Kịch bản nào đối phó với bệnh dịch tả lợn châu Phi

Trước những thông tin về bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang lây lan nhanh chóng ở Trung Quốc, thì người chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang hết sức lo lắng vì chưa biết cách gì để phòng tránh.
kich ban nao doi voi benh dich ta lon chau phi

Thực tế nhiều người chăn nuôi lợn đang lo ngại không biết làm thế nào để đóng kín cửa chuồng không cho virus gây bệnh ASF xâm nhập vào trại, bảo vệ đàn lợn an toàn trước khả năng hủy diệt của virus lạ chưa từng có ở Việt Nam, một loại virus gây bệnh không có vắc xin và thuốc đặc hiệu phòng trị trên thế giới.

Tất cả các biện pháp an toàn sinh học đối với đàn lợn đang được áp dụng như tiêm phòng vắc xin dịch tả heo cổ điển (CSF), sát trùng chuồng trại hàng ngày, không cho người lạ vào thăm trại, diệt ruồi muỗi, côn trùng, quản lý người làm việc và phương tiện vào trang trại chặt chẽ, việc còn lại là may rủi nhờ trời và trông chờ vào quyết sách của nhà nước.

Sự gồng mình phòng bệnh của từng trang trại, gia trại chăn nuôi lợn rồi cũng sẽ bất lực nếu virus xâm nhập vào nước ta. Bởi vì đây là loại bệnh về mặt lâm sàng rất khó phân biệt với một số bệnh đỏ khác đang có ở Việt Nam. Việc xác định căn nguyên gây bệnh phải thông qua chẩn đoán ở phòng thí nghiệm. Mặc dù bệnh không lây sang người, chưa có ở Việt Nam và chưa đưa vào danh mục bệnh phải công bố, nhưng là bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi lợn và thuộc loại bệnh phải khai báo và cấm xuất khẩu theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới OIE.

Ở một số quốc gia trên thế giới, để bảo vệ đàn lợn cho người dân, Chính phủ Thái Lan và Philippines đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn từ 6 quốc gia đang có bệnh dịch tả châu Phi lưu hành, bao gồm Trung Quốc, Latvia, Ba Lan, Romania, Nga và Ukraine.

Hiện tại dịch bệnh đang lây lan phức tạp tại Trung Quốc, các ổ dịch xảy ra cách nhau hàng nghìn km, phần nào phản ánh về mức độ phát tán virus đã ở diện rộng và đòi hỏi một khoản kinh phí rất lớn cũng như thời gian để khống chế dịch bệnh.

Do đó, sự hồi hộp thậm chí lo lắng của người chăn nuôi lợn tại Việt Nam về nguy cơ lây lan dịch bệnh qua biên giới Trung - Việt là có cơ sở, không chỉ từ thịt lợn và sản phẩm thịt lợn tiểu ngạch mà ngay cả đối với những sản phẩm chính ngạch có nguồn gốc rõ ràng cũng có thể mang mầm bệnh.

Ngày 30/8/2018, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có Công điện khẩn về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam. Người chăn nuôi đang trông chờ vào việc thực thi nghiêm minh công điện này và hơn thế nữa là trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại Việt Nam thì phương án tiêu hủy, đền bù cho người chăn nuôi để người chăn nuôi hợp tác khai báo kịp thời dập tắt dịch bệnh vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Một kế hoạch phòng ngừa nguồn lây dịch bệnh từ xa và được kiểm soát chặt chẽ có lẽ là giải pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ ngành chăn nuôi lợn ở nước ta vào thời điểm này.

Tiến sĩ Kiều Minh Lực (Thế Vĩnh ghi)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Ở ngoại thành Hà Nội có một ngôi chợ hàng trăm năm tuổi vẫn giữ được sự mộc mạc, đơn sơ của chợ xưa. Đó là chợ Vạng, ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức.
Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Những cây trà Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tạo sinh kế cho người dân nơi ở xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thời gian qua, tình hình buôn lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp.
Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Việc trồng khoai tây chất lượng cao sẽ giúp nông dân ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và các vùng cao thu lãi từ 70-100 triệu đồng/ha.
Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Năm 2023, Sơn La đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực như: Sản xuất nông, lâm, thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp...
Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Người trồng kiệu ở Khánh Hòa hối hả thu hoạch, sơ chế, đóng bao giao cho thương lái; thu nhập năm nay giảm hơn 30% vì giá rớt do ảnh hưởng của thời tiết.
Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Từ 1-15/1/2024, trung bình mỗi đêm có khoảng 6.000-7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam, chiếm 30% lượng chăn nuôi trong nước bán mỗi ngày.
Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn gửi UBND tỉnh Cà Mau về xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau.
Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh trong 3 năm (năm 2021 - 2023) là gần 9,5 nghìn tỷ đồng.
Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt động vật trên địa bàn huyện Bảo Thắng tăng từ 20 - 30% so với ngày thường.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đẩy mạnh đào tạo nghề không chỉ giúp bà con vùng đồng bào dân tộc giảm nghèo, mà còn góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề không những giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà còn góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động