OPEC sẽ giữ nguyên hạn ngạch khai thác dầu mỏ OPEC kêu gọi các nước khai thác dầu đàm phán bình ổn giá dầu |
Với việc nhập khẩu dầu thô vào EU bị loại bỏ trong sáu tháng và dầu tinh chế ngừng vào cuối năm nay, sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng cho các nền kinh tế và thị trường năng lượng toàn cầu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen. Ảnh:EP |
Hiện EU vẫn chưa có sự thống nhất về việc cấm nhập khẩu dầu Nga do có một số quốc gia thành viên không muốn tham gia lệnh cấm vận này vì phụ thuộc lớn vào nguồn dầu từ Nga. Nếu được EU chấp thuận, lệnh cấm vận sẽ theo sau Mỹ và Anh, những quốc gia đã áp đặt lệnh cấm như một phần của lệnh trừng phạt đối với Nga sau cuộc chiến ở Ukraine.
Trong trường hợp EU cấm hoàn toàn nguồn dầu từ Nga, sự thiếu hụt nguồn cung sẽ đẩy giá dầu lên và về lâu dài, dòng chảy dầu thô toàn cầu sẽ có sự chuyển hướng mạnh: Nguồn dầu của Nga sẽ hướng đến các thị trường chính và to lớn của châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. Mặt khác, Mỹ và Trung Đông sẽ là những nhà cung cấp chính cho châu Âu.
Thực tế, ước tính mỗi ngày EU vẫn đang trả cho Nga khoảng từ 400 triệu USD để nhập khẩu dầu. Chừng nào các khoản thanh toán này chưa giảm thì các lệnh trừng phạt vẫn chưa đủ quyết liệt để thể hiện thái độ của EU đối với hành động của Nga.
Cùng lúc đó, Ngoại trưởng Peter Szijjarto tuyên bố Hungary sẽ không bỏ phiếu cho bất kỳ lệnh trừng phạt nào khiến việc vận chuyển khí đốt tự nhiên hoặc dầu từ Nga đến Hungary bị ảnh hưởng. Ông còn nói rằng, nền kinh tế Hungary sẽ không thể hoạt động nếu không có dầu của Nga.Nếu lệnh cấm có hiệu lực, tác động trước mắt đối với Nga vẫn không quá lớn vì giá dầu thô toàn cầu cao hơn sẽ thúc đẩy doanh thu xuất khẩu của Nga. Xét về lâu dài, nếu Nga thành công trong việc xuất khẩu dầu thô sang thị trường châu Á thì sẽ giảm được phần nào ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt này. Ngược lại, Nga có thể trả đũa EU bằng cách chấm dứt hoàn toàn việc cung cấp khí đốt tự nhiên.
Gói trừng phạt cần được sự đồng thuận của toàn bộ 27 quốc gia thành viên trước khi có hiệu lực. Theo Hãng tin AP, Slovakia và Hungary nói rằng họ đã quá phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga và hiện không có giải pháp thay thế trong thời điểm hiện tại. Theo Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Richard Sulik, công ty lọc dầu duy nhất của nước này - Slovnaft, không thể chuyển đổi từ dầu thô của Nga sang một loại dầu khác ngay lập tức. Việc thay đổi công nghệ lọc dầu sẽ mất nhiều năm, gây ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế. “Vì vậy, chúng tôi sẽ kiên quyết yêu cầu miễn trừ lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ Nga” - Bộ trưởng Sulik nói.
Ảnh hưởng tới Nga là không quá lớn nhưng đối với thế giới, lệnh cấm hoàn toàn sẽ gây ra những hậu quả to lớn đối với nguồn cung và giá cả của các loại nhiên liệu thô và tinh chế. Từ đó có thể dẫn đến lạm phát và cuối cùng là làm lệch hướng phục hồi kinh tế sau đại dịch trên toàn thế giới.