Khu chế xuất, khu thương mại tự do, đặc khu kinh tế: Mô hình mới trong hội nhập toàn cầu

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 40 nước có những khu kinh tế dạng khu chế xuất (KCX) hay khu thương mại tự do (KTMTD) và từ lâu đã hình thành Hiệp hội các KCX thế giới, được gọi là WEPZA, với 60 KCX hội viên.
Khu chế xuất, khu thương mại tự do, đặc khu kinh tế: Mô hình mới trong hội nhập toàn cầu

Tháng 9/2000, hội nghị thường niên của WEPZA được tổ chức tại thành phố Cao Hùng, có sự tham dự của lãnh đạo KCX Tân Thuận (Việt Nam). Nội dung quan trọng nhất của cuộc họp là tổng kết tình hình kinh tế thế giới, xu thế thương mại toàn cầu và vai trò của các KCX, KTMTD trên thế giới trong tình hình mới.

Tại hội nghị có đến 14 bài tham luận, trong đó có các đề tài quan trọng đáng được tham khảo. Theo đó, trước thập kỷ 80 của thế kỷ trước, các xí nghiệp gia công sản xuất chỉ nhận đơn đặt hàng của khách hàng và tổ chức sản xuất ra hàng hóa theo hợp đồng, đúng chất lượng mẫu mã theo yêu cầu. Cuối thập kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90, các xí nghiệp gia công sản xuất phải làm thêm chức năng khai thác phát triển thêm các mẫu hàng mới mà các khách hàng có yêu cầu theo tín hiệu của thị trường. Đến giữa thập kỷ 90 trở về sau, do sự hội nhập kinh tế toàn cầu, việc sản xuất được phân ra nhiều công đoạn và ở các xí nghiệp khác nhau tại các khu vực lãnh thổ hay quốc gia khác nhau, nên yêu cầu giao nhận hàng nhanh và đúng hẹn là vô cùng quan trọng. Do đó, các xí nghiệp cần có sự hỗ trợ về mặt dịch vụ, giao nhận, kho bãi... hết sức chuyên môn hóa, để bảo đảm cho một dây chuyền lưu thông phân phối từ nguyên liệu, bán thành phần đến sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng một cách chính xác, đúng mẫu hàng, chất lượng, số lượng, thời gian...

Như vậy, để sản phẩm của một xí nghiệp có thể tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, vấn đề không phải chỉ là hàng hóa có chất lượng, mẫu mã, giá cả đúng yêu cầu là đủ, mà sản phẩm hàng hóa của xí nghiệp được sản xuất ra ở bất cứ nước nào muốn bước chân vào thị trường toàn cầu đều phải tham gia vào hệ thống kinh doanh toàn cầu. Một hệ thống giao nhận toàn cầu (Global Logistic) là xương sống của hệ thống kinh doanh toàn cầu mà yếu tố quyết định là tốc độ giao nhận hàng nhanh và đúng hạn.

Ngày nay, với sự cạnh tranh quyết liệt trên thương trường, phương thức kinh doanh đã đổi mới theo sự phát triển của công nghệ tin học, internet... Các nhà cung ứng phải nối mạng với các xí nghiệp sản xuất và các đơn vị sản xuất ra thành phẩm cuối cùng cũng phải nối mạng với nhà phân phối, các siêu thị, giảm tồn kho, giảm ứ đọng vốn. Và, hệ thống Global Logistic trở thành một dịch vụ không thể thiếu được tại các KCN, KCX và việc quản lý của nhà nước cũng như sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp phải được đổi mới, việc khai báo hải quan, nộp thuế cũng thông qua mạng.

Đối với các KCX, KCN của TP.Hồ Chí Minh trong 24 năm qua, tuy đã có những thành quả đáng khích lệ, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài trên 1 tỷ USD, hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm trên 3 tỷ USD, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 70 ngàn lao động... Nhưng về mặt công năng của nó vẫn còn rất hạn chế, nơi đây chỉ là nơi tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, với một quy trình quản lý được cải tiến về mặt hành chính “một dấu, một cửa”.

