Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với 4 tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực công

Quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực HĐND, UBND 4 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận đã đi vào thực chất.
Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 129 nhiệm vụ kiểm toán Kiểm toán Nhà nước thúc đẩy công tác phối hợp tại 4 tỉnh Tây Nguyên Kiểm toán Nhà nước: Nhiều ngân hàng thẩm định sơ sài trước khi giải ngân

Tiếp tục triển khai việc sơ kết và ký Quy chế phối hợp với các địa phương trên cả nước, chiều 29/6, tại Đồng Nai, Kiểm toán nhà nước và Thường trực Hội đồng nhân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) 4 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2012 - 2023 và ký Quy chế phối hợp công tác giai đoạn mới.

Sự phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước và các địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả thể hiện sự đồng hành của Kiểm toán nhà nước cùng với các địa phương trong công tác phát triển kinh tế - xã hội.

Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với 4 tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực công
Quang cảnh hội nghị

Quan hệ bổ trợ, tương hỗ

Quy chế phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước và Thường trực HĐND, UBND các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai (năm 2012) là một bước tiến quan trọng trong mối quan hệ bổ trợ, tương hỗ giữa các bên để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Sau hơn 10 năm thực hiện, mối quan hệ phối hợp công tác giữa 3 cơ quan đã ngày càng đi vào thực chất, có chiều sâu và hiệu quả; nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước cũng như góp phần vào việc thực hiện hiệu quả các hoạt động giám sát, quản lý và điều hành ngân sách nhà nước tại các địa phương.

Hàng năm, UBND các tỉnh đã gửi đầy đủ, đúng hạn báo cáo theo quy định cho Kiểm toán nhà nước; thường xuyên cung cấp các Nghị quyết của HĐND, các văn bản chỉ đạo, điều hành về tài chính ngân sách do HĐND, UBND tỉnh ban hành; định mức phân bổ dự toán chi ngân sách, chế độ về thu phí, lệ phí… giúp Kiểm toán nhà nước nắm được những chính sách cụ thể liên quan đến quản lý kinh tế - xã hội của địa phương, thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch kiểm toán.

Qua công tác kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã đánh giá, nêu bật được các mặt tích cực của các địa phương trong công tác quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách của các cấp ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, cũng chỉ ra những hạn chế, sai sót cần khắc phục. Trên cơ sở đó đã có kết luận, kiến nghị xác đáng, phù hợp, kịp thời góp phần chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành ngân sách của địa phương.

Các kết luận, kiến nghị kiểm toán là cơ sở quan trọng để UBND tỉnh lập Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương; và cũng là kênh thông tin quan trọng để HĐND tỉnh sử dụng trong quá trình thẩm tra, quyết định thông qua quyết toán ngân sách, dự toán và phân bổ ngân sách.

Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đề xuất kiến nghị nhiều giải pháp, nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, kế toán nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn của từng địa phương, góp phần bịt lỗ hổng trong quản lý ngân sách địa phương.

Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với 4 tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực công
Các đại biểu tham dự hội nghị

Có thể thấy, trong những năm qua, mối quan hệ phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước với thường trực HĐND, UBND các tỉnh nói chung, các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai nói riêng ngày càng đi vào thực chất, có chiều sâu và hiệu quả. Khẳng định và trân trọng những đóng góp của Kiểm toán nhà nước với địa phương trong quản lý, điều hành, giám sát hoạt động tài chính - ngân sách.

