Không còn lợi thế ưu đãi thuế, giải pháp nào để Việt Nam “hút” vốn ngoại?

Thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng vào năm 2024, sẽ khiến Việt Nam không còn lợi thế về ưu đãi thuế và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI.
EU và Hoa Kỳ thảo luận về đề xuất ưu đãi thuế cho xe điện Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng vào năm 2024: Việt Nam làm gì để ứng phó?

Nhiều quốc gia “xuất khẩu” đầu tư áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024

Phát biểu tại Hội nghị về “Tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào ngày 20/3, ông Hong Sun – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: Ngày 31/12/2022, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật sửa đổi liên quan đến thuế quốc tế, bao gồm quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và dự định áp dụng chính thức từ ngày 1/1/2024.

Không còn lợi thế ưu đãi thuế, giải pháp nào để Việt Nam “hút” vốn ngoại?
Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì Hội nghị về “Tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”

Đặc biệt, không chỉ Hàn Quốc, thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài mới đây cũng cho biết, từ tháng 12/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua kế hoạch áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu 15% vào năm 2024, hay Chính phủ Nhật Bản cũng vừa qua đã thông báo Dự thảo cải cách thuế, tiến tới việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm tài chính 2024.

Thuế tối thiểu toàn cầu nằm trong Chương trình hành động chống xói mòn thu ngân sách, trốn thuế toàn cầu (BEPS) có sự tham gia của 141 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Theo đó, các công ty lớn có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu EUR (19.500 tỷ đồng) trong ít nhất 2 năm của giai đoạn 4 năm liền kề trước năm soát xét sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%. Nếu đang chịu mức thuế thấp hơn 15% ở quốc gia mà họ đầu tư, các doanh nghiệp này sẽ phải nộp phần “thiếu hụt” còn lại với mức thuế 15% cho quốc gia nơi họ có trụ sở chính.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc một loạt các quốc gia “xuất khẩu” đầu tư dự định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024 đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các quốc gia tiếp nhận, hay còn gọi là “nhập khẩu” đầu tư, trong đó có Việt Nam.

Bởi trên thực tế, ưu đãi thuế dù không phải là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến việc ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, ưu đãi thuế chính là “chất xúc tác” quan trọng bên cạnh những lợi thế như: Nguồn lao động, tiềm năng tăng trưởng kinh tế và quy mô thị trường… khiến môi trường đầu tư Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.

Hiện tại, để tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, ưu đãi thuế của Việt Nam cho hoạt động đầu tư phổ biến là: Ưu đãi thời gian miễn, giảm thuế đối với đầu tư mới, đầu tư mở rộng: Miễn 4 năm, giảm 9 năm; miễn 2 năm, giảm 4 năm. Một số tính toán cho thấy, trong khi thuế suất phổ thông là 20% thì thuế thực tế với các doanh nghiệp FDI trong kỳ ưu đãi trung bình là 12,3%, trong đó một số tập đoàn lớn chỉ ở mức vài %.

Tuy nhiên, nếu trường hợp thuế tối thiểu toàn cầu được các quốc gia áp dụng vào năm 2024 thì ông Hong Sun – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam sẽ phải nộp phần thuế được giảm ở Việt Nam về Hàn Quốc.

“Như vậy những nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhằm thu hút FDI sẽ bị “vô hiệu hóa”, do thuế doanh nghiệp tăng cao, sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư của Việt Nam” ông Hông Sun nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng: Nếu chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, thì tất cả những ưu đãi trước đây và hiện nay mà Việt Nam dành cho doanh nghiệp, ví dụ như miễn thuế, thuế suất ưu đãi thuế dưới 15% sẽ không còn tác dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chính sách, phương tiện thu hút đầu tư của Việt Nam.

“Vấn đề là nếu Việt Nam không thu tăng thuế thì các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cũng phải nộp bổ sung tại các nước khác. Do vậy, việc Việt Nam cần phải thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư như thế nào để tương thích với thuế tối thiểu toàn cầu và ít tác động nhất đến các doanh nghiệp đã đầu tư tại Việt Nam?” - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt câu hỏi.

Điện thoại và linh kiện duy trì vị thế là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Nhiều tập đoàn lớn sẽ chịu tác động bởi thuế tối thiểu toàn cầu

Việt Nam ứng phó với chính sách thuế tối thiểu toàn cầu ra sao?

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, để ứng phó với chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế).

Tuy nhiên, theo thông tin từ ông Hong Sun, đối tượng chịu tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đối với thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ lên tới hàng 100 doanh nghiệp. Theo đó, để “bù đắp” những thiệt hại này, Chính phủ Việt Nam cần giảm thiểu tối đa tác động của thuế tối thiểu toàn cầu và thay đổi chế độ ưu đãi nhằm duy trì năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài.

Cùng quan điểm trên, Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung cũng cho biết: Tập đoàn Samsung đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008 và hiện quy mô vốn đầu tư tại Việt Nam đã lên tới 20 tỷ USD. Năm 2022, Tập đoàn Samsung Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, tuy nhiên, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024 sẽ khiến năng lực cạnh tranh của Samsung tại Việt Nam bị giảm sút.

