Kiểm toán nắm vai trò quan trọng trong công tác quản lý nguồn nước tại lưu vực sông Mekong

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam chủ trì tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm kiểm toán hợp tác về công tác quản lý nguồn nước tại lưu vực sông Mekong ngày 30/11 vừa qua.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nepal, Mông Cổ, Bhutan, Pakistan, Nhật Bản và Oman. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Doãn Anh Thơ điều hành Hội thảo.

Phát biểu chào mừng, ông Prajuck Boonyoung - Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Vương quốc Thái Lan, Chủ tịch Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2021-2024 khẳng định, Hội thảo là cơ hội để các nước thành viên các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến dự án hợp tác kiểm toán.

“Hiện nay các quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tuy nhiên, tôi tin rằng các thành viên ASOSAI có thể nâng cao khả năng phục hồi và phản ứng nhanh chóng với những thách thức mới” - Chủ tịch ASOSAI nói.

Kiểm toán nắm vai trò quan trọng trong công tác quản lý nguồn nước tại lưu vực sông Mekong

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Doãn Anh Thơ cho biết, năm 2018, Đại hội ASOSAI lần thứ 14 đã chính thức thông qua Tuyên bố Hà Nội về Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững với các trụ cột chính: Thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ASOSAI; phát triển năng lực cho các SAI thành viên trong lĩnh vực kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết thách thức về môi trường toàn cầu.

Tuyên bố Hà Nội đã trở thành văn kiện quan trọng về tầm nhìn chiến lược cho giai đoạn phát triển tiếp theo của ASOSAI trong việc theo đuổi và hiện thực hóa Chương trình Nghị sự 2030 về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc.

Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu trong Tuyên bố Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã chủ trì, phối hợp cùng với SAI Myanmar và Thái Lan triển khai cuộc kiểm toán, cùng sự hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật của các chuyên gia đến từ SAI Malaysia, Indonesia và Ngân hàng thế giới (WB). Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song đến nay, với những nỗ lực to lớn của tất cả các SAI tham gia và đồng nghiệp quốc tế, cuộc kiểm toán đã thành công tốt đẹp.

Đánh giá về kết quả kiểm toán, trên cơ sở tổng hợp báo cáo tóm tắt kết quả kiểm toán của 3 Cơ quan Kiểm toán Nhà nước của Việt Nam, Myanmar và Thái Lan cho thấy, trên cơ sở tổng hợp báo cáo tóm tắt kết quả kiểm toán, Chính phủ 3 nước đã có sự quan tâm, chú trọng và đưa ra nhiều nỗ lực, giải pháp trong công tác quản lý nguồn nước sông Mekong gắn với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Cụ thể, 3 nước này đã hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 phù hợp với tình hình của mỗi quốc gia và ban hành các quy định, văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng cơ sở pháp lý về quản lý tài nguyên nước. Đồng thời, 3 nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn lực cần thiết và tổ chức thực hiện giám sát, cảnh báo về số lượng, chất lượng nguồn nước; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế các cấp về nguồn nước lưu vực sông Mekong nhằm chia sẻ, trao đổi và thống nhất với nhau cùng có lợi...

Tuy nhiên, các báo cáo kiểm toán cũng phản ánh tình trạng suy thoái nguồn nước sông Mekong, những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, sinh kế, đời sống của người dân đã và đang diễn ra tại 3 quốc gia.

Qua kiểm toán, 3 cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã đưa các cảnh báo về nguy cơ, rủi ro và hệ quả của tình trạng suy thoái tài nguyên nước sông Mekong và kiến nghị nhiều giải pháp hữu ích, có tính khả thi cao trực tiếp đến Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Tại Hội thảo, các SAI cũng tập trung chia sẻ, làm rõ hơn về các vấn đề được quan tâm như việc ứng dụng công nghệ viễn thám trong quá trình tổ chức triển khai kiểm toán; công tác truyền thông về các kết quả nổi bật của cuộc kiểm toán; việc giải quyết các vấn đề xuyên biên giới liên quan đến nguồn nước lưu vực sông Mekong; nguồn kinh phí để giải quyết các vấn đề còn tồn tại theo kiến nghị của cuộc kiểm toán…

Cũng tạo buổi hội thảo, đại diện KTNN Việt Nam cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần phải nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề ngập mặn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cũng như tiếp tục chung tay với các nước trên lưu vực sông Mê công để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước sông Mekong. Đại diện của Việt Nam cũng đánh giá cao vai trò của kiểm toán trong việc đã chỉ ra những rủi ro và hệ quả của tình trạng suy thoái tài nguyên nước sông Mekong, những kiến nghị và giải pháp hữu ích, có tính khả thi cao trực tiếp đến Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

“Chúng tôi tin rằng những kết quả và kiến nghị kiểm toán sẽ góp phần quan trọng trong việc khắc phục những tồn tại, hạn chế và tăng cường tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý tài nguyên nước, gắn với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của từng quốc gia nói riêng và toàn thể cộng đồng lưu vực sông Mê Công nói chung” – Ông Đinh Văn Dũng - Phó Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III khẳng định.

