Ông Nguyễn Văn Dòng - Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam cho biết, điều kiện kinh doanh đối với cơ sở in những năm vừa qua rất nhiều rắc rối bởi các qui định tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP, trong đó có những điều kiện, thủ tục máy móc phức tạp, gây tốn kém, phiền hà cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 25/2018/NĐ-CP sửa đổi, bãi bỏ nhiều thủ tục bất hợp lý tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP.
Máy in 6 màu công suất lớn. Ảnh minh họa |
Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận xét: Nghị định 25/2018/NĐ-CP là một bước cải cách đáng ghi nhận, trong đó đã bãi bỏ một số điều kiện kinh doanh, thủ tục, giấy tờ, giảm nội dung xin phép nhập khẩu máy in; thu hẹp đối tượng phải xin cấp phép hoạt động in; giảm thủ tục hồ sơ xin cấp phép hoạt động in; đơn vị được cấp phép in không còn phải đăng ký hoạt động cơ sở in; bãi bỏ quy định người đứng đầu cơ sở in phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ ngành in…
Để đảm bảo tinh thần cải cách thực chất, cải thiện môi trường kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ, VCCI kiến nghị Bộ Thông tin Truyền thông xem xét, đề xuất bãi bỏ điều kiện người đứng đầu cơ sở in. |
Tuy nhiên, đại diện Ban Pháp chế VCCI cũng cho rằng, điều kiện kinh doanh in vẫn cần xem xét, đơn giản hóa thì lĩnh vực này mới cải cách triệt để. Chẳng hạn, đối với điều kiện về người đứng đầu cơ sở in ấn các sản phẩm như báo, tạp chí; mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; tem chống giả, hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá (không bao gồm tiền)…, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện “có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên chuyên ngành in, hoặc được Bộ Thông tin Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”.
VCCI cho biết, đã rất nhiều lần đề nghị bỏ điều kiện này vì không phù hợp. Thực tế trình độ chuyên môn của người đứng đầu cơ sở in tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tự bản thân doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn người đứng đầu. Đứng dưới góc độ quản lý, việc người đứng đầu cơ sở in có trình độ nào thì cũng ít ảnh hưởng đến các lợi ích công cộng để buộc Nhà nước phải đặt ra các điều kiện để giới hạn đối tượng này. Do đó, yêu cầu trình độ chuyên môn về in của người đứng đầu cơ sở in là không cần thiết.
Tổng cục Hải quan khẳng định đã làm đúng pháp luật Dư luận đang có những ý kiến khác nhau về việc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan bán đấu giá ... |
Cải cách môi trường kinh doanh ngành công thương thực chất Cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý để tạo thuận lợi cho sản xuất, ... |
Việc yêu cầu người đứng đầu cơ sở in phải có bằng cao đẳng chuyên ngành in cũng không phải là “bảo chứng” cho chất lượng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà Nhà nước cần phải can thiệp. Thực tế cho thấy, trước thời điểm Nghị định 60/2014/NĐ-CP có hiệu lực, những người đứng đầu hơn 3.000 cơ sở in trên cả nước không phải ai cũng có bằng cao đẳng ngành in, thế nhưng các doanh nghiệp in vẫn hoạt động hiệu quả và có tốc độ tăng trưởng rất khả quan.
Xét ở góc độ quyền tự do lựa chọn người đứng đầu, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn đảm bảo điều hành, quản trị doanh nghiệp in hoạt động là quyền và nhu cầu tự thân của doanh nghiệp. Vì vậy, qui định điều kiện nêu cũng không cần thiết, chỉ làm phát sinh thêm chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp trong việc bố trí kinh phí, thời gian cho người đứng đầu cơ sở in tham gia đào tạo và lấy chứng chỉ, chi phí này được đánh giá là không hề rẻ (5.000.000 đồng/người với thời lượng thực tế của lớp học chỉ 3 ngày)./.