Do đó, để giảm thiểu những tác động từ thuế tối thiểu toàn cầu đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Samsung đề nghị Chính phủ Việt Nam có cơ chế hỗ trợ để doanh nghiệp FDI tăng đầu tư mới, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, theo ông YASUHISA TANINAKA - Trưởng ban Thuế, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI): Khi một doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ nhìn tổng chi phí thuế mà họ phải chi trả, chứ không phải chỉ riêng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đề xuất, Việt Nam cần nới lỏng các quy định về thuế suất luỹ tiến Thuế Thu nhập cá nhân. Bởi hiện Thuế Thu nhập cá nhân tại Việt Nam đang khá cao so với các quốc gia khác, cụ thể nếu thu nhập trên 80 triệu đồng thì người lao động sẽ phải đóng Thuế Thu nhập cá nhân đến 35%. Nếu giảm Thuế Thu nhập cá nhân thì sẽ bù trừ cho thuế tối thiểu toàn cầu mà doanh nghiệp phải nộp thêm, điều này sẽ tạo thêm lợi thế cho Việt Nam trong thu hút vốn ngoại.

Trong khi đó, theo ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO): Theo thống kê của JETRO về xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thì xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gia tăng. Trong khi đó, theo quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, nếu doanh nghiệp có doanh thu thấp hơn mức quy định sẽ không chịu tác động bởi loại thuế này, nên để tiếp tục thu hút FDI, Việt Nam nên tiếp tục thực hiện ưu đãi thuế cho doanh nghiệp, nhằm thu hút đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bởi không chỉ các doanh nghiệp lớn, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản cũng đang sở hữu công nghệ tiên tiến và chiếm một thị phần rất lớn trong một lĩnh vực đặc thù, nên vốn của các doanh nghiệp này tuy không nhiều nhưng vẫn đóng góp rất nhiều vào tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm tại Việt Nam.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: Thời gian tới, các bộ, ngành có liên quan của Việt Nam sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét việc áp dụng các biện pháp kịp thời và phù hợp nhằm góp phần hài hoà lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư; giữ gìn hình ảnh ổn định của môi trường đầu tư Việt Nam; khuyến khích các nhà đầu tư duy trì, mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam; tiếp tục thu hút được các dự án đầu tư trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà băng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Những giải pháp tài chính phù hợp từ ngân hàng đang trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng tốc trong gian đoạn cuối năm.
Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife Việt Nam được vinh danh trong “Top 40 Doanh nghiệp xuất sắc trong gắn kết mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội" tại lễ tôn vinh Saigon Times CSR
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Thông qua chương trình “Mở BIZ MBBank ngay - Quay trúng lớn”, MB mang đến hàng loạt phần thưởng hấp dẫn, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp SME.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không ngừng hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank là ngân hàng có thu nhập hoạt động và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất ngành ngành Ngân hàng.

Tin cùng chuyên mục

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội BIDV và KiotViet đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.
Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2024 với sự tăng trưởng nổi bật ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý 2 trước đó
Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT và Sun Life Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ
Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Sáng 14/11, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Giữa rừng tiện ích ngày càng nở rộ, những sản phẩm, dịch vụ đi từ sự thấu hiểu nhu cầu được xây dựng trên nền tảng ngân hàng số hiện đại của TPBank vẫn độc đáo.
Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Ngân hàng Nhà nước quy định, lãi tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tối đa ở mức 5,25%/năm.
Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Trong tháng 8/2024, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tăng thêm 86.475 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày có khoảng 2.882 tỷ đồng được gửi vào ngân hàng.
Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Nhu cầu mua sắm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cuối năm được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại, trong đó có mảng vay tiêu dùng của các công ty tài chính.
Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 12/11 đã khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần Miza trên sàn UPCoM HNX với mã MZG.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), trong quý 3/2024, doanh thu khai thác mới khối bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đạt hơn 5.934 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Manulife Việt Nam nâng cấp sản phẩm "Sống khỏe mỗi ngày" lên phiên bản năm 2024 với tính linh hoạt tối đa, chi phí hợp lý và thời hạn bảo vệ lên tới 75 tuổi
Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Từ tháng 11, khách hàng có thể mở tài khoản và cập nhật sinh trắc học trên Techcombank Mobile bằng hình thức xác thực điện tử thông qua kết nối ứng dụng VNeID.
Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Tuần qua, thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến giằng co khi tâm lý nhà đầu tư tiếp tục thận trọng. Kết tuần, chỉ số VN-Index giảm 2,33 điểm so tuần trước.
Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Theo VIS Rating, trong 10 tháng qua, tổng giá trị trái phiếu chậm trả mới chỉ đạt 16.600 tỷ đồng, giảm mạnh so với 137.600 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã có 12.665 lượt khách hàng vay vốn với số tiền 936 tỷ đồn
Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến hết tháng 10, tín dụng đã tăng trên 10%, tuy nhiên sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân còn thấp.
Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Techcom Capital đã hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng tiền thuế vào ngân sách nhà nước nâng tổng tiền thuế đã đóng kỳ 2022 - 2023 lên 114,3 tỷ đồng.
Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bộ Tài chính vừa có thông tin về quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký cấp phép tại Việt Nam cùng đề xuất nộp thay thuế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động