Kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than và kinh nghiệm từ Nhật Bản

Chiều 25/9 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Chính sách và công nghệ kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than Việt Nam”.
EVN yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than nâng cao độ khả dụng Các dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Đẩy nhanh tiến độ, chú trọng đến yếu tố môi trường Thực hiện tuyên bố JETP: Chính phủ phê duyệt đề án tiến tới đóng cửa nhà máy điện than kém hiệu quả

Hội thảo do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công Thương phối hợp cùng Viện Nghiên cứu EXRI (Nhật Bản) và các đơn vị có liên quan phối hợp tổ chức.

Hội thảo cũng nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản về Quản lý phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than Việt Nam.

Bảo vệ môi trường ngành nhiệt điện than là nhiệm vụ trọng tâm

Kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than và kinh nghiệm từ Nhật Bản
Bảo vệ môi trường ngành nhiệt điện than là trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Đỗ Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp - Bộ Công Thương cho biết: Thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững, Bộ Công Thương Việt Nam đang hướng tới một nền sản xuất giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Ngày 08 tháng 09 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2025, trong đó đã đưa nội dung bảo vệ môi trường ngành nhiệt điện than là trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương, hài hòa giữa phát triển, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa hai nước, với sự tài trợ của Bộ Môi trường - Nhật Bản, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp đã phối hợp với nhóm đối tác Nhật Bản, đại diện là Viện nghiên cứu Exri về Quản lý phát thải Thủy ngân ngành nhiệt điện than triển khai nhiều hoạt động, bao gồm kiểm kê phát thải thủy ngân tại một số nhà máy nhiệt điện than Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm của hai nước về xây dựng chính sách, công nghệ kiểm soát và giám sát phát thải thủy ngân…

Tại hội thảo “Chính sách và công nghệ kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than Việt Nam”, các đại biểu đã cùng trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm về xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn phát thải thủy ngân, công nghệ hiện có để kiểm soát phát thải thủy ngân của Nhật Bản. Đây cũng là cơ hội để các nhà máy nhiệt điện cũng như cơ quan quản lý Việt Nam trao đổi thông tin về bảo vệ môi trường trong ngành nhiệt điện than trong bối cảnh có nhiều thay đổi về quy định pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.

Theo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp, hiện cả nước có 33 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động. Tổng công suất lắp đặt thực tế 27.264 MW. Một số nhà máy nhiệt điện than đã vận hành trong nhiều năm như nhà máy nhiệt điện Phả Lại1, Ninh Bình; Một số nhà máy nhiệt điện than công suất nhỏ như Cao Ngạn, Nông Sơn, Na Dương, An Khánh. Nhiều nhà máy nhiệt điện than hiện đại, công suất lớn đi vào hoạt động thời gian gần đây như Sông Hậu 1, Nghi Sơn 2, Thái Bình 2, Vân Phong 1…

Kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than và kinh nghiệm từ Nhật Bản
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 (Hậu Giang) là một trong những nhà máy nhiệt điện than hiện đại, công suất lớn được khánh thành tháng 7/2022

Hiện Việt Nam đã và đang thực hiện công tác kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than. Cụ thể như: Dự án “Giảm phát thải thủy ngân từ hoạt động đốt than trong ngành năng lượng Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng năm và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) triển khai trong năm 2015 - 2016. Dự án đã khảo sát và lấy mẫu tại 08 mỏ than khu vực phía bắc, đưa ra hàm lượng thủy ngân trung bình trong than nguyên liệu; Lấy mẫu và phân tích hàm lượng thủy ngân trong than, tro bay, xỉ đáy, khí thải (pha hơi) tại 3 nhà máy nhiệt điện; tính toán phát thải thủy ngân cho 26 nhà máy nhiệt điện than theo phương pháp của UNEP.

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp cũng đang phối hợp với Viện nghiên cứu EXRI, dưới sự tài trợ của Bộ Môi trường Nhật Bản để triển khai Dự án kiểm kê phát thải thủy ngân trong ngành nhiệt điện than. Dự án sẽ lựa chọn, điều tra khảo sát và lấy mẫu theo loại hình công nghệ, than nguyên liệu đầu vào của các nhà máy nhiệt điện than; Tính toán cân bằng thủy ngân trong quá trình đốt tại nhà máy.

Từ thực tế Dự án này, nhóm làm dự án cũng đưa ra ý kiến trao đổi tại hội thảo, đó là cần có một chương trình kiểm kê phát thải thủy ngân đầy đủ để xác định hàm lượng, nồng độ thủy ngân, hệ số phát thải theo than nguyên liệu và công nghệ, khả năng đáp ứng theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) mới về thủy ngân.

Kinh nghiệm kiểm soát phát thải thủy ngân đến từ Nhật Bản

Tại hội thảo, ông Osamu SAKAMOTO - đại diện Viện nghiên cứu EXRI (Nhật Bản) đã chia sẻ những kinh nghiệm kiểm soát phát thải thủy ngân tại Nhật Bản.

