Thứ tư 14/05/2025 10:11

Kim ngạch thương mại hai chiều của Thanh Hóa - Hủa Phăn liên tục tăng trưởng

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn liên tục tăng trưởng, trong 6 tháng đầu năm 2023, thương mại hai chiều đạt 15,2 triệu USD.

Những năm qua, quan hệ giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn (Lào) nói riêng và hai nước Việt Nam - Lào nói chung ngày càng gắn kết, bền chặt. Mối quan hệ này đã được hình thành và hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn đã và đang tích cực thúc đẩy nhằm nâng tầm mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai địa phương.

Từ năm 2022 đến nay, hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn đã tổ chức trao đổi 106 đoàn đại biểu cấp tỉnh, cấp sở, ngành, địa phương; đã phối hợp tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào và 55 năm ngày ký kết hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Cửa khẩu Na Mèo huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là nơi kết nối giao thương văn hóa, thương mại giữa người dân hai tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và Hủa Phăn (Lào)

Trong quan hệ hợp tác kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều Thanh Hóa - Hủa Phăn liên tục tăng trưởng. Báo cáo của Sở Công Thương Thanh Hóa cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt gần 74 triệu USD, tăng 18% so với giai đoạn 2011-2015; năm 2021 đạt 28,72 triệu USD, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2016. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa sang Lào đạt 267,13 triệu USD; riêng 6 tháng đầu năm 2023, đạt 15,2 triệu USD.

Cùng với đó, lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương hai bên đã tổ chức các đoàn du lịch, xúc tiến đầu tư thương mại sang hai tỉnh nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác giữa nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa tích cực xúc tiến thành lập Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới giữa hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn... Cùng với đó, hai bên tích cực phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa - nghệ thuật, các hội nghị, hội thảo, sự kiện văn hóa, du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch Thanh Hóa tại tỉnh Hủa Phăn và du lịch Hủa Phăn tại tỉnh Thanh Hóa.

Chợ biên giới Na Mèo, nơi giao thương hàng hóa của đồng bào dân tộc vùng cao huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa với người dân tỉnh Hủa Phăn nước bạn Lào

Để đẩy mạnh giao thương hàng hóa giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có cơ chế chính sách thu hút nhà đầu tư hạ tầng thương mại tại Chợ cửa khẩu Na Mèo, chợ Tam Thanh…

Các hoạt động giao thương biên giới giữa người dân hai Thanh Hóa - Hủa Phăn ngày càng phát triển. Thông qua giao thương hàng hóa, bản sắc dân tộc của dân tộc ta cũng như bản sắc dân tộc nước bạn Lào ngày càng vun đắp, thắm tình hữu nghị.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường