới phát triển toàn diện các lĩnh vực, trong đó xác định trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đặc điểm quan trọng về đổi mới kinh tế là phát triển kinh tế nhiều thành phần, lưu thông hàng hóa tự do, hợp tác quốc tế để phát triển.

Trên cơ sở đó, hàng loạt quyết sách đã được Đảng, Chính phủ đưa ra, từng bước chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, lạc hậu, sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần, có sự điều tiết của nhà nước; hội nhập kinh tế quốc tế theo phương châm tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy tối đa nội lực, bảo đảm độc lập và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia...

0857-anh-2
Xuất khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Với các chính sách thích hợp được đưa ra, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển và tăng trưởng cao thuộc top đầu trên thế giới. GDP tăng trưởng bình quân đạt gần 7%/năm. Đến nay, quy mô GDP đã tăng gấp hàng chục lần, xuất khẩu tăng gấp hơn 200 lần… so với thời điểm khi nền kinh tế bắt đầu chuyển đổi; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo.

Ở góc độ hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó bao gồm hầu hết đối tác là các nước lớn có nền kinh tế quy mô lớn và trình độ phát triển cao. Việt Nam tự tin có độ mở cửa nền kinh tế thuộc diện cao nhất thế giới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn gấp hơn 2 lần quy mô GDP (đạt trên 500 tỷ USD năm 2019); ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương, trong đó có những FTA thế hệ mới có chất lượng và mức độ cam kết mở cửa thị trường rất cao.

Nhìn lại chặng đường phát triển đất nước 75 năm qua, đặc biệt là những thành tựu trong giai đoạn đổi mới, tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chûa bao giúâ nûúác ta coá àûúåc cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày nay. Công cuộc đổi mới đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo, kết cấu hạ tầng kinh tế lạc hậu, trình độ thấp, trở thành một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình trên thế giới; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, độc lập, chủ quyền được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao…

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường và thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.
Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang lưu trữ tài liệu số được thực hiện theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử...
Thủ tướng Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Thủ tướng Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng nhấn mạnh, thanh niên phải là lực lượng xung kích, nòng cốt, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.
Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Sáng 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục quán triệt nguyên tắc, đối với những vấn đề đã chín, đã rõ, có sự thống nhất cao thì quy định vào luật.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Liên quan đến tiến độ đường dây 500 kV mạch 3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nêu 3 nguyên nhân ảnh hưởng dự án và đề nghị thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn 26/3

Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn 26/3

Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam

Quyền Chủ tịch nước nhắn gửi các doanh nhân trẻ cần xác định vai trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, tiên phong trong phát triển kinh tế
Thủ tướng: Các dự án luật phải xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính

Thủ tướng: Các dự án luật phải xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu công tác xây dựng pháp luật phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh tham nhũng, tiêu cực.
Phê duyệt Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Phê duyệt Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Mới đây, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã phê duyệt Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương năm 2024.
Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Phần Lan ở Đông Nam Á

Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Phần Lan ở Đông Nam Á

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho khẳng định, hiện Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Phần Lan ở khu vực Đông Nam Á.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động