Kinh tế tập thể: Động lực phát triển kinh tế khu vực miền núi phía Bắc

Kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đã và đang trở thành động lực phát triển khu vực miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, để khu vực này tiếp tục đóng góp tích cực hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới thì việc đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), gắn với kết nối tiêu thụ sản phẩm đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đẩy mạnh.    

Những mô hình hiệu quả

Với 1.825 thành viên, HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng Vĩnh Lại (tỉnh Phú Thọ), hoạt động kinh doanh theo mô hình sản xuất – kinh doanh – dịch vụ tổng hợp cung cấp các dịch vụ đầu vào, làm đất, thu hoạch sản phẩm, xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên HTX và nông dân. Việc liên kết của HTX với các doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc đảm bảo tối đa lợi ích và giảm thiểu các rủi ro để hình thành chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm, mang lại tối đa lợi ích kinh tế của thành viên. Kết quả là, trong những năm gần đây, doanh thu của HTX luôn đạt từ 16-17 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng, thăng dư của HTX đạt 487 triệu đồng/năm; tổng lợi ích của thành viên đạt được là 4,2 tỷ đồng/năm, phân phối thu nhập cho các thành viên theo vốn góp và mức độ sử dụng dịch vụ đạt 18%/năm.

kinh te tap the dong luc phat trien kinh te khu vuc mien nui phia bac
Kinh tế tập thể đang là động lực phát triển kinh tế khu vực miền núi phía Bắc

Còn tại HTX Phương Nhung (tỉnh Lai Châu), được thành lập năm 2003, năm 2015 HTX tiến hành tổ chức lại theo Luật HTX 2012, với 28 thành viên và 100 lao động thường xuyên vốn kinh doanh 74 tỷ đồng, trong đó vốn góp thành viên là 17,995 tỷ đồng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, xây dựng, cho thuê máy công trình, kinh doanh vật tư nông nghiệp… Mặc dù khi mới thành lập, nhất là sau khi tổ chức lại HTX năm 2015, HTX gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, trên cơ sở quy định của Luật HTX 2012, HTX đã từng bước củng cố, mở rộng kinh doanh, thực hiện tái cơ cấu sản xuất, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh cụ thể, liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, hoạt động kinh doanh của HTX đã dần được ổn định, doanh thu năm 2018 đạt trên 60 tỷ đồng, thặng dư của HTX đạt 254 triệu đồng, thu nhập bình quân của thành viên và người lao động đạt 7 triệu đồng/tháng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến hết năm 2018, khu vực trung du, miền núi phía bắc có 3.371 HTX, chiếm 24,15% số HTX trong cả nước. Trong đó, số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp, thủy sản) chiếm hơn 60%, còn lại hơn 30% hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Liên minh HTX Việt Nam đánh giá, trong mười năm qua, cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới, HTX khu vực miền núi phía Bắc đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng hoạt động. Đến nay, chỉ riêng vùng Tây Bắc đã có 94 mô hình HTX kiểu mới sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, trong đó nhiều HTX kiểu mới không chỉ tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu, một số HTX đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp

Bên cạnh kết quả đạt được, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) – cho hay, mặc dù số lượng các HTX tăng, chất lượng hoạt động được nâng lên, song chưa bền vững. Tỷ lệ HTX hoạt động tốt, khá chỉ đạt 31,19% (thấp hơn so với bình quân cả nước), rất ít HTX có thương hiệu sản phẩm. Công tác tổ chức, quản lý điều hành HTX kiểu mới chưa bắt kịp những thay đổi của thị trường. Tình trạng thiếu vốn lưu động dẫn đến hầu hết các HTX không thể mở rộng được quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho thành viên hạn chế. Năng lực tiếp cận thị trường của nhiều HTX còn yếu. Hiệu quả hoạt động của nhiều HTX còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế sẵn có. HTX thiếu chủ động liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Nguyên nhân do, khu vực miền núi phía Bắc là khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn nhất trong cả nước, đây là những rào cản lớn đối với việc phát triển HTX kiểu mới theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Chính sách hỗ trợ phát triển HTX còn bất cập, thiếu đồng bộ, không được hướng dẫn, phổ biến kịp thời.

Ðể nâng cao hiệu quả HTX của vùng trung du miền núi phía Bắc, ông Lê Đức Thịnh kiến nghị, nhà nước cần kịp thời bổ sung cơ chế, chính sách mới thay thế những chính sách chưa thật sự hiệu quả, các dịch vụ công yếu kém cản trở HTX phát triển.

