Thứ tư 06/11/2024 00:41

Kinh tế Hà Nội 6 tháng đầu năm: Duy trì đà tăng trưởng

Dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành Công Thương Hà Nội trong nửa đầu năm 2021 đều đạt mức tăng trưởng khá, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của thành phố.

Nhiều điểm sáng

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa 6 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố đạt 7.164 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm trước, một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch XK tăng trong 6 tháng đầu năm nhờ hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) như: Điện thoại và linh kiện đạt 177 triệu USD, tăng gấp 2 lần; giày dép 176 triệu USD, tăng 47,7%; gỗ và sản phẩm từ gỗ 313 triệu USD, tăng 22,3%; máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt 885 triệu USD, tăng 16,8%...

Nguồn cung hàng hóa được đảm bảo

Cũng trong 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,7%; tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ đạt 1.482,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,14% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, với phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ, phục vụ tại chỗ” và 3 sẵn sàng “Chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương”, lượng hàng hóa 17 nhóm thiết yếu trong thời điểm có dịch tăng gấp 3 lần so với tháng thường. Theo đó, dự kiến lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng.

Hà Nội cũng đã xây dựng kịch bản 3 cấp độ theo các mức độ lây lan của dịch với tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại khu vực cách ly, phong tỏa theo cấp độ. Cụ thể: Cấp độ 1 từ 20 ca nhiễm - dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh trở lên 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 từ 1.000 - 3.000 trường hợp mắc 1.048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 từ trên 3.000 - 30.000 trường hợp mắc 5.359,05 tỷ đồng. Đến nay, 100% UBND các quận, huyện, thị xã đã xây dựng đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ứng phó với dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ dự trữ hàng hóa đã chuẩn bị lượng hàng hóa tăng gấp 2 - 3 lần so với bình thường. Đồng thời, tăng cường sản xuất, khai thác, dự trữ hàng hóa đầy đủ tại các kho hàng của doanh nghiệp và đặt hàng với nhà cung cấp, đảm bảo lượng hàng hóa được giao sẵn sàng phục vụ nhân dân khi cần thiết.

Ngoài ra, Hà Nội đã chủ động liên kết với 53 tỉnh, thành phố, tập trung vào khu vực phía Bắc, nắm rõ những doanh nghiệp chủ lực sản xuất hàng công nghiệp, nông sản tại các địa phương để cung cấp cho đơn vị phân phối của Hà Nội chủ động liên hệ, ký kết nguồn hàng, sẵn sàng cung cấp lượng hàng cần thiết khi Hà Nội có nhu cầu. Hiện nay, trên địa bàn thành phố, nguồn cung hàng hóa tại các hệ thống phân phối dồi dào, giá ổn định, không có tình trạng găm hàng, tăng giá trục lợi.

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng

Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù Hà Nội chịu ảnh hưởng của những đợt dịch Covid-19, nhưng với giải pháp điều hành linh hoạt, đồng bộ các kế hoạch, nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân được đảm bảo, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa. Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện liên tục, giúp ổn định tâm lý người tiêu dùng yên tâm mua sắm; tăng cường nắm bắt thị trường. Tại những thời điểm thích hợp, thành phố đã triển khai nhiều hoạt động kích cầu nội địa, đẩy mạnh kết nối cung - cầu, khuyến mại tập trung, xúc tiến thương mại... Qua đó, đã mang lại kết quả tích cực, thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán ra và tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn, góp phần tăng trưởng cho khu vực dịch vụ. Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 5,91%, cao hơn 2,92% so với cùng kỳ năm 2020.

Kiên định thực hiện “mục tiêu kép”

Nhằm góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thủ đô về các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão, ngày lễ, Tết và thời điểm dịch bệnh bất thường xảy ra…, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 160/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2021. Theo đó, đối tượng tham gia Chương trình Bình ổn là các doanh nghiệp Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố trên cả nước. Các đơn vị doanh nghiệp tham gia sẽ được xét hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh vay vốn lãi suất ưu đãi; ưu tiên đưa hàng hóa vào bếp ăn tập thể trong trường học, bệnh viện, các điểm bán hàng trên địa bàn thành phố. Hàng hóa tham gia chương trình phải bảo đảm về chất lượng, an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong điều kiện bình thường cũng như khi có biến động giá.

6 tháng cuối năm, dự báo, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp; giá một số mặt hàng đầu vào cho sản xuất có xu hướng tăng là những lực cản cho phục hồi tăng trưởng kinh tế. Để tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng GRDP năm 2021 trên 7,5%, ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã đánh giá, phân tích kỹ từng chỉ tiêu chưa đạt được của đơn vị trong 6 tháng qua để xác định rõ lộ trình, kế hoạch, giải pháp thực hiện hiệu quả trong 6 tháng còn lại. Đồng thời, chú trọng phát triển các lĩnh vực có nhiều tiềm năng, tăng trưởng tốt; xem xét thực hiện giãn, hoãn thời gian nộp thuế của các hộ kinh doanh; đơn giản các thủ tục thông quan, hỗ trợ các hoạt động logistics để thúc đẩy XK….

Triển khai nhiệm vụ của ngành Công Thương, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, từ nay đến cuối năm, Sở sẽ thường xuyên cập nhật tình hình thị trường ngoài nước, theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 và chính sách ứng phó của các quốc gia để có biện pháp thích hợp tìm kiếm thị trường đầu ra hàng hóa XK. Bên cạnh đó, điều tiết tiến độ triển khai những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo phương thức phù hợp, đảm bảo đúng kế hoạch, hiệu quả, an toàn trong điều kiện cho phép; xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh XK hàng hóa trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2022, trình UBND thành phố xem xét phê duyệt…

Ông LÊ HỒNG SƠN - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội:

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cần tham mưu cho thành phố tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, tập trung tổng hợp khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp gặp phải do đại dịch Covid-19, trên cơ sở đó, báo cáo Chính phủ giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