Xử phạt hành chính cơ sở sản xuất bánh trung thu Hương Lập Hà Nội: Xử phạt hành chính 9 cơ sở y dược vi phạm quy định |
Theo khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020, có 6 trường hợp cần phải đăng ký thường trú, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:
1) Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác thuộc quyền sở hữu của mình.
2) Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình và được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý thuộc các trường hợp: Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột.
Không đăng ký thường trú cũng có thể bị phạt hành chính tới 300.000 đồng. Ảnh minh họa |
Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ.
Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
3) Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện: Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.
4) Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau: Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; người đại diện cơ sở tín ngưỡng; người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
5) Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
6) Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến sống trên phương tiện đó, nếu đủ các điều kiện: Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú; phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở; có xác nhận của UBND cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
Theo Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Đăng ký thường trú là một trong các thủ tục để xác định nơi cư trú của công dân. Theo các cơ quan chức năng, việc đăng ký thường trú có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi công dân, để xác định là nơi công dân thường xuyên sinh sống một cách ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú tại cơ quan có thẩm quyền.