Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội về tổng hợp kết quả kiểm toán việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ cho biết: Một số đơn vị thuộc các bộ và địa phương đã mua sắm kit xét nghiệm từ Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á giá trị 2.161,6 tỉ đồng (trực tiếp hoặc qua đơn vị trung gian phân phối). Cụ thể là một số đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Y tế, Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc; Hà Tĩnh, Đà Nẵng; Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đồng tháp, Tiền Giang,…
Theo đó, việc kiểm toán nội dung nói trên được thực hiện tại 9 bộ, cơ quan trung ương và 32 tỉnh, thành phố trong thời gian từ ngày 16/2 - 31/3/2022. Thời kỳ được kiểm toán là trong các năm 2020 - 2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan.
Riêng đối với việc quản lý và sử dụng kit test (xét nghiệm), Kiểm toán Nhà nước cho biết, theo báo cáo của các bộ, ngành địa phương được kiểm toán thì các đơn vị đã thực hiện mua sắm sinh phẩm, hóa chất và hơn 58,7 triệu kit xét nghiệm, sinh phẩm xét nghiệm PCR với tổng giá trị là 7.973 tỉ đồng với các mức giá khác nhau, tùy thuộc vào chủng loại, xuất xứ, hãng sản xuất.
Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, việc quản lý, sử dụng sinh phẩm, kit test còn một số hạn chế như việc xây dựng kế hoạch xét nghiệm, phê duyệt, phân bổ kit test chưa kịp thời phục vụ công tác xét nghiệm; việc quản lý, giám sát chưa chặt chẽ, chưa theo dõi được số lượng thực dùng…
Một số đơn vị, địa phương ghi nhận việc mượn, mua vật tư, kit test, sinh phẩm xét nghiệm từ các nhà cung cấp với nhiều hình thức khác nhau như có hoặc không có văn bản thỏa thuận, có hoặc không có hợp đồng, đơn giá, phương án hoàn trả,… hoặc thiếu thông tin chi tiết chủ yếu chỉ có biên bản bàn giao với tổng giá trị hàng hóa mượn theo hợp đồng, thỏa thuận là 1.061 tỉ đồng và mượn bằng hiện vật không có giá trị.
Kiểm toán Nhà nước cho biết đã chuyển danh sách các đơn vị, địa phương vay, mượn kit test có dấu hiệu bất thường sang Thanh tra Chính phủ để biết và lưu ý khi thực hiện thanh tra theo chuyên đề tại các bộ, ngành, địa phương.
Theo Kiểm toán Nhà nước, việc quản lý kit test Covid-19 vẫn còn nhiều hạn chế |
Theo Kiểm toán Nhà nước , trong 2 năm 2020-2021, để phòng chống dịch Covid-19, Chính phủ đã huy động hơn 376.000 tỉ đồng và hỗ trợ hơn 142.000 tấn gạo để các địa phương chống dịch, trong đó số tiền thực chi chống dịch tính đến cuối năm 2021 khoảng 351.000 tỉ đồng.
Đây là số liệu nêu trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội về tổng hợp kết quả kiểm toán việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ.
Trong đó, đối với chính sách thuế đã gia hạn, giảm thu từ các gói hỗ trợ chính sách thuế năm 2020 khoảng 111.000 tỉ đồng, năm 2021 khoảng 72.100 tỉ đồng.
Chính sách hỗ trợ từ lĩnh vực hải quan không thu khoảng 201 tỉ đồng (thuế giá trị gia tăng khoảng 193 tỉ đồng, thuế nhập khẩu 7,9 tỉ đồng); miễn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng phục vụ phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp 63,3 tỉ đồng.
Đối với chính sách tín dụng, đến cuối năm 2021, tổng giá trị nợ lũy kế đã miễn, giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ là 91.400 tỉ đồng, trong đó tiền lãi đã miễn, giảm giữ nguyên nhóm nợ là 1.108 tỉ đồng/469.159 khách hàng, tương đương mức miễn giảm lãi bình quân 2,36 triệu đồng/khách hàng.
Giảm lãi suất cho vay 57.724 tỉ đồng, trong đó giảm cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khoảng 36.811 tỉ đồng; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch Covid-19 qua Ngân hàng Nhà nước là 621 tỉ đồng, giảm qua Napas 1.742 tỉ đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ an sinh xã hội và phục hồi kinh tế đã giải ngân từ nguồn ngân sách nhà nước, năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 14.023 tỉ đồng. Trong đó, tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất trên 786 tỉ đồng, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt 13.100 tỉ đồng.
Tiếp đó, năm 2021 thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngân sách đã hỗ trợ người dân 13.964,6 tỉ đồng, trong đó nhóm chính sách về bảo hiểm đến 31/12/2021 là 5.438,7 tỉ đồng, hỗ trợ bằng tiền mặt là 6.210 tỉ đồng, cho vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội là 2.315 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, hỗ trợ từ nguồn kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP bằng tiền cho 12.868.602 lao động với tổng số 30.834,6 tỉ đồng, thực hiện giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 346.664 đơn vị, tương ứng 11.393.272 lao động với số tiền giảm 2.149,9 tỉ đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ an sinh xã hội và phục hồi kinh tế đã giải ngân từ nguồn ngân sách nhà nước, năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 14.023 tỉ đồng. Trong đó, tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất trên 786 tỉ đồng, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt 13.100 tỉ đồng.
Tiếp đó, năm 2021 thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngân sách đã hỗ trợ người dân 13.964,6 tỉ đồng, trong đó nhóm chính sách về bảo hiểm đến 31/12/2021 là 5.438,7 tỉ đồng, hỗ trợ bằng tiền mặt là 6.210 tỉ đồng, cho vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội là 2.315 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, hỗ trợ từ nguồn kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP bằng tiền cho 12.868.602 lao động với tổng số 30.834,6 tỉ đồng, thực hiện giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 346.664 đơn vị, tương ứng 11.393.272 lao động với số tiền giảm 2.149,9 tỉ đồng.