Kinh tế thế giới đối diện nhiều sức ép để hồi phục

Giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao trên toàn thế giới. Cùng với đó là các cảng biển tắc nghẽn, chuỗi cung ứng bị gián đoạn cũng gây áp lực lên giá cả hàng hoá. Tình trạng thiếu lao động tiếp tục là một vấn đề đau đầu đối với người lao động. Các yếu tố trên đang khiến quá trình của nền kinh tế thế giới bị “trật đường ray”.

Nền kinh tế toàn cầu đang bước vào quý cuối cùng của năm 2021 với vô số những “sóng gió” đe doạ làm chậm sự phục hồi của nền kinh tế và chứng tỏ quan điểm nhẹ nhàng của các nhà hoạch định chính sách về vấn đề lạm phát là sai lầm.

Biến thể Delta lan rộng phá vỡ các kế hoạch mở cửa trở lại. Các nhà lập pháp Mỹ tranh cãi về mức trần nợ và kế hoạch chi tiêu. Trung Quốc đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng năng lượng và các ảnh hưởng đến từ việc siết chặt quản lý, trong khi rủi ro tiềm tàng về cuộc khủng hoảng của Evergrande Group vẫn còn đó.

Chi phí nhiên liệu và thực phẩm tăng cao trên toàn thế giới, kết hợp với sự tắc nghẽn trong khâu logistics, sự căng thẳng của các chuỗi cung ứng đã làm tăng áp lực lên giá cả. Tình trạng thiếu lao động tiếp tục xảy ra với một số doanh nghiệp.

Mặc dù quá trình mở cửa trở lại vẫn đang được thực hiện, bối cảnh hiện nay đang làm dấy lên lo ngại về sự kết hợp giữa tăng trưởng yếu và lạm phát nhanh trong thời gian sắp tới. Điều này có nguy cơ gây ảnh hưởng tới nỗ lực của các ngân hàng trung ương khi họ muốn kích thích tăng trưởng mà không gây xáo trộn thị trường.

"Những kỳ vọng về một lối thoát nhanh chóng khỏi đại dịch đã thay đổi" - Frederic Neumann, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC Holdings tại Hong Kong cho biết - "Sự phục hồi hoàn toàn sẽ được tính bằng năm, không phải bằng quý như những dự báo trước."

Kinh tế thế giới đối diện nhiều sức ép để hồi phục

Một cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng

Thiếu hụt năng lượng trên diện rộng tại Trung Quốc buộc các nhà máy phải hạn chế sản xuất và khiến các nhà kinh tế phải cắt giảm dự báo tăng trưởng. Trang tài chính Bloomberg Economics cho rằng tình trạng thiếu điện sẽ là đòn giáng mạnh lên quá trình mở cửa trở lại với kinh tế Trung Quốc.

Các khu vực bị ảnh hưởng đang bao phủ hai phần ba nền kinh tế nước này, bao gồm năm tỉnh đứng đầu về tổng sản phẩm quốc nội - Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông, Chiết Giang và Hà Nam. Một trong những dấu hiệu mở đầu về cuộc khủng hoảng sắp xảy ra là hoạt động sản xuất trong tháng 9 đã giảm lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Cuộc khủng hoảng năng lượng cộng thêm cuộc khủng hoảng từ tập đoàn bất động sản Evergrande – quả bom nợ năng nhất thế giới có thể gây ra sự suy thoái trong lĩnh vực nhà ở đang gây áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc. Việc Bắc Kinh thúc đẩy các quy định chặt chẽ hơn đối với các ngành công nghiệp, bao gồm cả công nghệ, cũng đang khiến các nhà đầu tư lo lắng.

Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc không chỉ gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nước này mà còn khiến giá cả thực phẩm leo thang bởi khủng hoảng năng lượng có nghĩa nước này đang phải trải qua một mùa thu hoạch khó khăn từ ngô, đậu nành đến lạc và bông.

Trong năm qua, Bắc Kinh đã nhập khẩu một lượng nông sản kỷ lục do tình trạng thiếu hụt trong nước, khiến giá cả và chi phí lương thực toàn cầu lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, chỉ số giá lương thực thế giới đã tăng 33% trong vòng 12 tháng qua. Đồng thời, giá nhiên liệu năng lượng như khí đốt, than và điện cũng đang đạt kỷ lục.

