Kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng năm 2022

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 dự báo sẽ đạt mức cao, trong đó kinh tế số được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ trở thành động lực tăng trưởng trong năm nay.

Năm 2021 đã khép lại với rất nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng kinh tế quý III/2021 rơi xuống mức âm trên 6%. Tuy vậy, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chuyển hướng trong chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ thông qua Nghị quyết 128/NQ-CP về ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã giúp nền kinh tế mở cửa trở lại, tăng trưởng GDP quý IV/2021 đã “đảo chiều”, đạt mức dương 5,22%, đưa tăng trưởng GDP cả năm đạt mức 2,58%.

Mức tăng trưởng GDP cả năm 2021 đạt 2,58%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ, nhưng khẳng định với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn cho rằng, đây là mức tăng trưởng khá tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4/2021, nhiều biện pháp nhằm phòng, chống dịch bệnh được kiểm soát nghiêm ngặt trên phạm vi cả nước, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động lưu thông hàng hóa và triển khai các dự án đầu tư công.

“Đặc biệt với mức tăng trưởng 2,58% trong năm 2021, Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng dương trong 2 năm Covid-19 (2020 và 2021), đây là điều chúng ta đáng để tự hào”- chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thông tin thêm.

Kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng năm 2022
Hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho kinh tế số phát triển

Năm 2022, tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của những biến chủng mới, điều này sẽ tiếp tục tạo ra những thách thức cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay. Tuy vậy, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh vẫn tin rằng, với kinh nghiệm phòng, chống dịch đã có từ năm 2 năm ( 2020 và 2021), cộng với tốc độ phủ vắc xin phòng Covid-19 ở mức cao, nền kinh tế Việt Nam lại có độ mở tương đối lớn đối với các nền kinh tế khu vực và thế giới, đây là cơ hội để Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tuy vậy, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh và kinh tế thế giới, để đạt được mức tăng trưởng cao trong năm 2022 như mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6-6,5%, Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế số, chuyển đổi số. Trên thực tế, những năm qua Việt Nam đã kết nối được sâu rộng với nền kinh tế của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Việt Nam cũng đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu mà không phải phụ thuộc nhiều vào một nền kinh tế duy nhất, song nếu muốn kết nối với kinh tế toàn cầu một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thì kinh tế số, chuyển đổi số chính là giải pháp hữu hiệu nhất và hiệu quả nhất.

Để phát triển được kinh tế số, bên cạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách về chuyển đổi số, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, Việt Nam cũng cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực cho khu vực doanh nghiệp, trong đó, bao gồm cả những hộ kinh doanh cá thể, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận với công nghệ, cùng với đó hình thành kho dữ liệu phục vụ cho kinh tế số, chuyển đổi số.

Kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng năm 2022
Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025

Nhằm thể hiện nỗ lực và quyết tâm thúc đẩy kinh tế số phát triển, Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0)” nhấn mạnh, cần chủ động tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0. Cùng với đó, Kết luận số 77-KL/TW, ngày 29/5/2020, của Bộ Chính trị “Về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19” nhấn mạnh, yêu cầu tiếp cận các hình thức sản xuất, kinh doanh hiện đại, hiệu quả, tăng cường năng lực doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị mới.

Tuy vậy, để phát triển mạnh mẽ kinh tế số trong năm 2022 và những năm tiếp theo, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng, cần thực hiện một số giải pháp, bao gồm: Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của kinh tế số trong nền kinh tế; hoàn thiện cơ sở pháp lý để xây dựng việc đo lường các chỉ tiêu kinh tế số, đặc biệt là chỉ tiêu “tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP”; tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để tăng cường kết nối, chia sẻ. Trong đó, để tăng nhận thức về phát triển kinh tế số, cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận của xã hội về kinh tế số. Cần trang bị kiến thức thực tiễn để xã hội, doanh nghiệp và người dân nắm rõ tầm quan trọng và xu hướng phát triển kinh tế số hiện nay. Từ đó, chuyển biến tư duy lãnh đạo quản lý và điều hành kinh tế - xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, để người dân, doanh nghiệp nắm rõ được bản chất, ý nghĩa, vai trò của kinh tế số đối với tăng trưởng kinh tế.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định mục tiêu, đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giấc mơ 100.000 USD xa dần với Bitcoin

Giấc mơ 100.000 USD xa dần với Bitcoin

Những dự đoán lạc quan về việc chinh phục mốc lịch sử 100.000 USD của Bitcoin đã trở nên xa vời, khi đồng tiền số này đột ngột lao dốc, giảm xuống vùng 90.000.
Giải chạy Marathon quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?

