Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 2,2 tỷ USD trong 6 tháng

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh ước đạt 2.285 triệu USD.
Tiếp tục gỡ khó, thúc đẩy xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn Lạng Sơn: Đề xuất sớm khôi phục lại các cửa khẩu phụ nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu Thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn đạt hơn 1.000 xe/ngày

Đó là thông tin tại buổi Họp báo thường kỳ quý II/2023 do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức sáng 7/7/2023.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng mạnh

Ông Phạm Hùng Trường, Chánh văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, về phát triển kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 5,32% so với cùng kỳ, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,05%, công nghiệp và xây dựng tăng 6,93%, dịch vụ tăng 5,2%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,63%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 2,2 tỷ USD trong 6 tháng
Ông Phạm Hùng Trường, Chánh văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Họp báo

Trong đó, phát triển kinh tế cửa khẩu được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, từng bước trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Tiếp tục triển khai lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu vực cửa khẩu chính Chi Ma; báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép dừng lập điều chỉnh cục bộ và chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Đồng thời, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tại các khu chức năng (Khu trung chuyển hàng hóa, Khu chế xuất 1 và một số dự án khác).

Các cơ quan, ban, ngành chức năng thường xuyên tổ chức hội đàm, trao đổi với phía Quảng Tây - Trung Quốc để thống nhất các chủ trương chung trong tăng cường hợp tác, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của hai bên.

Từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc bắt đầu thay đổi chính sách phòng, chống dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu trở nên thuận lợi, các ngành chức năng tăng cường các giải pháp đảm bảo năng lực thông quan, thúc đẩy tối đa hoạt động xuất nhập khẩu tại 5 cửa khẩu trên địa bàn tỉnh: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma, cửa khẩu phụ Tân Thanh, cửa khẩu phụ Cốc Nam.

Theo đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn tỉnh tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022. “Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh 6 tháng ước thực hiện 2.285 triệu USD, đạt 60,1% kế hoạch, tăng 101,1% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu 1.280 triệu USD, đạt 98,5% kế hoạch, tăng 322,4%, nhập khẩu 1.005 triệu USD, đạt 40,2% kế hoạch, tăng 20,6%. Hàng địa phương xuất khẩu ước 70 triệu USD, đạt 45,45% kế hoạch, tăng 20,69% so với cùng kỳ” - ông Phạm Hùng Trường thông tin.

Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp trong các tháng đầu năm cơ bản ổn định và tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 5,79% so với cùng kỳ. Có 8/13 sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn cơ bản đạt tiến độ và tăng so với cùng kỳ.

Tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đến nay đã có 5 cụm công nghiệp được thành lập, quyết định chủ trương đầu tư, lựa chọn được nhà đầu tư, đủ điều kiện triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Ngoài ra, đang thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp, thẩm định hồ sơ thành lập 3 cụm công nghiệp. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa vào vận hành các dự án thủy điện Bản Nhùng, Bản Lải; hỗ trợ các nhà đầu tư khảo sát, lập đề xuất các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, hoạt động thương mại diễn ra sôi động, các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất cũng như đời sống của nhân dân; khu vực dịch vụ tiếp tục phục hồi tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước 14.245 tỷ đồng, đạt 52,97% kế hoạch, tăng 17,3% so với cùng kỳ.

Sớm thông quan lại các cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 của tỉnh Lạng Sơn đó là tiếp tục triển khai điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu vực cửa khẩu chính Chi Ma. Đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu chức năng (Khu trung chuyển hàng hóa, Khu chế xuất 1, Khu phi thuế quan và một số dự án khác).

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 2,2 tỷ USD trong 6 tháng
Hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn

Tăng cường nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu và các cơ chế, chính sách của phía Trung Quốc. "Các lực lượng chức năng chủ động các phương án phân luồng, điều tiết, sắp xếp phương tiện không để xảy ra ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu của tỉnh, đồng thời bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục hội đàm với phía Trung Quốc để sớm thông quan lại các cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh" - ông Phạm Hùng Trường cho hay.

Bên cạnh đó, duy trì ổn định sản xuất của các cơ sở công nghiệp. Hỗ trợ nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án phát triển công nghiệp như: Dự án Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn và các cụm công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Tập trung thực hiện trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thành lập các cụm công nghiệp Na Dương 1, 2, 3, Hoà Sơn 1. Đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện các dự án thủy điện; phối hợp hướng dẫn các nhà đầu tư đề xuất các dự án điện gió theo quy định.

Tích cực khai thác và phát triển thị trường nội địa, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện tốt công tác định hướng phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của địa phương. Nâng cao chất lượng phục vụ, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông.

Đồng thời, tiếp tục triển khai mạnh mẽ các biện pháp kích cầu, phục hồi du lịch; triển khai các chương trình, đề án lĩnh vực du lịch đã được phê duyệt nhằm phát triển toàn diện, từng bước phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…

Tỉnh cũng đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các dự án đầu tư bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ. Khẩn trương thực hiện các thủ tục đầu tư, lựa chọn xong Nhà đầu tư, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT, phấn đấu khởi công trong năm 2023; dự án Nâng cấp đoạn Km18 - Km80, Quốc lộ 4B, phấn đấu khởi công trong quý III/2023.

Mặt khác, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn lớn, tiềm năng; hướng dẫn, tạo thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sau đại dịch

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin mới nhất

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 13/11, tại TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn đại biểu của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Hội chợ và Diễn đàn kinh tế quốc tế Hồng Kiều 2024.
Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á.
Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo quy định pháp luật về thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia cam kết mạnh mẽ giúp Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Nền tảng MISA AMIS và MISA FinGov do Công ty Cổ phần MISA (MISA) phát triển đã được công nhận là sản phẩm mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Tỉnh Hải Dương có 4 doanh nghiệp với 7 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, trong tổng số 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Hà Nội nhân rộng mô hình

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động