Những sự kết hợp thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường Các triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường và cách phòng tránh |
Lượng đường trong máu cao xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Nếu người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát được lượng đường trong máu dễ dẫn các biến chứng sức khỏe lâu dài và nghiêm trọng như bệnh tim, giảm thị lực, rối loạn thận.
Những cách để cân bằng lượng đường trong máu đơn giản, hiệu quả được các bác sĩ khuyến cáo gồm:
Bổ sung protein trong chế độ ăn uống
Ăn thực phẩm chứa protein có thể giúp giảm lượng đường trong máu tăng lên và giữ cho nó không thay đổi trong một thời gian dài. Cố gắng cân bằng carbohydrate với chất béo lành mạnh, protein và rau quả trong bữa ăn.
Cần duy trì chế độ ăn khoa học, lành mạnh để kiểm soát tốt lượng đường trong máu |
Ăn trái cây và rau
Nên tập trung vào lối sống lành mạnh thay vì chỉ tập luyện và ăn kiêng lành mạnh. Nên ăn trái cây, nhiều rau và ngũ cốc nguyên hạt, chọn sữa không béo và thịt nạc. Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo và đường sẽ giúp bạn ổn định lượng đường trong máu.
Tăng tiêu thụ chất xơ
Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và hấp thụ đường, nhờ đó giúp lượng đường trong máu tăng ổn định mà không đột ngột. Có hai loại chất xơ là chất xơ không hòa tan và hòa tan. Mặc dù, cả hai đều quan trọng nhưng chất xơ hòa tan đã được chứng minh có tác dụng cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 1 tốt hơn. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Rau; trái cây; cây họ đậu; các loại ngũ cốc.
Lượng chất xơ hàng ngày theo khuyến nghị khoảng 25 gam đối với phụ nữ và 38 gam đối với nam giới. 14 gam chất xơ cần thiết cho chế độ ăn 1.000 calo.
Bổ sung vitamin B6
Vitamin B6 có thể giúp bệnh nhân tiểu đường cân bằng lượng đường trong máu. Trên thực tế, theo một nghiên cứu, bổ sung vitamin B6 sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp giữ lượng đường trong máu trong phạm vi lành mạnh. Không chỉ vậy, nó còn ngăn ngừa tình trạng mất nước, giúp thận đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài qua nước tiểu. Uống nhiều nước hơn và thường xuyên có thể làm giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp đạt được và duy trì cân nặng vừa phải; đồng thời làm tăng độ nhạy insulin. Khi đó các tế bào sẽ sử dụng lượng đường có sẵn trong máu một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng giúp cơ bắp sử dụng lượng đường trong máu để tạo năng lượng và co cơ.
Nếu lượng đường trong máu không ổn định, nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn. Thông qua đó, sẽ biết được cách cơ thể phản ứng với các hoạt động khác nhau và giữ cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp.
Theo các bác sĩ Khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Hải Phòng, hiện nay, cùng với sự phát triển của y học và xã hội, việc phát hiện các yếu tố nguy cơ và tầm soát các yếu tố sớm để phòng ngừa và điều trị bệnh tiều đường từ giai đoạn rất sớm rất cần thiết, để giảm gánh nặng cho bệnh nhân và xã hội.