Kiểm soát CPI dưới 4%: Hoàn toàn khả thi

Dịch Covid-19 diễn biến nhanh, phức tạp ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành, các cấp, mục tiêu kiểm soát CPI bình quân dưới 4% trong năm nay là hoàn toàn khả thi. Đây là khẳng định của bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.
Thưa bà, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 8 tháng đầu năm tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát được xem là vẫn trong tầm kiểm soát; vậy bà có thể đánh giá về diễn biến của CPI trong những tháng đầu năm 2021?

CPI tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 2,82% so với tháng 8/2020. Tính chung 8 tháng, CPI tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2021 với mức tăng lần lượt là: 1,91%; 3,84%; 3,52%; 2,57%; 3,96% và 1,79%.

Các yếu tố làm tăng CPI 8 tháng đầu năm là: Giá xăng dầu trong nước bình quân 8 tháng tăng 22,86%, làm CPI chung tăng 0,82 điểm phần trăm; giá bán lẻ gas được điều chỉnh tăng 6 đợt và giảm 2 đợt, khiến giá gas tăng 20,26% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm. Ngoài ra, giá dịch vụ giáo dục tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 8 tháng tăng 6% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng.

Kiểm soát CPI dưới 4%: Hoàn toàn khả thi

Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân làm giảm CPI 8 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước như: Giá các mặt hàng thực phẩm 8 tháng giảm 0,38%, làm CPI giảm 0,08 điểm phần trăm. Ngoài ra, việc Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19, trong đó gói hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng tác động làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm.

Ảnh hưởng của dịch khiến người dân hạn chế đi lại, làm giá vé tàu hỏa 8 tháng giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước; giá vé máy bay giảm 19,85%; giá du lịch trọn gói giảm 2,76%...

Mặc dù CPI 8 tháng đầu năm tăng thấp nhất so với cùng kỳ giai đoạn từ năm 2016 đến nay song nhiều nhận định cho rằng, nguy cơ lạm phát cao vẫn đang tiềm ẩn vào cuối năm 2021 và năm 2022. Vậy mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm dưới 4% có khả thi không, và cần những giải pháp gì để kiểm soát lạm phát, thưa bà?

Dịch Covid-19 diễn biến nhanh, nguy hiểm, phức tạp ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội và đời sống của nhân dân, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành, các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định giá cả thị trường, nên tôi đánh giá mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Có thể nói, năm 2021, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng về lâu dài giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng, cùng với nỗ lực phục hồi kinh tế bằng các chính sách tài khóa, nới lỏng tiền tệ khiến nguy cơ lạm phát cao tiềm ẩn vào năm 2022. Để kiểm soát bền vững lạm phát năm 2022, Tổng cục Thống kê kiến nghị, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào 6 giải pháp điều hành.

Kiểm soát CPI dưới 4%: Hoàn toàn khả thi
Cần tăng năng lực sản xuất của những ngành hàng quan trọng đối với nền kinh tế

Thứ nhất, cần chủ động thực hiện bảo đảm cân đối cung-cầu, bình ổn thị trường, giá cả, nhất là những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát hiện nay. Tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung-cầu, xúc tiến thương mại; triển khai các chương trình kích cầu nội địa, nhằm kích thích tiêu dùng và hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.

Thứ hai, đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần chỉ đạo theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và kết hợp sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu phù hợp, để hạn chế mức tăng giá mặt hàng này đến CPI chung.

Thứ ba, đối với nguyên liệu đầu vào quan trọng như sắt thép, vật liệu xây dựng, cần thúc đẩy tăng năng lực sản xuất trong nước, việc cung ứng cho thị trường trong nước nên được ưu tiên hơn thị trường xuất khẩu. Đồng thời, chủ động các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá các mặt hàng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Thứ tư, cần có các biện pháp bình ổn giá thức ăn chăn nuôi để tháo gỡ khó khăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Các công ty sản xuất thức ăn nghiên cứu giải pháp tối đa hóa nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu, nhằm giảm chi phí sản xuất để giảm giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm.

Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần sử dụng đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Thứ sáu, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành tổ chức tốt công tác tuyên truyền, chủ động cung cấp thông tin về công tác điều hành giá, nhất là các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa, hạn chế những thông tin thất thiệt, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn cho thị trường.

Xin cảm ơn bà!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Chỉ cần có chính sách thu hút đầu tư một cách rõ ràng, Việt Nam sẽ nhanh chóng thu hút được dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào các lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

Người lao động không chỉ được hưởng các quyền lợi khám, chữa bệnh, mà còn có thể được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế trong một số trường hợp đặc biệt.
Hải quan nỗ lực tìm hướng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Hải quan nỗ lực tìm hướng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Cục Hải quan vừa có văn bản gửi các Chi cục Hải quan yêu cầu tìm hiểu khó khăn của doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ trước việc áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ.
Ngân hàng thắng lớn quý I/2025: Động lực nào dẫn dắt

Ngân hàng thắng lớn quý I/2025: Động lực nào dẫn dắt

Quý I/2025, lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh nhờ tín dụng bứt phá, biên lãi ròng cải thiện và doanh thu dịch vụ tăng cao.
Thành lập Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, trụ sở đặt tại Thanh Hóa

Thành lập Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, trụ sở đặt tại Thanh Hóa

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 được thành lập sẽ quản lý 4 địa phương, gồm: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa; trụ sở đặt tại tỉnh Thanh Hóa.

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện để Mỹ điều chỉnh chính sách thuế đối ứng

Điều kiện để Mỹ điều chỉnh chính sách thuế đối ứng

Trước sắc lệnh thuế đối ứng của Mỹ, việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu để giảm thiểu ảnh hưởng và tìm giải pháp đàm phán với Mỹ là vấn đề nhiều nước thực hiện
Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Từ ngày 1/7/2025, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội nếu có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8

Thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức công bố quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8, gồm 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Tiền ảo Pi Network: Ảo đến mức nào?

Tiền ảo Pi Network: Ảo đến mức nào?

Pi Network là một trong những đồng tiền ảo mới được chú ý nhất trong thời gian gần đây. Pi Network mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư hay tiềm ẩn rủi ro?
Thông tin mới về hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Thông tin mới về hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Tại họp báo thường kỳ quý I vừa diễn ra, ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính) đã thông tin về quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động.
Họp báo quý I: Bộ Tài chính giải đáp nhiều vấn đề

Họp báo quý I: Bộ Tài chính giải đáp nhiều vấn đề 'nóng'

Nhiều vấn đề nóng liên quan đến chính sách thuế mới của Mỹ với Việt Nam, giải ngân vốn đầu tư công, phát triển kinh tế tư nhân được Bộ Tài chính giải đáp.
Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn” với Ngày hội An toàn giao thông cấp liên tỉnh

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn” với Ngày hội An toàn giao thông cấp liên tỉnh

Sau 5 năm, dự án “Đến trường an toàn” nâng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm từ 42% lên 78%, giúp 15.000 học sinh tại 23 trường ở 6 tỉnh hiểu hơn về an toàn giao thông.
Khai trương MB Cao Bằng, mở ra cơ hội tài chính cho người dân và doanh nghiệp địa phương

Khai trương MB Cao Bằng, mở ra cơ hội tài chính cho người dân và doanh nghiệp địa phương

Ngày 3/4/2025, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức khai trương Chi nhánh MB Cao Bằng tại số 85 - 87 phố Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng.
Manulife phát động cuộc thi “Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á"

Manulife phát động cuộc thi “Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á"

Cuộc thi “Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á” được tập đoàn Manulife toàn cầu phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động
Techcombank tái định nghĩa chi nhánh: Hiện đại, số hóa, khác biệt

Techcombank tái định nghĩa chi nhánh: Hiện đại, số hóa, khác biệt

Từ quý I/2025, Techcombank đã khởi động chiến lược nâng cấp chi nhánh với phiên bản mới khác biệt vượt trội.
Vì sao FiinRatings nâng triển vọng tín nhiệm F88 sang “thuận lợi”?

Vì sao FiinRatings nâng triển vọng tín nhiệm F88 sang “thuận lợi”?

FiinRatings vừa chính thức nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Công ty Cổ Phần Kinh doanh F88 từ “ổn định” lên “thuận lợi”.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank được vinh danh 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp SME.
Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Manulife IM Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024 với nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là hiệu quả hoạt động của các quỹ mở do công ty quản lý.
Khu vực 12 ‘góp’ 189 nghìn tỷ đồng để tín dụng tăng 16%

Khu vực 12 ‘góp’ 189 nghìn tỷ đồng để tín dụng tăng 16%

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 16%, tương đương 2,5 triệu tỷ đồng, trong đó khu vực 12 cần mở rộng thêm 189 nghìn tỷ đồng.
VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố chính thức kết quả kinh doanh ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2024 đạt 1.291 tỷ đồng, gấp 3,44 lần so với năm trước.
Danh Khôi nói gì về nguyên nhân lỗ 137 tỷ năm 2024?

Danh Khôi nói gì về nguyên nhân lỗ 137 tỷ năm 2024?

Công ty CP Tập đoàn Danh Khôi (NRC) vừa công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần hơn 5 tỷ đồng, lỗ ròng khoảng 137 tỷ đồng.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2024 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.
10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

Từ ngày 1/4/2025, 10 bảo hiểm xã hội khu vực và các bảo hiểm xã hội cấp huyện chính thức hoạt động sau khi sắp xếp, tổ chức lại bộ máy.
Mobile VerionPhiên bản di động