Liên minh HTX Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Liên minh HTX Việt Nam triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và xúc tiến thương mại biên giới nói riêng cho các HTX, liên hiệp HTX cho các HTX khu vực miền núi phía Bắc. Các bộ ngành tập trung nguồn lực hỗ trợ các HTX kiểu mới theo hướng tái cơ cấu sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc đẩy mạnh chương trình OCOP. Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm, đảm bảo chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc, xây dựng các sản phẩm có tính xã hội. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ về đầu ra cho sản phẩm, áp dụng khoa học công nghệ, phương án sản xuất, giúp các HTX chủ động tiếp cận thông tin thị trường để đảm bảo sản xuất và đầu ra cho sản phẩm…

Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2020 toàn vùng trung du miền núi phía Bắc có trên 3.900 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hiệu quả. Trong đó có 400 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 30% số HTX nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhiều địa phương đang đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, huy động sức dân và doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Chuyển đổi số:

Chuyển đổi số: 'Cánh tay nối dài' văn hoá nông thôn

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã trở thành một “cánh tay nối dài” hữu hiệu, giúp cộng đồng lan toả những giá trị văn hoá nông thôn đặc trưng.
Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Bằng bàn tay, khối óc và trái tim nhiệt huyết, tuổi trẻ in đậm dấu ấn trên hành trình đổi mới nông thôn, vun đắp tương lai cho vùng đất còn nhiều gian khó.
Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn Thanh niên Việt Nam tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, mang lại những mô hình sáng tạo và giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người dân.

Tin cùng chuyên mục

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Thúc đẩy văn hóa đọc ở nông thôn là bước đi chiến lược xây nền tri thức vững chắc, góp phần phát triển nông thôn mới.
Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Không tiếng cuốc xới, không mùi phân chuồng, chỉ có những ống dẫn nước lặng lẽ nuôi lớn từng luống rau sạch bằng hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho các địa phương.
Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có những sửa đổi cho phù hợp.
Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Kinh tế tuần hoàn mở hướng đi bền vững cho nông thôn mới, đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp xanh – sạch.
Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt kế hoạch 2024, Bình Điền đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định 2025 – Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông
Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách xã hội đang trở thành đòn bẩy trong việc phát triển mô hình nông thôn mới, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế.
Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Nhiều em học sinh nông thôn đang tạo dấu ấn với những sáng kiến công nghệ thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế địa phương.
Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh không còn là khái niệm xa vời khi công nghệ đã hiện diện trong quản lý, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân nông thôn.
Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Người dân Gia Lai đang viết tiếp hành trình đưa nông sản bản địa chạm tay thị trường trong và ngoài nước nhờ thay đổi tư duy trong thời đại chuyển đổi số.
Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Làn sóng cán bộ trẻ về nông thôn đang tạo ra thay đổi tích cực và chứng kiến hành trình vượt qua thử thách của những "ngọn lửa" nhiệt huyết.
Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Hle Hlang hôm nay đã khoác lên mình diện mạo mới và đằng sau đổi thay ấy là dấu ấn của những người đã âm thầm truyền lửa cho phong trào nông thôn mới.
Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Phụ nữ ngày càng giữ vai trò trung tâm trong xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Bình Điền 50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Bình Điền 50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Công ty CP Phân bón Bình Điền- thương hiệu Đầu Trâu được vinh danh Doanh nghiệp tiêu biểu TP. HCM 2025 nhờ đóng góp cho kinh tế , nông nghiệp và cộng đồng
‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội

‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội

Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần nâng cao giá trị làng nghề, phát triển du lịch nông thôn địa phương.
Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Canh tác lúa thâm canh đang gặp thách thức lớn: rơm rạ sau thu hoạch tồn đọng trên đồng ruộng, vùi lấp xuống chưa kịp phân hủy gây hiện tượng “ngộ độc hữu cơ"
Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường và sẽ được nhân rộng sau 1 năm triển khai thực hiện thí điểm.
Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa bền vững, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường
Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Việt Nam đang chuyển đổi mô hình canh tác cà phê, hồ tiêu theo hướng bền vững, thích ứng với những thay đổi lớn trên thị trường xuất khẩu.
Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Trồng nho công nghệ cao tại Đồng Du đã mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng hướng đi lâu dài để phát triển sản phẩm vẫn chưa tốt, đặc biệt trong khâu tiêu thụ.
Mobile VerionPhiên bản di động