Không để thiếu năng lượng cho phát triển kinh tế

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương- Hoàng Quốc Vượng- tại Diễn đàn năng lượng Việt Nam: "Thách thức trong đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững" diễn ra ngày 9/8, tại Hà Nội.

Năng lượng – mối quan tâm lớn

Ngành năng lượng vốn là ngành hạ tầng, giữ vai trò cốt yếu cho quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định, nền kinh tế Việt Nam luôn phát triển với tốc độ cao, tạo nên những thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội. Từ một nước nghèo, Việt Nam hiện đã có mức thu nhập trung bình. Để đạt được sự tăng trưởng trên, ngành năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng, luôn đi trước đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

khong de thieu nang luong cho phat trien kinh te

Dự báo từ nay đến năm 2030, nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng ở mức cao 6,5-7,5%/năm, kéo theo sự tăng trưởng nhanh của ngành năng lượng và sẽ đạt tới 140 triệu tấn dầu quy đổi, gấp 2 lần so với nhu cầu của năm 2015. Từ đó, nhu cầu tăng trưởng điện năng sẽ đạt ở tốc độ cao trên 10%, đạt gần 500 tỷ kW điện thương phẩm vào năm 2030, trong khi năm 2018 Việt Nam mới chỉ đạt trên 190 tỷ kWh. “Nhu cầu năng lượng trên là thách thức rất lớn đối với nước ta khi các nguồn năng lượng sơ cấp như thủy năng, than đá, dầu khí đã được khai thác hết hoặc là đang cạn kiệt không đủ cho nhu cầu trong nước. Mặt khác, trước các yêu cầu càng cao về bảo vệ môi trường, vì một môi trường sống xanh sạch cũng tạo ra áp lực to lớn đối với việc thực hiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững của nước ta” – Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh!

khong de thieu nang luong cho phat trien kinh te
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng phát biểu tại diễn đàn

Chia sẻ về tình hình phát triển năng lượng Việt Nam, ông Lê Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, cho biết, trong giai đoạn 2000-2015, năng lượng thương mại tăng trưởng 9,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn mức tăng GDP của quốc gia trong cùng kỳ, dẫn đến hệ số đàn hồi của năng lượng thương mại so với GDP lớn hơn 1. Trong các loại năng lượng thương mại, thủy điện có tỷ lệ tăng cao nhất với 27,6%/năm. Tốc độ tăng trưởng của than, sản phẩm dầu và khí tự nhiên trong cùng kỳ lần lượt là 12,2%/năm, 6,2%/năm và 13,4%/năm. Những động lực chính cho tăng trưởng tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam là tăng trưởng công nghiệp, sử dụng năng lượng dân dụng và mức độ cơ giới hóa trong giao thông.

khong de thieu nang luong cho phat trien kinh te
Diễn đàn đã đưa ra góc nhìn đa chiều về giải pháp phát triển năng lượng

Năm 2017, tổng điện sản xuất và mua đạt 192,45 tỷ kWh, tăng 8,6% so với năm 2016, điện thương phẩm đạt 174,05 tỷ kWh, tăng 8,92% so với năm 2016. Trong giai đoạn 2011-2015 tổng công suất đặt nguồn điện toàn quốc tăng bình quân 12,8%/năm, cao hơn mức tăng trưởng phụ tải cực đại cùng giai đoạn là 9,6%/năm, trong đó công suất đặt nguồn điện năm 2015 đạt 39.350 MW (tăng 1,8 lần so với năm 2010) đứng thứ 2 trong các nước ASEAN.