Tại Hội nghị sơ kết Quy chế phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước và Thường trực HĐND, UBND 4 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, lãnh đạo các địa phương này đều ghi nhận những thông tin, dữ liệu trao đổi giữa Kiểm toán nhà nước và Thường trực HĐND, UBND đã có tác dụng tích cực cho các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập dự toán ngân sách, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được giao quản lý, sử dụng tiền và tài sản nhà nước.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, qua công tác kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra cho địa phương một số nội dung còn hạn chế, giúp địa phương hoàn thiện hơn trong việc quản lý ngân sách, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Kiểm toán nhà nước đã thường xuyên lắng nghe, chia sẻ, cùng địa phương rà soát, nghiên cứu các quy định của pháp luật để thống nhất trong việc xử lý các kiến nghị còn tồn đọng theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ chế, chính sách, quy định khi triển khai thực tế cũng còn khó khăn. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mong muốn trong thời gian tới, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và tháo gỡ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai, Ông Thái Bảo đề nghị, trong thời gian tới, đề nghị Kiểm toán nhà nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, UBND từ khâu xây dựng kế hoạch kiểm toán để tránh chồng chéo, trùng lắp; báo cáo kiểm toán nên tập trung đánh giá thêm về nội dung năng lực điều hành của các địa phương; hỗ trợ, góp ý cho các địa phương những cách làm hay, hiệu quả trong hoạt động kiểm tra, giám sát, quản lý và điều hành ngân sách tại địa phương; nghiên cứu, tư vấn hỗ trợ địa phương xử lý hoặc hướng dẫn địa phương xử lý đối với các kết luận kiểm toán, kiến nghị kiểm toán khi có khả năng thực hiện, nhất là các vụ việc do lịch sử để lại trải qua nhiều thời gian, những quy định pháp luật còn chồng chéo…

Ông Đoàn Anh Dũng, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh, nội dung của Quy chế phối hợp sửa đổi giữa Kiểm toán nhà nước và Thường trực HĐND, UBND các tỉnh lần này đã điều chỉnh phù hợp với định hướng xây dựng Chính phủ điện tử, Luật Kiểm toán nhà nước và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Tỉnh Bình Thuận mong muốn nhận được sự quan tâm, chia sẻ, phối hợp và giúp đỡ của Kiểm toán nhà nước trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán tại địa phương, từ khâu xây dựng kế hoạch kiểm toán để tránh chồng chéo, trùng lắp, đánh giá cụ thể năng lực điều hành của địa phương, tư vấn cho địa phương các cách làm hay, hiệu quả trong hoạt động kiểm tra, giám sát, quản lý và điều hành ngân sách tại địa phương.

Đưa công tác phối hợp có chiều sâu và hiệu quả hơn nữa

Bên cạnh các kết quả đạt được, sau hơn 10 năm thực hiện, Quy chế phối hợp công tác trong hoạt động kiểm toán giữa Kiểm toán nhà nước với HĐND và UBND các tỉnh cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tiễn: Chưa tổ chức thường xuyên, định kỳ các cuộc giao ban để trao đổi, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện quy chế và phối hợp; trong việc giám sát, quản lý, điều hành ngân sách địa phương. Việc trao đổi thông tin giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực HĐND, UBND các tỉnh một vài thời điểm chưa được kịp thời, phần nào làm giảm tính thời sự và hiệu quả của việc sử dụng thông tin.

Trong quá trình phối hợp vẫn còn có trường hợp việc cung cấp tài liệu, thông tin chưa đầy đủ, kịp thời, gây khó khăn cho việc đưa ra nhận xét, kết luận của Kiểm toán nhà nước; ảnh hưởng đến thời gian phát hành Biên bản kiểm toán, Báo cáo kiểm toán; ảnh hưởng đến chất lượng kiến nghị kiểm toán; cá biệt có đơn vị được kiểm toán chưa nhận thức hết được tác động tích cực mang lại từ hoạt động kiểm toán; việc cung cấp thông tin, số liệu cho việc tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm có nơi còn chậm. HĐND các tỉnh còn có trường hợp chưa thực hiện thường xuyên, chưa hiệu quả chức năng giám sát đối với việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, dẫn đến một số địa phương tỷ lệ thực hiện còn thấp và báo cáo chưa đúng theo thời gian quy định…

Với những hạn chế bất cập như vậy, việc tổng kết, đánh giá lại để sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quy chế cho phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước cũng như nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mỗi cơ quan trong thực thi nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát điều hành nguồn lực công và phòng chống tham nhũng, tiêu cực là yêu cầu thiết thực trong thời điểm hiện nay và thời gian sắp tới.

Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với 4 tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực công
Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá việc phối hợp giữa Kiển toán nhà nước và địa phương ngày càng hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước khẳng định, sau nhiều năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực HĐND, UBND 4 tỉnh đã đi vào thực chất, đã phát huy được hiệu quả công tác, giúp các cơ quan hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chính trị được giao. Kiểm toán nhà nước khu vực XIII đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị, để thông tin đến HĐND, UBND tỉnh; phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị kiểm toán và đề xuất Kiểm toán nhà nước xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Hầu hết các kiến nghị kiểm toán đã được các tỉnh thực hiện kịp thời, nghiêm túc; tỷ lệ thực hiện hàng năm luôn đạt trên 88% (cao hơn bình quân chung hàng năm của ngành, năm 2021 thực hiện đạt 80,08%).