Khu chế xuất, khu thương mại tự do, đặc khu kinh tế: Mô hình mới trong hội nhập toàn cầu

KCX của thành phố chưa có những công năng kinh doanh dịch vụ để có thể trở thành khu gia tăng giá trị như các KCX, KTMTD của thế giới, nên chưa thể tham gia vào hệ thống Global Logistics. Mặt khác, chúng ta chưa có mô hình kinh tế mở như các đặc khu kinh tế trên thế giới để có thể từ đó rút ra những kinh nghiệm cơ bản nhất, bao quát cho việc cải cách hành chính và xây dựng nền kinh tế - xã hội cho tương lai, từ đó có đủ kinh nghiệm để đối đầu với sức ép hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra.

KCX đã hình thành tại Việt Nam từ năm 1991. Và từ mô hình ban đầu của KCX Tân Thuận của TP.Hồ Chí Minh đã rút ra kinh nghiệm để xây dựng trên 200 KCN trên cả nước. Về bản chất nó chỉ là một sự tập trung các xí nghiệp vào một nơi (một diện tích có hạn) để dễ xây dựng cơ sở hạ tầng, dễ tập trung đầu mối quản lý. Nó chỉ dừng lại ở mô hình của KCX ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Ngay cả những KCN, KCX thành công nhất của Việt Nam vẫn chưa có công năng của các KCN của các nước xây dựng sau thập kỷ 90.

KCX đã hình thành tại Việt Nam từ năm 1991. Và từ mô hình ban đầu của KCX Tân Thuận của TP.Hồ Chí Minh đã rút ra kinh nghiệm để xây dựng trên 200 KCN trên cả nước. Về bản chất nó chỉ là một sự tập trung các xí nghiệp vào một nơi để dễ xây dựng cơ sở hạ tầng, dễ tập trung đầu mối quản lý.

Ngày nay, với sự hội nhập toàn cầu hóa, sản phẩm hàng hóa sẽ không còn hàng rào thuế quan, doanh nghiệp phải cạnh tranh trên một thị trường chung, đó là thị trường toàn cầu. Các KCN, KCX, khu mậu dịch tự do, đặc khu kinh tế... đều chỉ còn khác nhau cái tên gọi, thực chất là một khu kinh tế tổng hợp các chức năng trong đó bao gồm: Nghiên cứu; sản xuất; Logistics; dịch vụ thương mại, tiếp thị, phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ của các ngành tài chính, tín dụng. Nhất là trên cơ sở chuỗi giá trị của ngành hàng đã tập hợp nên một cụm doanh nghiệp cùng khai thác một ngành hàng từ khâu đầu đến khâu cuối, tạo nên cụm ngành sản xuất theo ngành hàng (thủy sản, điện tử, may mặc…), đã giải quyết được sự phân tán sản xuất trước đây. Chính cụm ngành hàng đã tạo nên sự cạnh tranh của quốc gia trên bình diện toàn cầu. Và chính cơ chế cụm ngành hàng đã thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp khác nhau trong và ngoài nước trong cùng chuỗi giá trị để bổ sung cho nhau.

Thời gian qua, với chính sách thu hút đầu tư FDI, Việt Nam đã hình thành nhiều cụm ngành hàng có quy mô đáng kể nhưng còn thiếu nhiều công năng cần thiết, như Logistics, nghiên cứu, phát triển, dịch vụ thương mại tổng hợp phục dụ cho yêu cầu sản xuất của cụm. Điều quan trọng nhất là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước phải chuyển từ chức năng quản lý thành chức năng phục vụ doanh nghiệp. Và để làm tốt chức năng này, cán bộ, công chức phải thông thạo nghiệp vụ và trách nhiệm, luôn là người chủ động đến với doanh nghiệp, để không ngừng phát hiện những trì trệ trong chuỗi quản lý hành chính do những văn bản, quy chế lạc hậu đã ban hành trước đó, làm chậm tốc độ vận hành của quy trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, cơ cấu vận hành của cụm ngành hàng sẽ không ngừng thông thoáng, hiệu quả. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu hội nhập toàn cầu, sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường hiện nay.

Phan Chánh Dưỡng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe