Kinh tế Việt Nam 2022 - 2023: Thách thức vẫn lớn
Thời sự Thứ năm, 19/05/2022 - 13:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
4 tháng đầu năm, dù tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, nhưng nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực. Cụ thể, tăng trưởng GDP quý I/2022 ước đạt 5,03% so với cùng kỳ; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,1%; các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được đảm bảo... Số doanh nghiệp thành lập mới cũng như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 4 tháng đều tăng, đang tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2022.
Dù nhiều ngành kinh tế đã có sự phục hồi mạnh từ những tháng đầu năm 2022, nhưng cần nhìn nhận thực tế là khó khăn, thách thức vẫn lớn khi đại dịch Covid-19 chưa kết thúc...
![]() |
Ảnh minh họa |
Chia sẻ tại Diễn đàn "Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính", diễn ra mới đây, giới chuyên gia có chung nhận định, kết quả này có được là do Chính phủ đã chủ động chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Francois Painchaud - Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam và Lào - chia sẻ: Các chính sách kinh tế vĩ mô đã giúp giảm bớt tác động của đại dịch Covid-19. Đặc biệt, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ được thực hiện một cách thích hợp, kịp thời để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng chung.
Dù đã có những dự báo lạc quan, song theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, cần nhìn nhận thực tế là khó khăn, thách thức đang ngày càng lớn khi đại dịch Covid-19 chưa kết thúc trong bối cảnh bức tranh kinh tế, chính trị quốc tế đang có những biến động lớn. Do đó, công tác dự báo về triển vọng kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế ngành cần được cập nhật dựa trên những phân tích khoa học, chuyên sâu và đa chiều.
Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh hơn, với tăng trưởng dự kiến 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023, nhưng lạm phát cũng có thể sẽ tăng trong ngắn hạn. Do vậy, ông Francois Painchaud kiến nghị, chính sách tài khóa của Việt Nam nên đi đầu trong việc hỗ trợ chính sách, đặc biệt nếu rủi ro suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực. Đồng thời, Việt Nam cần hiện đại hóa chính sách tiền tệ và chấm dứt quy định cho phép cơ cấu nợ nhưng giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời với việc tăng cường giám sát tài chính.
Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 đạt 5,3%, sau đó sẽ ổn định trở lại quanh mức 6,5%. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám

Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kazakhstan

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý hạn chế, bất cập trong triển khai chính sách phát triển kinh tế

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hồng Kông (Trung Quốc) 2022
Tin cùng chuyên mục

Phân định rõ trách nhiệm, tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực họp Phiên 22: Nhiều vụ án được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra và đưa ra xét xử

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là “đại sứ kinh tế” của Việt Nam ở nước ngoài

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi mở nhiều giải pháp để khai thác tốt hơn thị trường Châu Á - Châu Phi

Thủ tướng: Tập đoàn Viettel phải luôn đổi mới, sáng tạo, đột phá, tích cực đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bảo vệ Tổ quốc là tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Phòng thủ dân sự

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Viettel

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung của hợp đồng dầu khí là phù hợp

Luật Dầu khí (sửa đổi): Các quy định về hợp đồng dầu khí đã được rà soát, hoàn thiện

Sáng 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn

Chủ tịch nước dự khai trương trung tâm dữ liệu hiện đại hàng đầu Việt Nam

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

Các quỹ đầu tư, doanh nghiệp Qatar sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2022

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chiều 15/8, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương kỷ niệm 53 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đọc nhiều

Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc với Tập đoàn THACO: Cần tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, gia tăng thương hiệu quốc gia
