Kiểm soát chặt nhập khẩu, ưu tiên sử dụng phân bón trong nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị thiết lập hành lang kỹ thuật và quy định chế tài nghiêm khắc để ngăn ngừa phân bón giả, kém chất lượng, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp phân bón phát triển, khuyến khích sản xuất, sử dụng các loại phân bón hữu cơ.  

Siết chặt quản lý để ngăn ngừa phân bón giả

Thảo luận ở hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trồng trọt, ngày 9/11, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - đoàn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nội dung các quy định về nhập khẩu mua bán phân bón còn khá sơ sài, chưa có cơ sở để giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra được dư luận quan tâm như tình trạng nhập khẩu phân bón kém chất lượng, phân bón không đảm bảo vệ sinh môi trường, nhập khẩu phân bón tràn lan phụ thuộc nguồn cung của nước ngoài ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp của nước ta.

kiem soat chat nhap khau uu tien su dung phan bon trong nuoc
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy phát biểu tại hội trường

Vì vậy, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định về tính nguyên tắc xuất khẩu, nhập khẩu phân bón như kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phân bón. Việc nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường. Ưu tiên sử dụng phân bón trong nước, chỉ nhập khẩu phân bón khi nguồn cung trong nước không đáp ứng. Bên cạnh đó, ưu tiên việc nhập khẩu phân bón hữu cơ.

Trước vấn đề này, đại biểu Trần Thị Hằng - đoàn Bắc Ninh bày tỏ, Dự thảo Luật vẫn đặt nặng về quản lý cơ học trong cả đầu vào và đầu ra của sản xuất, nhập khẩu phân bón xong công tác hậu kiểm vẫn lơ là. Xuyên suốt dự thảo chưa thấy quy định trách nhiệm của cơ quan chức năng trong quản lý, sử dụng phân bón, chưa có quy định về cơ chế kiểm soát, phối hợp giữa các bộ, ban ngành địa phương trong quản lý phân bón.

“Nếu khâu tiền kiểm làm tốt nhưng hậu kiểm chưa sát sao liệu có thể quản lý được không?” - đại biểu Trần Thị Hằng băn khoăn, đồng thời đề nghị dự thảo quy định rõ cơ chế phối hợp quản lý và kiểm soát phân bón, thực hiện thanh tra, kiểm tra đồng bộ hiệu quả và có chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm. Có như vậy, bài toán phân bón giả, phân bón kém chất lượng mới được giải quyết triệt để.

Đại biểu Dương Tấn Quân - đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu nêu ý kiến, trong Dự thảo Luật quy định phân bón làm quà tặng, hàng mẫu, tham gia hội chợ triển lãm, phục vụ nghiên cứu khoa học không cần kiểm tra nhà nước về chất lượng khi nhập khẩu là chưa ổn. Vì phân bón là quà tặng nếu với số lượng ít, vài kg để trưng bày thì không sao, nhưng với số lượng lớn dùng để bón cho cây trồng mà không kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng, bón nhầm phân kém chất lượng hay có yếu tố gây hại đến cây trồng, thiệt hại có thể không nhỏ. Đặc biệt là những người dân ở vùng sâu, vùng xa, trình độ kiến thức có giới hạn nên rất khó phân biệt được phân chất lượng hay kém chất lượng.

Cho rằng quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón chưa được cụ thể, đại biểu Quàng Văn Hương - đoàn Sơn La, đề nghị bổ sung thêm một điểm vào khoản 2 Điều 41 đó là “có kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận”. Quy định như vậy để bảo đảm cho các cơ quan nhà nước chủ động nắm được toàn bộ hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón, tính khả thi của kế hoạch bảo vệ môi trường của các cơ sở này trước khi cấp phép đủ điều kiện sản xuất phân bón.

“Đồng thời, tránh được việc các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón sau khi được cấp giấy chứng nhận nếu thực hiện như Dự thảo hiện nay thì sẽ lách luật, chây ỳ trong việc lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường dẫn đến vi phạm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt và gây bức xúc cho nhân dân” - đại biểu Quàng Văn Hương lưu ý.

Rút ngắn thời gian khảo nghiệm phân bón

Về quy định khảo nghiệm phân bón đang gây nhiều tranh cãi, đại biểu Trần Thị Hằng cho hay, việc giữ quy định khảo nghiệm phân bón tại Dự thảo Luật sẽ giải quyết được bài toán quản lý chất lượng phân bón. Tuy nhiên, cần tính toán quy định này sao cho phù hợp với sản xuất trong nước và xu hướng phát triển của thế giới bởi nhiều nước như Hoa Kỳ, EU, Thái Lan… đã bỏ khảo nghiệm phân bón.

Theo đại biểu Trần Thị Hằng, cần quy định cụ thể và nới rộng phạm vi phân bón, không phải khảo nghiệm theo tiêu chí đối với phân bón có chứa yếu tố gây hại cho cây trồng và môi trường; nhanh chóng hoàn thiện hành lang quy chuẩn kỹ thuật phân bón làm cơ sở quản lý vì thực tế, chúng ta chưa có hàng rào này. Đồng thời thực hiện giảm tiền kiểm, tăng hậu kiểm kèm theo chế tài phạt nghiêm khắc, tạo sân chơi bình đẳng và điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết vấn đề môi trường.

Cũng theo đại biểu Trần Thị Hằng, rút ngắn thời gian khảo nghiệm phân bón xuống còn một năm nhằm giảm bớt thời gian và chi phí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Bởi lẽ, thời gian khảo nghiệm như hiện nay là rất lâu, phải tiến hành cả trên diện hẹp và diện rộng, quy trình liên tiếp từ 1 - 2 vụ, doanh nghiệp phải mất ít nhất là 2 năm mới có sản phẩm lưu hành thị trường, chưa kể chi phí bỏ ra cho hoạt động này rất lớn. “Chỉ khảo nghiệm cho một sản phẩm phân bón mà có thể lên tới khoảng 2 tỷ đồng. Như vậy, rất khó cho doanh nghiệp tồn tại, chưa nói đến phát triển” - đại biểu Trần Thị Hằng nói.

Bên cạnh đó, giảm đối tượng khảo nghiệm từ 3 loại cây trồng như hiện nay xuống còn 2 loại cây trồng nhằm giảm bớt chi phí cho hoạt động sản xuất phân bón. Ngoài ra, cần quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể về vốn, xây dựng thương hiệu, ưu đãi trong giao và thuê đất cũng như miễn giảm thuế cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất phân bón hữu cơ nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ, tận dụng tối đa nguồn chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất.

Chia sẻ về vấn đề này, đại biểu Sần Sín Sỉnh - đoàn Lào Cai đề nghị, phân bón được khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp có thể diễn ra song hành. Lý do, để rút ngắn thời gian thực hiện khảo nghiệm vẫn đạt kết quả, mục đích đánh giá khảo nghiệm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón đưa ra các loại phân bón mới. Nếu thực hiện khảo nghiệm diện hẹp xong mới khảo nghiệm diện rộng thì mất thời gian khoảng 2 năm mới khảo nghiệm xong, chưa tính thời gian hoàn thiện hồ sơ sơ bộ mất gần 3 năm doanh nghiệp mới cho ra 1 loại phân bón, mất thời gian và tốn kém.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá phân bón

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động