Ông Osamu SAKAMOTO cho biết, đáng chú ý nhất trong công tác kiểm soát phát thải thủy ngân tại Nhật Bản là nước này đã tiến hành sửa đổi Luật APCA (Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí).

Vào tháng 11/2015, Chính phủ Nhật Bản đã Sửa đổi Pháp lệnh Nội các để thi hành Luật APCA (trong đó nêu rõ các cơ sở phát thải thủy ngân chỉ định đặc biệt là đối tượng của Công ước Minamata).

Tiếp đó đến tháng 02/2016, Nhật Bản chấp nhận Công ước Minamata về thủy ngân. Tháng 08/2017 Công ước Minamata về thủy ngân có hiệu lực.

Các nguyên tắc về thực thi được quy định rõ tại Luật này. Nhật Bản đã kết hợp hợp lý các giải pháp kiểm soát phát thải thủy ngân và nỗ lực tự nguyện của các cơ sở kinh doanh để thực thi các giải pháp chính sách hạn chế phát thải thủy ngân ra môi trường không khí để kiểm soát phát thải thủy ngân hiệu quả, đảm bảo thực thi chính xác và hiệu quả Công ước.

Bộ Môi trường Nhật Bản cũng ban hành các Nghị định quy định các tiêu chuẩn phát thải thủy ngân theo loại hình và quy mô của từng cơ sở, đưa ra giới hạn nồng độ thủy ngân phát thải vào môi trường không khí cho các cơ sở phát thải thủy ngân trên cơ sở cân nhắc tới trình độ kỹ thuật cũng như năng lực tài chính của các cơ sở đó để giảm phát thải tối đa.

Cá nhân nào có ý định xây dựng hoặc thay đổi kết cấu của một công trình phát thải thủy ngân đều phải nộp báo cáo trước lên Thống đốc của địa phương.

Thống đốc địa phương có thể yêu cầu cá nhân đó thay đổi hoặc hủy quy hoạch trong vòng 60 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông báo nêu trên.

Các cơ sở phát thải thủy ngân đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải thủy ngân. Khi một cơ sở không tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải, Thống đốc có thể kêu gọi cơ sở đó thực hiện các giải pháp thích hợp để cắt giảm phát thải thủy ngân và chỉ định thời hạn nhất định.

Trong Luật cũng quy định rõ về việc đo lường nồng độ thủy ngân. Cụ thể, mỗi cơ sở phải đo lường nồng độ thủy ngân và lưu hồ sơ kết quả theo quy định tại Nghị định của Bộ Môi trường Nhật Bản.

Nhật Bản cũng đề cao nỗ lực tự nguyện của các cơ sở trong việc kiểm soát phát thải thủy ngân. Cụ thể, cơ sở phát thải một lượng thủy ngân đáng kể và thuộc đối tượng cần kiểm soát phát thải theo quy định tại Pháp lệnh Nội các phải thiết lập tiêu chuẩn phát thải tự nguyện (của riêng cơ sở đó hoặc liên kết với các cơ sở khác); Đo lường nồng độ thủy ngân và lưu hồ sơ kết quả đó, đồng thời, thực hiện các giải pháp cần thiết để kiểm soát phát thải thủy ngân ra môi trường không khí và công khai tình trạng cũng như kết quả đánh giá công tác thực hiện các giải pháp đó.

Tại Nhật Bản, việc kiểm soát phát thải thủy ngân được quy trách nhiệm cụ thể tới địa phương. Chính quyền địa phương nỗ lực để cung cấp thông tin cần thiết nhằm khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các giải pháp cắt giảm phát thải thủy ngân, đồng thời nỗ lực phổ biến kiến thức về các giải pháp kiểm soát phát thải thủy ngân.

Thống đốc có thể yêu cầu cơ sở phát thải thủy ngân báo cáo tình trạng phát thải thủy ngân và chỉ đạo các chuyên viên đến cơ sở kiểm tra. Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản có thể yêu cầu báo cáo và chỉ đạo chuyên viên kiểm tra tại cơ sở trong trường hợp khẩn cấp.

Công ước Minamata về thủy ngân

Công ước Minamata về thủy ngân làm một công cụ pháp lý toàn cầu về thủy ngân được thông qua tại Minamata - Nhật Bản vào tháng 10 năm 2013. Công ước hướng tới kiểm soát và giảm thiểu sử dụng và phát thải thủy ngân từ các sản phẩm, các quá trình sản xuất, chế biến và các ngành công nghiệp. Đến nay đã có 181 quốc gia tham gia Công ước.

Sau nhiều bước chuẩn bị và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1811/QĐ-TTg ngày 04/10/2013, Bộ Công Thương đã tham dự Hội nghị đại diện quốc gia tại Nhật Bản vào tháng 10/2013 và thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Công ước Minamata về thủy ngân.