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam - Hoa Kỳ: Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Việt Nam - Hoa Kỳ: Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phó Thủ tướng đánh giá cao Giáo sư Thomas Vallely đã có nhiều đóng góp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có phát triển nguồn nhân lực, giáo dục.
Khai thác cát trái phép tại một số địa phương vẫn diễn biến phức tạp

Khai thác cát trái phép tại một số địa phương vẫn diễn biến phức tạp

Cử tri và nhân dân tiếp tục bày tỏ sự lo lắng về tình trạng khai thác cát trái phép ở Hà Nội và một số địa phương diễn biến phức tạp.
Thủ tướng: Việt Nam kiên quyết không chấp nhận mô hình "tăng trưởng trước, dọn dẹp sau"

Thủ tướng: Việt Nam kiên quyết không chấp nhận mô hình "tăng trưởng trước, dọn dẹp sau"

Sáng 19/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2024.
Nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có ý nghĩa quan trọng để nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức.
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên

Khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên

Sáng 19/3, tại Hà Nội, chương trình Diễn đàn DN Việt Nam thường niên và gặp gỡ cộng đồng DN FDI sẽ chính thức diễn ra với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ.
Việt Nam - Uzbekistan: Thúc đẩy hợp tác về thương mại và các ngành công nghiệp mũi nhọn

Việt Nam - Uzbekistan: Thúc đẩy hợp tác về thương mại và các ngành công nghiệp mũi nhọn

Thủ tướng đề nghị hai nước tăng cường hợp tác trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như dầu khí, nông nghiệp để bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh lương thực.
Thúc đẩy thực chất hợp tác song phương giữa Việt Nam - Uzbekistan

Thúc đẩy thực chất hợp tác song phương giữa Việt Nam - Uzbekistan

Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan tới Việt Nam là dịp để hai bên củng cố, thúc đẩy thực chất hợp tác song phương trên các lĩnh vực thế mạnh.
Rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không khả thi

Rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không khả thi

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024.
Phải chặt đứt đường dây lừa “việc nhẹ lương cao”

Phải chặt đứt đường dây lừa “việc nhẹ lương cao”

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh phải chặt đứt đường dây dùng chiêu "việc nhẹ lương cao", không để tiếp tục dụ dỗ, lôi kéo thanh thiếu niên.
Làm rõ thực trạng, đề xuất nhiều giải pháp đối với các vấn đề chất vấn

Làm rõ thực trạng, đề xuất nhiều giải pháp đối với các vấn đề chất vấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đánh giá cao phần trả lời chất vấn, tán thành và ghi nhận các giải pháp, các cam kết của các vị Bộ trưởng.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Công tác ngoại giao kinh tế sẽ tập trung vào 6 trọng tâm

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Công tác ngoại giao kinh tế sẽ tập trung vào 6 trọng tâm

Trên cơ sở tin cậy chính trị được củng cố, tăng cường, trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao đã đặt ra 6 trọng tâm trong công tác ngoại giao kinh tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin

Thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Thư chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Huy động nguồn lực tạo chuyển biến đột phá cho phát triển văn hoá

Huy động nguồn lực tạo chuyển biến đột phá cho phát triển văn hoá

Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 có nhiệm vụ huy động các nguồn lực tạo chuyển biến đột phá cho phát triển văn hoá.
Doanh nghiệp Đan Mạch mong muốn đầu tư cảng biển container nước sâu lớn và hiện đại ở Việt Nam

Doanh nghiệp Đan Mạch mong muốn đầu tư cảng biển container nước sâu lớn và hiện đại ở Việt Nam

Đại diện doanh nghiệp Đan Mạch bày tỏ mong muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư để xây dựng các cảng biển container nước sâu lớn nhất và hiện đại ở Việt Nam.
Bộ Ngoại giao đang triển khai đàm phán với 80 nước về miễn thị thực song phương

Bộ Ngoại giao đang triển khai đàm phán với 80 nước về miễn thị thực song phương

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Bộ Ngoại giao đang triển khai đàm phán với 80 nước về miễn thị thực song phương.
Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự rất khách quan, có tính định hướng

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự rất khách quan, có tính định hướng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".
Báo chí cần tiếp tục phản ánh sâu sắc, sinh động hơi thở, nhịp đập của cuộc sống

Báo chí cần tiếp tục phản ánh sâu sắc, sinh động hơi thở, nhịp đập của cuộc sống

Các cơ quan báo chí bám sát thực tiễn sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, các vấn đề thời sự, phản ánh sâu sắc, sinh động hơi thở, nhịp đập của cuộc sống.
Bộ trưởng Bộ Tài chính nói về chi phí định mức trong tính giá xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói về chi phí định mức trong tính giá xăng dầu

Trả lời chất vấn về chi phí định mức trong tính giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ chấp nhận các chi phí thực tế hợp lý của DN đầu mối.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tân Tổng giám đốc

Ngày 18/3, Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có Quyết định bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn.
Đường mía nhập khẩu từ Lào, có phải chịu hạn ngạch thuế quan?

Đường mía nhập khẩu từ Lào, có phải chịu hạn ngạch thuế quan?

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Chính, đại biểu Quốc hội nêu, mặt hàng đường mía nhập khẩu có xuất xứ từ Lào, có thuộc mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan hay không?
Chiều nay 18/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ trả lời chất vấn Quốc hội

Chiều nay 18/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ trả lời chất vấn Quốc hội

Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về công tác bảo hộ công dân;giải pháp chống tiêu cực trong hoạt động ngoại giao.
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tư duy nhất quán về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tư duy nhất quán về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 18/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị trực tuyến học tập, tuyên truyền cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sẽ siết chặt hoạt động của các công ty kiểm toán

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sẽ siết chặt hoạt động của các công ty kiểm toán

Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục siết chặt hoạt động của các công ty kiểm toán để kiểm tra lại một số bộ hồ sơ, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cấm tư vấn sai, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cấm tư vấn sai, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, hoặc tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động