Kiểm soát chặt thị trường trước ảnh hưởng của dịch bệnh và xung đột vũ trang tại Ukraine
Quản lý thị trường Thứ ba, 01/03/2022 - 12:50 Theo dõi Congthuong.vn trên
Trên 5.000 que test nhanh Covid-19 bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội thu giữ Thị trường sản phẩm phòng, chống dịch "nóng" trở lại |
Thời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 trong nước diễn ra hết sức phức tạp cùng với tình hình quốc tế có nhiều biến động do xung đột vũ trang tại Ukraine. Những vấn đề này đã làm giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh… cho đến những mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm hằng ngày của người dân tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường trong nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các giải pháp bảo đảm phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan báo chí, thông tin công khai, minh bạch để dư luận rõ.
![]() |
Lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt các cơ sở kinh doanh mặt hàng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 |
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Công điện số 960/CĐ-BCT ngày 01/3/2022 yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo toàn lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch và thực hiện phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính.
Kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch bệnh Covid-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine.
Phối hợp với cơ quan báo chí, thông tin công khai, minh bạch để dư luận rõ về nguyên nhân, hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng dịch bệnh hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính.
Đối với Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung, quyết liệt chỉ đạo công tác quản lý theo địa bàn, thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, giám sát phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông trên thị trường nhất là đối với mặt hàng xăng dầu và thiết bị, vật tư y tế; báo cáo ngay với Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cũng như UBND tỉnh, thành phố tình trạng, nguyên nhân và đề xuất hướng xử lý đối với biến động bất thường về giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn được giao quản lý.
Đồng thời, chủ trì, phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng khác trong Ban chỉ đạo 389 các cấp để kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính.
Tiến hành xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; không được để xảy ra tình trạng quan liêu, bao che, dung túng, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, tham nhũng, hối lộ trong công tác quản lý thị trường. "Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng nếu để đơn vị mình có những vi phạm trong hoạt động công vụ hoặc để xảy ra các hành vi gian lận thương mại bị các cơ quan chức năng hay người dân phản ánh, phát hiện mà không được xử lý"- Công điện của Bộ trưởng nêu rõ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Phân bón giả hoành hành

Quản lý thị trường Nam Định xử phạt cơ sở kinh doanh xăng dầu ghi biển hiệu không đầy đủ

QLTT Nghệ An thu giữ trên 2.000 sản phẩm linh kiện điện thoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế: Phổ biến cách nhận biết hàng thật, hàng giả

Quản lý thị trường Lai Châu: Phát hiện 250kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc
Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịp tháng 5

Quản lý thị trường Long An bắt giữ 150 bao đường cát nhập lậu

Quản lý thị trường Hà Nội: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm đợt 1/2022

Quản lý thị trường An Giang: Liên tục phát hiện hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quản lý thị trường Tây Ninh thu giữ 1.200 gói thuốc lá nhập lậu

Xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Hà Nội: Thu giữ hàng tấn bánh kẹo Trung Quốc giả mạo xuất xứ Nhật Bản

Xử phạt gần 180 triệu đồng cá nhân buôn bán phân bón giả ở Tiền Giang

Xử lý buôn lậu, gian lận thương mại: Thu nộp ngân sách gần 2.000 tỷ đồng

Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế liên tiếp xử lý cửa hàng kinh doanh điện thoại nhập lậu

Tỉnh Vĩnh Long: Phát hiện 1.240 bao thuốc lá nhập lậu

Buôn lậu đường cát tiếp tục tăng ở các tỉnh biên giới

Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường

Tây Ninh: Xử phạt cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên mạng

Quản lý thị trường Lào Cai: Phát hiện 750 gói bánh quy không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quản lý thị trường Gia Lai phát hiện 36 lít thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Tây Ninh: Vận chuyển đường cát nhập lậu, 1 đối tượng bị phạt 16 triệu

Cục Quản lý thị trường Lai Châu: Góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá
