Kinh nghiệm phòng chống gian lận thương mại từ đối tác nước ngoài

Các DN xuất nhập khẩu Việt Nam nên làm quen với việc dùng dịch vụ tư vấn, pháp lý..., công ty luật nước ngoài là người đồng hành trong quá trình kinh doanh.
Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cảnh báo rủi ro trong giao dịch thương mại An Giang: Tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại trên nền tảng số
Kinh nghiem phong chong gian lan thuong mai tu doi tac nuoc ngoai hinh anh 1
Bốc dỡ container tại cụm cảng Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Gian lận thương mại là hành vi dối trá, sử dụng mánh khoé, lừa đảo trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Tình trạng lừa đảo hay gian lận trong thương mại quốc tế diễn ra khá phổ biến.

Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần được trang bị đầy đủ thông tin và kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để có thể tránh các rủi ro và hoạt động thành công tại các thị trường nước ngoài, trong đó có Italy.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Rome, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italy Dương Phương Thảo nhấn mạnh rằng trên thực tế, khi gian lận, lừa đảo đã xảy ra, việc khắc phục hết sức khó khăn.

Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực xác minh đối tác và soạn thảo hợp đồng ngoại thương để hạn chế rủi ro.

Về việc xác minh đối tác, bà Dương Phương Thảo nêu rõ việc thực hiện thẩm tra xác minh đối tác có thể thực hiện qua các nguồn khác nhau như kiểm tra địa chỉ công ty qua Google 3D, kiểm tra các thông tin về hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty qua tìm kiếm trên google, mua dữ liệu từ các phòng thương mại hoặc cơ quan mà doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động kinh doanh, từ các công ty tư vấn, công ty đánh giá tín nhiệm, các công ty luật nước ngoài; nhờ các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và cơ quan Thương vụ nước ngoài tại Việt Nam, tốt nhất là sang nước ngoài tìm hiểu trực tiếp về đối tác.

Doanh nghiệp cần thường xuyên chia sẻ, cập nhật thông tin, nâng cao ý thức cảnh giác với những dấu hiệu bất thường như người mua sử dụng địa chỉ email miễn phí để giao dịch; người mua đưa ra những yêu cầu dồn dập, thường xuyên thay đổi; người mua lảng tránh việc gặp mặt, tiếp xúc trực tiếp; người mua đặt mua những lô hàng đầu với số lượng nhỏ, thanh toán đầy đủ sau đó đột nhiên đặt hàng với số lượng lớn...

Tham tán Dương Phương Thảo nói: "Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng là hình thức giao dịch phổ biến, các doanh nghiệp cần tỉnh táo khi giá chào bán quá thấp so với mặt bằng, hoặc người mua sẵn sàng chấp nhận giá chào bán mà không đàm phán.

Rất nhiều trong số các doanh nghiệp Việt Nam tìm đến Thương vụ Việt Nam tại Italy nhờ hỗ trợ, dù thủ đoạn lừa đảo không quá tinh vi nhưng doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm thương trường, ham giá mua cao và giá bán thấp nên bỏ qua các dấu hiệu bất thường trong quá trình giao dịch.

Ngay cả các đối tác lâu năm, các doanh nghiệp cũng nên thường xuyên kiểm tra tình trạng đối tác."

Bà Dương Phương Thảo chia sẻ Thương vụ Việt Nam tại Italy đã nhận được khá nhiều yêu cầu đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam, đặt hàng từ đối tác quan hệ thường xuyên, đã đặt cọc nhưng không nhận được hàng do đối tác phá sản nhưng không thông báo khách hàng.

Các trường hợp này, theo các công ty luật của Italy, thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian, khả năng lấy lại được tiền thấp, phí luật sư khá cao so với trị giá lô hàng nhập, do vậy các doanh nghiệp đều chấp nhận mất tiền, chứ không kiện theo các trình tự qui định của tòa án.

Sau việc xác minh đối tác, bước quan trọng là ký kết hợp đồng. Theo Tham tán Dương Phương Thảo, hợp đồng nên được soạn thảo chi tiết, không chung chung hoặc sơ sài, không dùng mẫu sẵn do bên môi giới hoặc đối tác chuẩn bị, tránh bị cài các điều khoản bất lợi.

Doanh nghiệp có thể đề nghị đối tác gửi các hợp đồng đã ký với khách hàng khác để tham khảo.

Với các doanh nghiệp xuất khẩu làm việc với đối tác lần đầu hợp tác nên dùng các điều khoản thanh toán an toàn hơn như trả trước 20-50% trước khi hàng lên tàu, hạn chế phương thức trả chậm, ngay cả L/C trả chậm với đối tác mới.

Kinh nghiem phong chong gian lan thuong mai tu doi tac nuoc ngoai hinh anh 2
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italy Dương Phương Thảo trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN. (Ảnh: Trường Dụy/TTXVN)

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, để tránh tình trạng hàng giao kém chất lượng, không đúng chủng loại, số lượng... cần có điều khoản giám định, kiểm định hàng hóa trước khi giao hàng.