Giải chạy Marathon quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?

Giải Marathon quốc tế TP.HCM Techcombank đã trở thành giải chạy với nhiều kỷ lục và những giá trị tích cực sau 6 năm tổ chức.
Lợi nhuận bứt phá của FPT Shop khiến giới phân tích tăng dự phóng thêm 50%

Lợi nhuận bứt phá của FPT Shop khiến giới phân tích tăng dự phóng thêm 50%

Với màn thể hiện ấn tượng của FPT Retail nói chung và FPT Shop nói riêng, ACBS vừa tăng dự phóng lợi nhuận trước thuế thêm 50%, lên 530 tỷ đồng trong năm 2024.
Công ty Du lịch Thành Thành Công ‘hút

Công ty Du lịch Thành Thành Công ‘hút' 500 tỷ đồng trái phiếu

Công ty CP Du lịch Thành Thành Công - TTC Hospitality (Mã CK: VNG) vừa phát hành thành công lô trái phiếu VNGB2427001 với giá trị 500 tỷ đồng.
MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

MB và KiotViet hợp tác cung cấp gói giải pháp toàn diện giúp các chủ hộ kinh doanh giải quyết nỗi lo về vốn và vận hành trong giai đoạn cuối năm 2024- đầu 2025.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu HVN

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đang là tâm điểm thu hút dòng vốn từ nhà đầu tư, hoàn toàn phù hợp với những thành tựu và nỗ lực mà họ đã và đang thực hiện.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): chi trả hơn 745 tỷ đồng cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): chi trả hơn 745 tỷ đồng cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024

Tập đoàn Bảo Việt (BVH) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 (soát xét) với hiệu quả kinh doanh toàn Tập đoàn tăng trưởng khả quan.
Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ‘nóng’

Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ‘nóng’

Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Khi nền kinh tế được phục hồi và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, kỳ vọng bước sang năm 2025 các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ.
Đề xuất hỗ trợ các dự án

Đề xuất hỗ trợ các dự án 'nâu' tiếp cận tài chính xanh để chuyển đổi sang dự án 'xanh'

Tài chính xanh là yếu tố quan trọng để hướng tới mục tiêu Net Zero. Trong đó, có sử dụng tài chính xanh để doanh nghiệp chuyển dự án 'nâu' sang dự án 'xanh'.
Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

Theo kế hoạch đã công bố, nhiều ngân hàng như: VietBank, LPBank, HDBank,... sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao trong thời gian tới.

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã phát hành thành công 99,65% số lượng cổ phiếu chào bán cho các nhà đầu tư trong nước, thu về hơn 6.178 tỷ đồng.
Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam".
Tổng thuật: Tọa đàm

Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam".
Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Chiều 26/11, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp nhằm đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia.
Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ  cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng biểu dương và ghi nhận thành tích mà các thế hệ lãnh đạo, người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đạt được 25 năm qua
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Sáng ngày 27/11, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam".
Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Kết phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau công bố tin bà Nguyễn Thị Như Loan – nguyên Tổng giám đốc công ty được tại ngoại.
Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Với xu hướng phát triển kinh tế xanh, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu Net Zero bằng cách kết hợp công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và thúc đẩy tài chính xanh
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nuôi dưỡng được nguồn thu.
Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu về cải cách thuế thu nhập cá nhân.
LPBank ra mắt giải pháp ưu việt

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) chính thức ra mắt tính năng mới “Sinh lời Lộc Phát” trên ứng dụng LPBank.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Đầu tư bền vững cho tương lai cũng như cách đánh bắt các con cá trưởng thành, để lại các con cá nhỏ để chúng sinh trưởng và phát triển.
Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng, bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024 (khoảng 8-10 tỷ USD).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động