Kiến tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ là chủ trương có tính đột phá về phát triển để kiến tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và an toàn, thịnh vượng.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo nguồn cung hàng hóa Tết

Ngày 16/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến về triển khai Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu với chủ đề “3 năm triển khai Nghị quyết “thuận thiên”: Biến thách thức thành cơ hội phát triển”.

Kiến tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững
Tọa đàm với chủ đề “3 năm triển khai Nghị quyết “thuận thiên”: Biến thách thức thành cơ hội phát triển”

Tại tọa đàm, ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Sau khi Nghị quyết được ban hành, lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng với sự hưởng ứng của người dân, kết quả thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Cụ thể, hệ thống cơ chế, chính sách bước đầu được hoàn thiện, tập trung thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững; phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, ổn định dân cư; gắn kết các quy hoạch phát triển; các hoạt động đầu tư công có tính dẫn dắt, thúc đẩy, kết nối, giải quyết các vấn đề cấp bách về dân sinh được quan tâm; hoạt động hợp tác quốc tế được thúc đẩy góp phần thu hút nguồn lực, tri thức, công nghệ cho ĐBSCL.

Đáng chú ý, tổng số vốn đầu tư cho ĐBSCL so với cả nước tăng từ 12,2% (giai đoạn 2011-2015) lên 16,53% (giai đoạn 2016-2020); đầu tư qua địa phương đạt khoảng 200.000 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương gần 90.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương 115.000 tỷ đồng. Cùng với đó, theo số liệu thống kê của WB và các đối tác phát triển, tổng số vốn đầu tư hỗ trợ từ các đối tác phát triển cho các chương trình dự án đã và đang hỗ trợ cho vùng ĐBSCL tính đến năm 2019 vào khoảng 2,48 tỷ USD (57.400 tỷ đồng).

Hiện nay, Chính phủ xem xét thông qua Chương trình hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu với số vốn 1,05 tỷ USD (tương đương 24.302 tỷ đồng). “Trong thời gian tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư cho ĐBSCL. Riêng Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất chủ trương đầu tư 38 dự án cho ĐBSCL với số vốn 94.500 tỷ đồng cho giai đoạn 2021-2025” - ông Tăng Thế Cường cho hay.

Bên cạnh đó, Nghị quyết đã thúc đẩy chuyển đổi quy mô lớn theo cơ cấu kinh tế và theo lãnh thổ trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng và từng tiểu vùng; kết nối liên vùng đang được thúc đẩy thông qua kết nối kinh tế, kết nối hạ tầng nội vùng và với TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ. Các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, khắc phục sụt lún, sạt lở bờ sông bờ biển, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội đang được triển khai thực hiện tập trung vào những vấn đề cấp bách…

“Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ là chủ trương có tính đột phá về phát triển để kiến tạo vùng ĐBSCL phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH và an toàn, thịnh vượng” - ông Tăng Thế Cường khẳng định, đồng thời cho rằng, phương châm “thuận thiên” mà Thủ tướng Chính phủ nêu ra được quán triệt thực hiện, qua đó, chúng ta chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, sống chung và coi lũ, nước mặn, nước lợ là tài nguyên để phát triển kinh tế với phân vùng hợp lý trên cơ sở phân bổ tài nguyên nước của toàn vùng.

Hiệu quả của việc phân vùng, chuyển đổi sản xuất theo phương châm thuận thiên đã được chứng minh qua đợt hạn mặn kỷ lục 2019-2020 vừa qua, qua đó chuyển hóa được thách thức thành cơ hội cho phát triển, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh. “Ví dụ như, thiệt hại về riêng diện tích lúa đợt hạn mặn vừa qua chỉ bằng khoảng 10% so với đợt hạn mặn năm 2015-2016” - ông Tăng Thế Cường dẫn chứng.

Ông Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn chia sẻ: Đầu tiên phải nói đây là một Nghị quyết có tính sáng tạo, đảm bảo được trong điều kiện triển khai phải đối mặt với rất nhiều thách thức cả trong yếu tố nội vùng và yếu tố bên ngoài. 3 năm không phải là 1 thời gian quá dài cộng với những yếu tố khác, đã tạo những chuyển biến hết sức tích cực. Theo đó, mức tăng trưởng trong ngành nông nghiệp của ĐBSCL cao hơn cả nước trong điều kiện dịch bệnh, bất ổn thị trường. Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã có sự duy trì và tăng trưởng từ 4,6-4,7%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Ngoài ra, đã thu hút được các nhà đầu tư lớn vào trong ĐBSCL...

