Kinh tế Việt Nam 2021: Sức bật từ nội lực và ngoại lực

Bối cảnh thế giới 2021 vẫn tiềm ẩn rất nhiều bất trắc từ Covid-19 cũng như các mối căng thẳng thương mại. Do đó, động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 sẽ đến từ phục hồi sức mua thị trường nội địa, đầu tư tư nhân và xuất khẩu thông qua khai thác các Hiệp định thương mại tự do.

Sức bật từ nội lực

Thông tin tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên - năm 2021, diễn ra ngày 11/1, ông Nguyễn Xuân Thành - Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết: Năm 2021 các nền kinh tế chính yếu được dự báo sẽ tăng trưởng dương, hồi phục nhất định, lấy lại những suy giảm của năm 2020. Kịch bản lạc quan này được dựa vào nền tảng Covid-19 rồi sẽ qua đi vì hiện tại nhiều nước đã phân phối vaccine.

Kinh tế Việt Nam 2021: Sức bật từ nội lực và ngoại lực
Xuất khẩu gỗ là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 2020

Với Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2021 là 6,5%. Kỳ vọng này nằm trên yếu tố ổn định vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì. Điểm sáng của năm 2021 để chúng ta có thể nghĩ đến kịch bản kinh tế lạc quan gồm: Ổn định vĩ mô và hỗ trợ kinh tế; Phục hồi đầu tư doanh nghiệp tư nhân và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; Sự nối lại của dòng vốn đầu tư nước ngoài; Phục hồi sức mua trong nước và cuối cùng động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 là xuất khẩu.

Trong đó, ở khía cạnh nội lực, ông Nguyễn Bích Lâm, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chỉ ra, trong giai đoạn vừa qua, điều hành chính sách của Việt Nam đã giữ được ổn định vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát. Thêm vào đó nội lực vốn công nghệ, tri thức kinh doanh, năng lực nội tại cũng rất lớn. Đó là chưa kể tính đồng lòng, chung sức của cộng đồng người dân Việt Nam trong bối cảnh đất nước khó khăn. Đây là những nội dung để phát triển trong thời gian tới.

Ở khía cạnh thị trường trong nước năm 2020 vừa qua khi việc xuất khẩu các ngành hàng nông nghiệp bị gián đoạn thì thị trường trong nước đã chứng minh tầm quan trọng và trở thành trụ đỡ giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Do đó, trong năm 2021 sự phục hồi của thị trường trong nước rất quan trọng. TS. Đặng Hoàng Hải Anh - Chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng thế giới tại Mỹ chia sẻ rằng sức cầu nội địa là mấu chốt phát triển. Và Việt Nam hoàn toàn có thể thúc đẩy bởi châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có lợi thế là trong dân chúng tồn tại luồng vốn lớn, khác với mô hình phát triển của Tây Âu do người dân tiết kiệm thấp, tiền bỏ vào các quỹ hưu trí.

Kinh tế Việt Nam 2021: Sức bật từ nội lực và ngoại lực
Các diễn giả chia sẻ góc nhìn về bức tranh kinh tế 2021

Khai thác tối đa lợi thế các FTA

Cùng với thị trường nội địa, trong bối cảnh kinh doanh mới của năm 2021, bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng cố vấn Harvard Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khẳng định: 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) được sở hữu sẽ giúp Việt Nam giữ vị trí thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Singapore về số lượng FTA thực chất và hiệu quả. “Tương tự như bàn tay, có ngón dài ngón ngắn. FTA có cái dùng cho hàng Việt chất lượng xa xỉ tới các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao, tiêu chí chặt. FTA có cái dùng cho hàng Việt chất lượng chưa phải là tốt nhất nhưng được đánh giá là “phù hợp” với các thị trường đông dân chưa đòi hỏi tiêu chí quá ngặt nghèo. Vấn đề là doanh nghiệp sử dụng phương tiện gì, năng lượng gì để có thể tối ưu hóa được lợi ích từ các FTA mà Chính phủ đã dụng công đàm phán. Theo tôi điều đó phụ thuộc vào chất lượng của chính các doanh nghiệp Việt Nam”- bà Thùy nêu quan điểm.

Cũng liên quan đến nội dung này, ông Nguyễn Trọng Phi - Chủ tịch Giovanni Group nhận định: Với những hiệp định FTAs mới, ngành dệt may, da giày Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để bứt phát trong năm 2021. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nhìn nhận lại chiến lược phát triển, đặc biệt là vị trí của Việt Nam trên chuỗi giá trị toàn cầu của ngành. Theo ông Phi, để tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm, thay vì tập trung sản xuất sản phẩm ở phân khúc có giá trị thấp, việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và định vị thương hiệu Việt Nam được xem là mục tiêu mà ngành dệt may, da giày cần hướng tới.

“Chiến lược phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp và của cả ngành dệt may, da giày Việt Nam sẽ đặc biệt thuận lợi khi EVFTA, RCEP cho phép chúng ta hưởng ưu đãi với những nguồn nguyên phụ liệu chất lượng cao từ Châu Âu hay Nhật Bản, Úc để tạo ra những sản phẩm thời trang cao cấp. Đây là cách Giovanni đã làm trong 15 năm qua. Mô hình này kết hợp với việc trang bị khả năng thích ứng nhanh, thay đổi phù hợp với những biến động bất lường của thế giới, được xem như công thức cho các doanh nghiệp ngành dệt may da giày Việt Nam trong thập niên mới của thế kỷ 21”- ông Phi chia sẻ.

Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Deloitte Việt Nam:

Năm 2020 hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã dừng, tạm dừng toàn phần, một phần là do Covid, nhưng một phần là do bản thân sức khoẻ doanh nghiệp không vượt qua ngưỡng chống đỡ. Vì vậy sức khỏe của doanh nghiệp, nhận thức và tư duy của doanh nghiệp về một thế giới mới, phù hợp với mô hình quản trị và tổ chức sản xuất mới sẽ là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thích ứng trước các biến động cũng như thực hiện thành công các mục tiêu tăng trưởng.

Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Theo dữ liệu giao dịch, giá vàng đang tăng 1% sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đạt mức 2.400 USD/ounce.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Tổng thống Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine.
Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ. Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng tiền của mình.
Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại” để thay thế cho đòn đáp trả quân sự từ phía Israel trong thời gian tới.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo không sử dụng trạm sạc điện thoại công cộng

Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo không sử dụng trạm sạc điện thoại công cộng

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo người dùng không sử dụng các trạm sạc điện thoại công cộng để tránh tiếp xúc với phần mềm độc hại, lấy cắp thông tin.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ? Nhiều cơ quan truyền thông dự đoán về sự sụp đổ.
Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel

Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel

Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel để trả đũa hành động tấn công nhằm vào Đại sứ quán Iran tại Syria vừa qua.
Chiến sự Nga-Ukraine 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận diễn biến xấu ở miền Đông

Chiến sự Nga-Ukraine 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận diễn biến xấu ở miền Đông

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận tình hình ở miền Đông diễn biến xấu.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa vào Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa vào Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 13/4/2024: Thêm thủ lĩnh Hamas thiệt mạng; Hezbollah phóng tên lửa nhằm vào Israel. Có thể có đợt tấn công mở đầu từ phía Iran.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Nga công bố các mục tiêu chính tại Ukraine; Chasov Yar đang bị công phá khi các mũi tấn công của Nga đang áp sát.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/4/2024: Tổng thống Zelensky cảnh báo phương Tây; Pháp có thể đã đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/4/2024: Tổng thống Zelensky cảnh báo phương Tây; Pháp có thể đã đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/4/2024: Tổng thống Zelensky cảnh báo phương Tây; Pháp có thể đã đưa quân tới Ukraine.
7 quốc gia phê chuẩn nâng cấp FTA ASEAN - Australia - New Zealand

7 quốc gia phê chuẩn nâng cấp FTA ASEAN - Australia - New Zealand

Việc nâng cấp AANZFTA được kỳ vọng tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tích hợp MSMEs vào chuỗi giá trị toàn cầu, kích thích áp dụng thương mại điện tử.
Doanh thu Delta Airlines đạt kỷ lục trước biến động của ngành hàng không

Doanh thu Delta Airlines đạt kỷ lục trước biến động của ngành hàng không

Mới đây, Delta Airlines báo cáo doanh thu kỷ lục trong quý I và cho biết sẽ tiếp tục duy trì kết quả này trong các quý còn lại của năm 2024.
Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Đội quân “tử vì đạo” Chechnya lại trung thành tuyệt đối với Điện Kremlin?

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Đội quân “tử vì đạo” Chechnya lại trung thành tuyệt đối với Điện Kremlin?

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Đội quân “tử vì đạo” Chechnya lại trung thành tuyệt đối với Điện Kremlin khi hai dân tộc có nhiều ràng buộc trong các cuộc chiến?
Thái Lan cần làm gì để “hồi sinh” nền kinh tế?

Thái Lan cần làm gì để “hồi sinh” nền kinh tế?

Theo chuyên gia, Thái Lan cần giải quyết vấn đề già hóa dân số để có thể quay trở lại làm một trong những đầu tàu kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/4/2024: Tướng Mỹ đánh giá lợi thế của Nga; Ukraine cân nhắc cho tù nhân nhập ngũ

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/4/2024: Tướng Mỹ đánh giá lợi thế của Nga; Ukraine cân nhắc cho tù nhân nhập ngũ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/4/2024: Tướng Mỹ đánh giá lợi thế của Nga; Ukraine cân nhắc cho tù nhân nhập ngũ.
Đề nghị Thái Lan mở cửa thị trường cho trái cây tươi Việt Nam

Đề nghị Thái Lan mở cửa thị trường cho trái cây tươi Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị phía Thái Lan đẩy nhanh tiến trình đánh giá rủi ro, cấp phép và mở cửa thị trường cho một số loại trái cây tươi.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc ấn tượng trước tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Tổng Thư ký Liên hợp quốc ấn tượng trước tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres bày tỏ ấn tượng trước đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tin tưởng Việt Nam sẽ hoàn thành những mục tiêu phát triển đề ra.
Đông Nam Á trở thành trụ đỡ tăng trưởng ở khu vực châu Á

Đông Nam Á trở thành trụ đỡ tăng trưởng ở khu vực châu Á

Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng trưởng 4,6% vào năm 2024 và 4,7% vào năm 2025, tăng từ mức 4,1% của năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động