Để đạt được những kết quả trên là có sự phối hợp công tác chặt chẽ giữa 3 cơ quan: Kiểm toán nhà nước với HĐND và UBND các địa phương. “Hội nghị Sơ kết này là dịp để đánh giá các kết quả đạt nhưng quan trọng hơn là rút ra được những bài học kinh nghiệm, chỉ ra những tồn tại hạn chế, qua đó điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp trong quy chế mới, giúp công tác tổ chức phối hợp giữa các cơ quan ngày càng hiệu quả, thiết thực hơn” - Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh.

Về phương hướng trọng tâm nhằm nâng cao sự phối hợp giữa các bên trong giai đoạn mới, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cam kết Kiểm toán nhà nước luôn đồng hành cùng các địa phương trong thời gian tới, đồng thời giao cho Kiểm toán nhà nước khu vực XIII và các vụ chức năng của Kiểm toán nhà nước nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của địa phương để có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn, tập trung vào 4 nội dung chính: Xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2024 và kế hoạch kiểm toán trung hạn 2026 theo hướng dẫn của ngành đảm bảo chất lượng; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán; tập trung nâng cao chất lượng công tác thảo luận, thẩm tra, xây dựng Báo cáo ý kiến của Kiểm toán nhà nước về dự toán ngân sách địa phương hàng năm; xây dựng đạo đức công vụ, nâng cao năng lực đội ngũ kiểm toán viên để có thể đáp ứng những yêu cầu khi được các địa phương yêu cầu tham gia các vấn đề về dự toán, quyết toán và tham gia các văn bản liên quan đến tài chính ngân sách, tham gia các đoàn giám sát ngân sách tại các địa phương.

Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với 4 tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực công
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn ký Quy chế phối hợp với Thường trực HĐND, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cũng đề nghị HĐND, UBND các tỉnh phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán nhà nước trong việc yêu cầu, giao nhiệm vụ kiểm toán hàng năm cho Kiểm toán nhà nước Khu vực XIII trong việc thực hiện kiểm toán việc thực hiện các đề án, chương trình, dự án quan trọng và các vấn đề liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công được quan tâm tại địa phương; phục vụ HĐND trong giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động kiểm toán phục vụ HĐND tỉnh trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý tài chính công, tài sản công.

Tổng Kiểm toán nhà nước đặc biệt nhấn mạnh và đề nghị các địa phương: "Giám sát chặt chẽ hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước trên địa bàn và phản ánh kịp thời để Kiểm toán nhà nước xử lý nghiêm những hành vi vi phạm nếu có, đảm bảo việc thực thi nhiệm vụ được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng kiểm toán, phòng chống tham nhũng, tiêu cực”.

Bên cạnh đó, Tổng Kiểm toán nhà nước cũng mong muốn các địa phương phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về Kiểm toán nhà nước, chuẩn mực, quy trình kiểm toán, quy chế hoạt động của Đoàn kiểm toán nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành ở địa phương về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước.

Tại Hội nghị, Kiểm toán nhà nước và các địa phương đều thống nhất, thay bằng định kỳ 3 năm, Kiểm toán nhà nước Khu vực XIII chủ trì tổ chức họp rút kinh nghiệm thực hiện Quy chế như trước đây, Quy chế mới sẽ áp dụng thời gian tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm để việc phối hợp giữa các bên được chặt chẽ, kịp thời.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Trong đợt chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025, Đồng Tháp ghi nhận có 9/12 địa phương tích cực tham gia, với tổng diện tích chuyển đổi hàng nghìn ha đất.
Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

TP. Cần Thơ dự kiến hỗ trợ 5,35 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025.
Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút số vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng thông qua 66 dự án, tập trung vào các lĩnh vực như chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm...
Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Trong mùa mưa lũ năm 2024, Thủy điện A Vương tham gia các đợt cắt đỉnh lũ hiệu quả, không để nước lũ về làm ngập vùng hạ du.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Không chỉ hóa thân thành những người lính trên thao trường, các em học sinh Gia Lai còn được khám phá nhiều hoạt động lý thú khi tham gia một ngày làm chiến sĩ.
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động