Tuy nhiên, để khắc phục những tồn tại hiện nay như thiếu sự chủ động, liên kết trong việc triển khai Nghị quyết của các bộ, ngành, địa phương; khó khăn khi huy động nguồn lực, GS.TS Trần Thục - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu cho rằng: Với điều kiện địa hình của ĐBSCL rất bằng phẳng và hệ thống kênh rạch chằng chịt, ĐBSCL nên được xem là một tổng thể. Một hoạt động của một địa phương này có thể tác động tốt hoặc tác động xấu đến những vùng khác.

Vì vậy, cần có quy hoạch tổng thể của ĐBSCL, không xét đến ngành, không xét đến địa giới hành chính. Có được quy hoạch như thế sẽ tạo được điều kiện của các bên tham gia thực hiện, đặc biệt là chính quyền địa phương và người dân, cộng đồng. Trong quy hoạch này cần có mốc thời gian đủ dài. Chúng ta không kỳ vọng một Nghị quyết ra đời trong vòng 1 năm sẽ mang lại tác động nhanh được mà phải có quy luật thời gian. Bên cạnh đó cần xem xét quy mô về không gian. “Cần phải xem những kịch bản về rủi ro đối với việc thực hiện quy hoạch này. Tôi rất kỳ vọng quy hoạch tổng thể đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng sẽ mang lại lợi ích và tháo gỡ điểm nghẽn” - GS.TS Trần Thục bày tỏ.

Ngoài ra, liên kết liên vùng với TP. Hồ Chí Minh, với khu vực Đông Nam Bộ rất quan trọng với ĐBSCL. Chúng ta sẽ trao đổi được về vốn, con người, công nghệ. Tuy nhiên liên kết với TP. Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ là chưa đủ với ĐBSCL. ĐBSCL cần phải có liên kết nội vùng trong đồng bằng để thu hút nguồn vốn, con người. “Có một cái khó trong ĐBSCL là giống nhau nhiều mặt. Lúa, thủy sản, cây ăn trái các tỉnh đều giống nhau. Vậy trong quy hoạch cần xác định rõ những nơi nào có thế mạnh hơn để phát triển kinh tế và liên kết tốt hơn” - GS.TS Trần Thục đề xuất.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là bồi đắp “nguyên khí quốc gia”

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là bồi đắp “nguyên khí quốc gia”

Đó là khẳng định của Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại buổi làm việc với đội ngũ trí thức, nhà khoa học vào chiều ngày 23/4 tại Hà Nội.
Hà Nội: Cận cảnh cứu hộ gấu ngựa bị nuôi nhốt 22 năm tại nhà dân

Hà Nội: Cận cảnh cứu hộ gấu ngựa bị nuôi nhốt 22 năm tại nhà dân

Ngày 23/4, Tổ chức Động vật châu Á đã cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa từ một hộ gia đình ở thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
Xuất cấp hơn 746 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân 2 tỉnh trong dịp giáp hạt

Xuất cấp hơn 746 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân 2 tỉnh trong dịp giáp hạt

Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa có các quyết định xuất cấp hơn 746 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân ở Bắc Kạn, Điện Biên dịp giáp hạt đầu năm 2024
Tuyên truyền tham gia cuộc thi video clip ‘Người lính tôi yêu’ và viết ‘Chuyện kể ở đại đội’

Tuyên truyền tham gia cuộc thi video clip ‘Người lính tôi yêu’ và viết ‘Chuyện kể ở đại đội’

Hội Nhà báo VN vừa có công văn về việc tuyên truyền tham gia cuộc thi video clip “Người lính tôi yêu” và cuộc thi viết “Chuyện kể ở đại đội".
Phát triển nghề cá bền vững là căn cốt để giải quyết vấn đề khai thác IUU

Phát triển nghề cá bền vững là căn cốt để giải quyết vấn đề khai thác IUU

Việt Nam đã xây dựng và đang triển khai thực hiện đồng bộ chiến lược, các đề án theo hướng xây dựng và phát triển ngành thủy sản bền vững, có trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào thi đua

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào thi đua

Nâng cao chất lượng phong trào thi đua đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyên môn, kỹ năng tay nghề, ý thức kỷ luật lao động...
Học sinh Hà Nội khát “vé” vào lớp 10 công lập: Trận chiến chưa có hồi kết?

Học sinh Hà Nội khát “vé” vào lớp 10 công lập: Trận chiến chưa có hồi kết?

Trận đua vào lớp 10 công lập tại Hà Nội ngày càng căng thẳng khi mới đây địa phương công bố gần 52.000 học sinh sẽ phải học các trường ngoài công lập.
Lai Châu: Bóc gỡ đường dây buôn bán vàng giả có cán bộ xã tham gia

Lai Châu: Bóc gỡ đường dây buôn bán vàng giả có cán bộ xã tham gia

UBND tỉnh Lai Châu tặng bằng khen cho 5 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh bóc gỡ chuyên án bán vàng giả.
Fami tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái 2024”

Fami tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái 2024”

Nhãn hàng sữa đậu nành Fami của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái” của Đài PT-TH Vĩnh Long.
Tài xế lo sợ khi bụi bay mù mịt trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm

Tài xế lo sợ khi bụi bay mù mịt trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm

Khoảng 3 tuần qua, các mỏ đá cạnh bên tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm nổ mìn khiến bụi bay mịt mù, che khuất tầm nhìn, gây nguy hiểm cho tài xế.
Sắp diễn ra Hội thảo khu vực phía Bắc về thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ (EPR)

Sắp diễn ra Hội thảo khu vực phía Bắc về thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ (EPR)

Sáng 26/4 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức hội thảo về quy định EPR cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu tại khu vực phía Bắc.
Thời tiết hôm nay ngày 23/4/2024: Cả nước đêm mưa dông, ngày trời nắng

Thời tiết hôm nay ngày 23/4/2024: Cả nước đêm mưa dông, ngày trời nắng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 23/4/2024: Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đêm mưa dông, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 23/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 3-4. Sóng cao 1,0-2,0m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 23/4/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 23/4/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 23/4/2024, Hà Nội nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng, chiều tối có mưa rào.
Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm 10 người thương vong tại Yên Bái

Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm 10 người thương vong tại Yên Bái

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 40 lớp (thay cho tối đa 30 lớp như quy định hiện hành tại Thông tư số 13).
Cận cảnh 15 khẩu pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cận cảnh 15 khẩu pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 22/4/2024, dàn 15 khẩu pháo 105 mm đã có mặt tại tỉnh Điện Biên phục vụ cho màn bắn pháo dịp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phong trào

Phong trào ''Kế hoạch nhỏ'' bị biến tướng: Lỗi ở người lớn?

Cách làm của một số trường học đã biến "Kế hoạch nhỏ" - một phong trào ý nghĩa trở thành "nỗi sợ hãi" của nhiều học sinh và phụ huynh.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Cả nước nắng nóng

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Cả nước nắng nóng

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ kéo dài 5 ngày từ 27/4 đến 1/5, trong thời gian này thời tiết chủ đạo nắng nóng bao trùm khắp cả nước.
Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương đã có Công văn số 2589/BCT-VP chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai hoạt động nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024.
Điện Biên: Nhiều sản phẩm “cháy hàng” tại Hội chợ Công Thương Tây Bắc - Điện Biên

Điện Biên: Nhiều sản phẩm “cháy hàng” tại Hội chợ Công Thương Tây Bắc - Điện Biên

Lần đầu tiên Điện Biên có hội chợ với quy mô lớn, hội tụ nhiều sản phẩm tiêu biểu đa dạng, có chất lượng tốt đến từ hơn 40 tỉnh, thành trên cả nước tham gia.
Hoạt động kiểm toán giúp các địa phương dự toán và phân bổ ngân sách đúng mục đích, đối tượng

Hoạt động kiểm toán giúp các địa phương dự toán và phân bổ ngân sách đúng mục đích, đối tượng

Thời gian qua, hoạt động kiểm toán đã kịp thời cung cấp thông tin giúp các địa phương trên cả nước xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách đúng mục đích, đối tượng.
Khánh Hòa: Cho phép xe lưu thông qua đèo Cả từ 18h00 ngày 22/4

Khánh Hòa: Cho phép xe lưu thông qua đèo Cả từ 18h00 ngày 22/4

Ngành chức năng cho xe lưu thông trên quốc lộ 1, đoạn qua khu vực đèo Cả (tỉnh Khánh Hòa) từ 18h ngày 22/4 sau khi khắc phục sự cố hầm đường sắt Bãi Gió.
Tăng giá trị bữa ăn ca: Cải thiện sức khỏe người lao động, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

Tăng giá trị bữa ăn ca: Cải thiện sức khỏe người lao động, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

Với phương châm “Sức khỏe lao động là yếu tố sống còn của doanh nghiệp”, các cấp công đoàn ngành Công Thương luôn chú trọng đến bữa ăn ca cho người lao động.
Quảng Ninh: Bến phà Bãi Cháy nhếch nhác, biến thành nơi tập kết phế liệu

Quảng Ninh: Bến phà Bãi Cháy nhếch nhác, biến thành nơi tập kết phế liệu

Bến phà Bãi Cháy (TP. Hạ Long) là nơi gắn liền dấu mốc lịch sử hào hùng của tỉnh Quảng Ninh. Thế nhưng, hiện nay bến phà lại trở thành nơi tập kết phế liệu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động