Kiện toàn Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc dự án đầu tư
Đầu tư 23/03/2023 21:19 Theo dõi Congthuong.vn trên
Lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân Doanh nghiệp Tiền Giang cần linh hoạt phục hồi kinh tế theo trạng thái mới |
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương. |
Cụ thể, kiện toàn Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương tại Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ trưởng Tổ công tác là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.
Theo Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương, Tổ công tác có nhiệm vụ tổ chức rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành, địa phương; giải thích, hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư; đề xuất hướng xử lý những vướng mắc thuộc chức năng của các cấp có thẩm quyền; đôn đốc, giám sát quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương.
Đồng thời, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới; chủ động tiếp cận, đàm phán với các Tập đoàn lớn, có công nghệ cao nhằm vận động, xúc tiến đầu tư; thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các dự án có chất lượng, quy mô vốn lớn, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ, giải quyết các vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang tìm hiểu cơ hội đầu tư, mở rộng đầu tư tại Việt nam.
Các dự án thuộc phạm vi nhiệm vụ rà soát của Tổ công tác gồm: Dự án đầu tư công (bao gồm dự án ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài); dự án đầu tư kinh doanh (bao gồm dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI); dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Phạm vi rà soát của Tổ công tác không bao gồm các dự án đang được các tổ công tác, ban chỉ đạo khác chỉ đạo thực hiện.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

5 tháng, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 25,5%

Việt Nam có thể đặt mình vào vị trí trung tâm sản xuất điện tử của khu vực châu Á

Bức tranh FDI 5 tháng: Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài được củng cố?

“Việt Nam mang đến một môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp Ấn Độ”

Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới
Tin cùng chuyên mục

Xây dựng giải pháp ưu đãi mới trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ có kế hoạch mở rộng, tăng vốn đầu tư tại Việt Nam

Nguyên nhân Ấn Độ chưa phải là đối thủ cạnh tranh với dòng vốn FDI vào Việt Nam

Liên kết khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước: Vì sao vẫn “lỏng lẻo”?

Người dân Việt Nam luôn tin tưởng và đầu tư vào vàng

Nên cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào xử lý nợ xấu

TP. Hồ Chí Minh lấy lại vị thế thu hút đầu tư nước ngoài

3 giải pháp trọng tâm để Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

10 kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hữu ích

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực trong tháng 4/2023

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài gần 22 tỷ USD

Nhật Bản là quốc gia có tổng vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất tại tỉnh Thanh Hóa

Kinh nghiệm thu hút FDI tại Bắc Ninh: “Cải thiện môi trường đầu tư không có điểm dừng”

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội xuất hiện xu hướng mới

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 17,9%

“Nút thắt” đầu tư công được tháo gỡ, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

4 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước giảm nhưng chi ngân sách lại tăng

Thu hút FDI của TP. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước: Điểm sáng nhất là công nghệ cao

4 tháng đầu năm: Cả vốn FDI đăng ký và thực hiện đều giảm