Người ký hợp đồng phải là người có thẩm quyền đại diện theo pháp luật.

Trong trường hợp ký kết hợp đồng với môi giới, cần có điều khoản trong hợp đồng môi giới, yêu cầu môi giới cam kết chịu trách nhiệm về tín nhiệm người mua hoặc người bán cuối cùng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa để giảm bớt tổn thất trong trường hợp có rủi ro, tranh chấp.

Bà Dương Phương Thảo khuyến nghị: "Một trong những phương thức giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu là sử dụng các doanh nghiệp dịch vụ logistics như một 'van đệm an toàn,' theo đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu xây dựng quan hệ với công ty logistics có uy tín, có độ tin cậy cao và thực hiện các hoạt động ngoại thương thông qua các công ty logistics này.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nên làm quen với việc sử dụng dịch vụ tư vấn, dịch vụ pháp lý, coi các công ty tư vấn, công ty luật nước ngoài là người đồng hành trong toàn bộ quá trình kinh doanh, chứ không phải chỉ khi xảy ra tranh chấp.

Đây là giải pháp an toàn nhất cho doanh nghiệp và chi phí thuê luật sư bù lại cho rủi ro, thiệt hại là mất cả lô hàng."

Theo bà Dương Phương Thảo, tình trạng lừa đảo hay gian lận trong thương mại quốc tế diễn ra không chỉ tại Italy, mà còn ở khắp các nước trên thế giới.

Theo thời gian, các hoạt động này diễn ra ngày càng đa dạng và tinh vi hơn.

Tại Italy tình trạng lừa đảo diễn ra với nhiều thủ đoạn khác nhau. Quy mô của những doanh nghiệp này thường rất nhỏ, có vài nhân viên, có thể đã từng hoạt động và nay không hoạt động nữa, hoặc công ty ở tình trạng không thể xác định được đang hoạt động hay không, hoặc có thể là những công ty "ma."

Tham tán Dương Phương Thảo nói: "Vụ lừa đảo xuất khẩu hạt điều sang Italy năm 2022, với 67 container hàng bị mất chứng từ, trong đó có 35 container đã được chuyển đến Italy là ví dụ điển hình của hình thức lừa đảo chiếm đoạt bộ chứng từ gốc trên đường bộ chứng từ gốc được giao đến ngân hàng nhờ thu. Những công ty Italy (mua điều) trong vụ này hầu hết là các công ty "ma."

Nhờ nỗ lực rất lớn của phía Việt Nam, cũng như sự phối hợp nhiệt tình của các cơ quan liên quan tại Italy, vụ việc đã được xử lý thành công trong thời gian chưa đầy 3 tháng.

Các tòa án hình sự và dân sự Italy đã ra 4 phán quyết, trả lại toàn bộ 35 container hàng bị mất bộ chứng từ cho các công ty Việt Nam."

Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Italy xác minh được 2 trường hợp công ty Italy có dấu hiệu lừa đảo, khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam ngưng giao dịch, ký kết hợp đồng và hỗ trợ một doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn bị đối tác lừa không thanh toán kết nối với một công ty luật, hỗ trợ kiện đối tác ra tòa để lấy lại tiền hàng.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN và Italy là đối tác Liên minh châu Âu (EU) lớn thứ 4 của Việt Nam.

Sau khi Hiệp định Tự do Thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Italy đã có mức tăng đáng kể, với 21% trong năm 2021 và 11% trong năm 2022, đạt 6,2 tỷ USD.

Nghị viện Italy vừa phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hồi cuối tháng 7 vừa qua, mở ra những cơ hội làm ăn mới, nhưng cũng đi kèm thách thức phải phòng chống gian lận, lừa đảo thương mại./.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương vừa khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc' tại xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Ngày 19/11, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester.
Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Từ kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại của ngành nhôm Việt Nam, doanh nghiệp phải tập trung vào chất lượng thay vì giá để tránh bị điều tra.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Nhằm duy trì xuất khẩu, cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á - châu Phi và châu Đại Dương.
Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Ngày 12/11, Bộ Công Thương ban hành quyết định về kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội.
Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Theo Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương, Ủy ban Tự vệ Indonesia đã khởi xướng điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc.
Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải sẵn sàng các nguồn lực cần thiết trước các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội.
Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã có thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với xi măng nhập khẩu.
Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá.
Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024.
Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng, theo đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Ngày mai (1/11): Tọa đàm

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Ngày mai (1/11), Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá bền vững'.
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn "Các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế" cho doanh nghiệp.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
Nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

Nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

Ngày 12/11, tại Hà Nội sẽ diễn ra hội thảo Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu hàng hóa và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại.
Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương thông báo gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra trong vụ rà soát việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía.
Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động