Nội dung chính của Công ước Minamate về thủy ngân là đưa ra quy định kiểm soát các hoạt động liên quan đến sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối, vận chuyển, sử dụng, lưu trữ và thải bỏ thủy ngân nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường do phát thải nhân sinh của thủy ngân và các hợp chất thủy ngân. Các quốc gia thành viên sau khi ký kết sẽ có lộ trình đến giai đoạn năm 2020 - 2025 để thực thi các quy định của Công ước.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay 11/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết hôm nay 11/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết hôm nay 11/5, Tây Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 11/5/2025: Cảnh báo gió giật mạnh

Thời tiết biển hôm nay 11/5/2025: Cảnh báo gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 11/5/2025, hầu khắp các vùng biển có mưa rào và dông, khu vực Biển Đông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Biên phòng Trường Sa: Vững vàng nơi đảo tiền tiêu

Biên phòng Trường Sa: Vững vàng nơi đảo tiền tiêu

Giữa trùng khơi đầy sóng gió, Đồn Biên phòng Trường Sa vẫn ngày đêm giữ vững chủ quyền, đồng hành cùng ngư dân, bảo vệ bình yên nơi đầu sóng ngọn gió.
Duy Mạnh sẽ rút đơn kiện Mercedes, chuẩn bị ra ca khúc

Duy Mạnh sẽ rút đơn kiện Mercedes, chuẩn bị ra ca khúc 'Bố chuột'

Ca sĩ Duy Mạnh tiếp tục lên tiếng bày tỏ thái độ bức xúc về vụ kiện hãng xe Mercedes-Benz trước sự thiếu trách nhiệm trong việc xử lý sự cố cháy xe của mình.
SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

Học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong top đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết so với các nước khu vực Đông Nam Á.

Tin cùng chuyên mục

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Việc hỗ trợ nguồn vốn sẽ giúp các nhóm sinh viên hoàn thiện và hiện thực hóa các dự án khởi nghiệp hướng đến khởi tạo doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định chất lượng cho bốn ngành học, khẳng định cam kết về đào tạo chất lượng cao trong năm 2025.
Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Sáng 10/5, tại thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành “Điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu mang tên “Hoa Phượng Đỏ”.
Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký tờ trình gửi Chính phủ bao gồm nội dung về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.
Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 10/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có những nơi mưa to hoặc rất to. Riêng phía Đông Bắc Bộ ngày 11/5 có mưa vài nơi.
Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/5/2025, Vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió chuyển hướng đông bắc và hoạt động mạnh dần lên.
Doanh thu

Doanh thu 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình' tháng 4 sẽ dành tặng cựu chiến binh

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sẽ dùng doanh thu nhạc số của ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" trong tháng 4 để tặng cho cựu chiến binh.
Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Theo Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, cấp xã/phường dự kiến sẽ nhận thêm 120 nhiệm vụ.
Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nam tính toán lại chi phí đầu tư tuyến cao tốc theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, trước khi trình Thủ tướng xem xét hỗ trợ vốn.
Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, báo chí không chỉ là công cụ truyền thông mà là đối tác chiến lược, đồng hành, phản biện, kiến tạo và lan tỏa giá trị.
Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Chiều 9/5 tại Hải Phòng, Thiếu tướng Nguyễn An Phong nhận bàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân từ Trung tướng Nguyễn Văn Bổng.
Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển xác nhận có tổ chức chương trình tôn vinh thương hiệu, nhưng chưa thông tin việc cấp chứng nhận cho Lòng Chát quán.
Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Chiều 9/5, Bộ tư lệnh Quân khu 3 tổ chức Hội nghị bàn giao công việc Phó Chính ủy Quân khu giữa Thiếu tướng Bùi Công Chức và Thiếu tướng Nguyễn Nam Tiến.
Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Bộ tư lệnh Quân đoàn 34 tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 34 giữa Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực và Trung tướng Đào Tuấn Anh.
Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Nhiều Đại biểu Quốc hội đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm nhựa dùng một lần nhằm giảm phát thải, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.
Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Mận cherry Sơn La đỏ rực phố chợ Hà Nội, giá chỉ từ 10.000 đồng/kg, gây "sốt" nhờ hình đẹp, vị ngọt, đóng gói chuyên nghiệp và phân phối cực nhanh.
Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Thành công sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quy trình Hợp Trí, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tháp Mười đề xuất nhân rộng lên 1.200 ha.
Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 nhiệm kỳ 2025 - 2030 khẳng định quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và xây dựng đơn vị chính quy, mẫu mực, tiêu biểu.
70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Sáng 9/5, PC Hải Phòng kỷ niệm 70 năm ngành Điện, tri ân quá khứ, lan tỏa khát vọng và giữ vững dòng điện niềm tin cho thành phố Cảng.
Trung tâm dạy thêm mọc như

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Sau khi Thông tư 29 đi vào thực thi, các trung tâm giáo dục mọc lên như “nấm sau mưa”, cảnh báo công tác quản lý và chất lượng dạy, học.
Mobile VerionPhiên bản di động