Điều này đã cho thấy, nhu cầu năng lượng đang tăng cao để đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội. Ông Lê Văn Lực cho rằng, ngành năng lượng Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều thách thức, đó là hạn chế về nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu, đặc biệt nhiên liệu cho phát điện. Khi Việt Nam trở thành quốc gia nhập khẩu tịnh năng lượng và tỷ trọng của năng lượng nhập khẩu trên tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp tăng lên sẽ tác động lớn đến an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, tốc độ tăng cao nhu cầu năng lượng gây sức ép lên hạ tầng cơ sở ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong bối cảnh nợ công tăng cao và quá trình cổ phần hóa chưa thuận lợi. Ngoài ra, thách thức về tác động môi trường của các hoạt động cung cấp năng lượng sẽ ngày càng gia tăng do nhu cầu năng lượng trong nước tăng nhanh, đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng về tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than trong cơ cấu nguồn cung năng lượng.

khong de thieu nang luong cho phat trien kinh te

Trước vấn đề này, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân, ngành năng lượng, điện lực đã có bước phát triển nhanh, về cơ bản đảm bảo nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội. Tiêu thụ điện trong những năm gần đây tăng với tốc độ cao, bình quân 12,04%/năm trong giai đoạn 2003-2018, dự kiến điện thương phẩm năm 2018 đạt 192,1 tỷ kWh, tăng 5,5 lần so với năm 2003 (34,9 tỷ kWh).

Dự báo trong giai đoạn đến năm 2030, nhu cầu sử dụng điện sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuẩn bị các điều kiện bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu tới những năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tỷ trọng công nghiệp chiếm 42% - 43% năm 2020, 40% - 41% năm 2035 trong cơ cấu kinh tế cả nước), ngành điện cần phải đảm bảo sản xuất 265-278 tỷ kWh vào năm 2020 và khoảng 572-632 tỷ kWh vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 là 10,3-11,3%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 8,0-8,5%/năm.

Huy động mọi nguồn lực phát triển

Cũng theo Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, mục tiêu phát triển năng lượng Việt Nam giai đoạn tới, theo nội dung Tờ trình số 12005/TTr-BCT ngày 21/12/2017 đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035, là huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển năng lượng để cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng ngày càng cao và mức giá hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

khong de thieu nang luong cho phat trien kinh te
Các đại biểu trao đổi bên lề diễn đàn

Mục tiêu cụ thể phát triển năng lượng Việt Nam giai đoạn tới là cung cấp đủ nhu cầu các dạng năng lượng trong nước, đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2016-2035. Tổng cung cấp năng lượng sơ cấp năm 2025 đạt từ 137-147 triệu tấn dầu tương đương; năm 2035 từ 218-238 triệu tấn dầu tương đương. Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng năm 2025 đạt 83-89 triệu tấn dầu tương đương; năm 2035 từ 121-135 triệu tấn dầu tương đương.

Ông Ngô Sơn Hải cho hay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2003-2018, EVN đã hoàn thành đưa vào vận hành 40 nhà máy điện với tổng công suất 20.586 MW. Đến cuối năm 2018, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống dự kiến đạt 47.768MW (tăng 5,41 lần so với năm 2003) đứng thứ 2 trong các nước ASEAN và thứ 25 thế giới. Giá trị khối lượng đầu tư toàn tập đoàn lũy kế giai đoạn 2003-2018 đạt 1.141.676 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn đầu tư năm 2018 dự kiến đạt 117.843 tỷ đồng, gấp 6,37 lần so với năm 2003 (18.489 tỷ đồng). Giá trị đầu tư hàng năm của EVN bằng 8-10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

khong de thieu nang luong cho phat trien kinh te
Diễn đàn thu hút sự quan tâm của báo chí

PGS-TS. Trần Đình Thiên- nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam- cho rằng, dù còn nhiều khó khăn, nhưng với vai trò là bộ quản lý ngành, thời gian qua, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực đã làm rất tốt công tác đảm bảo điện cho nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu của Chính phủ là duy trì tăng trưởng ở tốc độ cao trong nhiều năm, nhu cầu năng lượng sẽ tiếp tục tăng lên. Vì vậy, cần có giải pháp năng lượng đồng bộ, toàn diện phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Từ góc độ địa phương, ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La cho biết, Sơn La là một tỉnh miền núi có tiềm năng về thủy điện, toàn tỉnh hiện có 42 dự án thủy điện, trong đó dự án lớn nhất là Nhà máy thủy điện Sơn La, với công suất của tất cả các nhà máy trên địa bàn khoảng 12 tỷ KW/năm. Trong thời gian tới, để thực hiện được yêu cầu phát triển bền vững gắn với an ninh năng lượng, Sơn La kiến nghị với Bộ Công Thương tiếp tục rà soát quy hoạch thủy điện nhỏ để phát huy được tiềm năng lợi thế các dòng sông suối trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt trong quy hoạch đó, phải thực hiện tốt yêu cầu về môi trường sinh thái. Ngoài ra, Bộ Công Thương có thể tạo cơ chế chính sách để Sơn La tiếp tục phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là lợi thế về năng lượng mặt trời. “Chúng tôi muốn tận dụng diện tích lòng hồ thủy điện trên 2.000ha để phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở địa phận Mộc Châu và các cao nguyên có lợi thế về gió, đây cũng là điều kiện để phát triển năng lượng” - ông Nguyễn Quốc Khánh chia sẻ.

Phát biểu kết luận tại diễn đàn, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định, việc đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững là hai trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Quan điểm của Đảng, Chính phủ đã chỉ ra trong mọi trường hợp không để thiếu năng lượng, thiếu điện cho phát triển kinh tế, xã hội. Đây không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn là vấn đề của xã hội. Chính vì vậy, cần đặt mục tiêu trong mọi hoàn cảnh phải đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Đứng trước những thách thức mà ngành năng lượng đang gặp phải, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho rằng, trong giai đoạn tới nhiều khả năng sẽ thiếu điện nên cần có cơ chế đặc thù để triển khai những dự án, đẩy nhanh tiến độ các dự án mới. Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo trong bối cảnh Việt Nam tạm dừng các dự án điện hạt nhân, các dự án nhiệt điện than ngày càng khó thực hiện. Đồng thời, đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Quỳnh Nga-Lan Anh-Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không mở ra cơ hội lớn trao đổi kinh nghiệm phát triển ngành hàng không, du lịch, mua sắm và thu hút đầu tư thương mại du lịch.
Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí là một phần của tổng thể môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Một môi trường truyền thông báo chí lành mạnh sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE 2024) là cơ hội để doanh nghiệp Việt hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Tại Diễn đàn kinh tế TP. HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên đối thoại chính sách để phân tích cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp.
Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh.
Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024 (ASEAN BIS 2024) sẽ diễn ra tại Vientiane, Lào trong 4 ngày, từ ngày 8-11/10/2024.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Theo Bộ Tài chính, quy định về các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng còn thiếu cơ sở áp dụng dẫn tới khả năng doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lận.
Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Cộng đồng mạng đã và đang chia sẻ một bài thơ được cho là Tổng Bí thư viết tặng vợ nhưng thực chất là giả mạo. Vì vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Trái tim lớn đã ngừng đập, song sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một niềm tin và tinh thần gắn kết của dân tộc Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững” sẽ diễn ra từ ngày 24 - 27/9/2024.
Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ngày 18/6/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 1599/QĐ-BCT công nhận ngày 2/10/1945 là Ngày truyền thống của Báo Công Thương.
Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, nhiều đại biểu quốc hội và chuyên gia đã đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.
Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Dự kiến ngày 12/6/2024, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo - International Innovative Business Forum (IIBF) 2024.
Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Là điểm sáng trong bức tranh không sáng của kinh tế thế giới, tuy nhiên tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự ứng biến phù hợp.
Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng quá trình chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam vẫn đối diện nhiều khó khăn, chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức.
Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Trong 2 ngày (28-29/5), Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Với nhận thức đúng đắn, triển khai quyết liệt, nhiều địa phương đã đạt được kết quả tích cực sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 52 về cách mạng công nghiệp 4.0.
Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động