Giá dầu vượt mốc 80 USD mỗi thùng lần đầu tiên sau ba năm, còn giá khí đốt tự nhiên đang ở mức đắt nhất trong 7 năm. Theo ông Patrick Pouyanne - Giám đốc điều hành của TotalEnergies SE – tập đoàn năng lượng quốc tế cho biết, cuộc khủng hoảng khí đốt đang ảnh hưởng đến châu Âu có thể sẽ kéo dài cả mùa đông.

Cuộc khủng hoảng về giá năng lượng thậm chí có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian tới. Các chuyên gia phân tích tài chính tại Mỹ dự báo giá dầu có khả năng đạt 100 USD và điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Sức ép lên chuỗi cung ứng

Khi mùa đông đến, biến thể Delta có thể sẽ lây lan rộng hơn và ảnh hưởng đến các ngả đường quan trọng trong thương mại quốc tế từ các cảng ở Thượng Hải và Los Angeles, đến hệ thống đường sắt ở Chicago và các nhà kho ở Anh.

Các nhà bán lẻ, bao gồm Costco Wholesale tại Mỹ, đang đặt hàng mọi thứ có thể để đảm bảo các kệ hàng của họ luôn có hàng, đặc biệt dịp lễ mua sắm cuối năm đang đến gần.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng các bộ phận quan trọng như chất bán dẫn, hóa chất và thủy tinh.

Dubai’s DP World, một trong những nhà khai thác cảng biển lớn nhất thế giới, dự báo sự tắc nghẽn tại các cảng biển sẽ làm ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu trong ít nhất hai năm tới.

Ngoài ra, sự thiếu hụt lao động trong một số ngành công nghiệp cũng đang trở thành nỗi lo với nhiều công ty.

Những vấn đề còn xuất phát từ chính sách kinh tế của Mỹ, đầu tàu cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Theo đó, nếu Nghị viện không nâng giới hạn vay nợ trước thời hạn đó, Chính phủ nước này có nguy cơ rơi vào cảnh vỡ nợ, gây mất mát hàng triệu công việc, đứt đoạn các chương trình phúc lợi, và chao đảo thị trường tài chính.

Trên toàn cầu, dư địa hỗ trợ chính sách tài khóa cũng đang thu hẹp dần sau khi các chính phủ gánh khoản nợ lớn nhất kể từ những năm 1970.

Hiện tại, Chủ tịch Fed (Mỹ) và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde đều đang bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng lạm phát sẽ giảm bớt. Nhưng các nhà kinh tế đang đặt câu hỏi về thời điểm nào thì lạm phát sẽ trở thành một vấn đề của dài hạn.

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế thế giới

Tin mới nhất

Thị trường phát hành trái phiếu cấp cao của Mỹ chao đảo

Thị trường phát hành trái phiếu cấp cao của Mỹ chao đảo

Chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến việc phát hành trái phiếu đầu tư tại Mỹ tạm dừng đột ngột trong tuần này.
Lộ diện

Lộ diện 'sát thủ diệt tăng' hiệu quả nhất của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/4: Hoa Kỳ nhận diện “sát thủ diệt tăng” hiệu quả nhất của Nga là dòng tên lửa Kornet với hiệu quả thực chiến được chứng minh.
Stablecoin mang lại lợi ích cho hệ thống thanh toán của Mỹ?

Stablecoin mang lại lợi ích cho hệ thống thanh toán của Mỹ?

Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Christopher Waller, cho biết hôm 4/4 rằng, stablecoin có vai trò tốt đối với hệ thống thanh toán của Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/4: Nga rải bom nhấn chìm Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/4: Nga rải bom nhấn chìm Kharkov

Nga trút bão lửa vào Krivoy Rog; Ukraine đánh bại đợt tấn công UAV Nga;... là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/4.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 5/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 5/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Nga siết vây Kursk, lính Ukraine tháo chạy về phòng thủ; UAV Ukraine bị bắn hạ gần thủ đô Nga...là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 5/4.

