Kiểm soát chặt rượu ngoại nhập |
Thực tế hiện nay, số lượng rượu tự nấu thủ công, không rõ nguồn gốc chiếm khoảng 2/3 trên thị trường nhưng cơ quan chức năng khó kiểm soát được. Việc sử dụng rượu không bảo đảm ATVSTP ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dùng. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người dùng, bà Phạm Thị Vĩnh Hà - Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thûúng) - cho rùçng, bïn caånh sự phối hợp chặt giữa Bộ Y tế và Bộ Công Thương, cần hướng các hộ sản xuất rượu vào hiệp hội để sản xuất theo quy trình, quy chuẩn… mới có thể kiểm soát được.
Thực hiện Công điện hỏa tốc của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý ATVSTP đối với sản phẩm rượu, Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu…, thời gian qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý địa bàn. Đồng thời, kiểm tra, kiểm soát đối với sản phẩm rượu do dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh nấu rượu thủ công nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi sản xuất rượu giả, sử dụng cồn công nghiệp, nguyên liệu không được phép sử dụng để pha chế rượu, góp phần ngăn chặn các vụ ngộ độc rượu diễn ra trên địa bàn. Thông qua hoạt động kiểm tra, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, trong đó có mặt hàng rượu. Chủ động phối hợp với doanh nghiệp và cơ quan chức năng liên quan triển khai các biện pháp để phát hiện, làm rõ việc nhập lậu rượu trái phép, sản xuất, kinh doanh rượu giả, kém chất lượng trên thị trường.
Báo cáo của Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2019, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã thu giữ 3.702 chai và 15.067 lít rượu. Các hành vi vi phạm chủ yếu về điều kiện an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng… Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín, doanh thu của doanh nghiệp có thương hiệu mà còn gây thiệt hại lớn đến sức khỏe cho người tiêu dùng.
Thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc; trong đó, tập trung vào một số mặt hàng như rượu, hương liệu, chất phụ gia...; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh về tác hại của việc kinh doanh và sử dụng thực phẩm không bảo đảm ATVSTP… |