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” bất khả chiến bại của Nga

Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” bất khả chiến bại của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 5/4: Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” của Nga là xe tăng T-72. Sau 50 năm ra đời, xe tăng chiến đấu này vẫn đang phục vụ.
Thuế quan kích hoạt mức giảm giá dầu lớn nhất từ năm 2021

Thuế quan kích hoạt mức giảm giá dầu lớn nhất từ năm 2021

Giá dầu giảm mạnh trong tuần này do sự kết hợp của thuế nhập khẩu rộng rãi của Mỹ và việc tăng cung bất ngờ của OPEC+.
Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Nhiều quốc gia đã chủ động “làm chủ cánh buồm” giữa bão thương mại toàn cầu. Việt Nam cần chọn hướng đi để không trôi theo sóng, mà dẫn dắt dòng chảy mới.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/4: Lính Ukraine bỏ chạy ở Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/4: Lính Ukraine bỏ chạy ở Toretsk

Lực lượng Ukraine tháo chạy khỏi Toretsk; Nga đục thủng phòng tuyến Ukraine tại Kamenskoye... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 4/4.
Anh khó sở hữu

Anh khó sở hữu 'đối trọng' của siêu tăng T-14 Armata

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 4/4: Anh khó có thể sớm sở hữu 'đối trọng' của xe tăng Armata khi nguồn lực phân bổ cho chương trình phát triển không đầy đủ.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/4: Lính Ukraine bỏ trốn ở Konstantinovka

Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/4: Lính Ukraine bỏ trốn ở Konstantinovka

Nga siết vây Konstantinovka, lính Ukraine tháo chạy; Nga dội hỏa lực xuống Zaporizhia... là những thông tin có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 3/4.
Tiền ảo Pi Network: Ảo đến mức nào?

Tiền ảo Pi Network: Ảo đến mức nào?

Pi Network là một trong những đồng tiền ảo mới được chú ý nhất trong thời gian gần đây. Pi Network mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư hay tiềm ẩn rủi ro?
Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Ngay sau khi Hoa Kỳ ra Sắc lệnh thuế đối ứng với các đối tác thương mại, phía Malaysia ngay lập tức đã lên tiếng, khẳng định không trả đũa thuế quan.
Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/4: Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa; Nga phát triển hệ thống chế áp quang điện tử tích hợp phương tiện chiến đấu.
Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Nhiều quốc gia đã vượt “siêu bão” thương mại nhờ bản lĩnh chính sách và nội lực công nghệ. Đó có lẽ cũng gợi mở nhiều bài học lớn cho Việt Nam hôm nay.
Nhật Bản: Động đất 6,2 độ, hàng triệu người cảm nhận rung chấn

Nhật Bản: Động đất 6,2 độ, hàng triệu người cảm nhận rung chấn

Một trận động đất 6,2 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực cách Nishinoomote, Nhật Bản 54 km về phía đông bắc vào lúc 14:03:57 GMT ngày 2/4.
Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 (giờ Mỹ) cho biết sẽ áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Donetsk

Lính Ukraine rút chạy khỏi nam Donetsk; Kamenskoye bị cô lập... là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối ngày 2/4.
Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/4: Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm UAV in 3D, khi các thử nghiệm loại vũ khí sản xuất hàng loạt mới cho thấy tốc độ và hiệu quả.
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Cam kết đạt 500 GW công suất năng lượng không dùng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030, Ấn Độ đang nổi lên như một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Chiến sự Nga - Ukraine: Liệu có thể kết thúc trong năm 2025?

Chiến sự Nga - Ukraine: Liệu có thể kết thúc trong năm 2025?

Chiến sự Nga - Ukraine đã kéo dài hơn ba năm, để lại những tổn thất nghiêm trọng về người và của, đồng thời làm rung chuyển cán cân quyền lực trên toàn cầu.
Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Cả sân bay Long Thành (Việt Nam) và sân bay Changi (Singapore) đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành hàng không và du lịch tại Đông Nam Á.
Xuất hiện nhà tiên tri động đất: Tin hay không?

Xuất hiện nhà tiên tri động đất: Tin hay không?

Gần đây, thông tin một nhà "tiên tri" từ Ấn độ đã viết trên mạng xã hội về sự cố động đất ở Myanmar đã gây xôn xao dư luận. Vậy chúng ta có nên tin không?
Mobile VerionPhiên bản di động