Thứ ba 05/11/2024 12:25

Khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu: Cách nào khả thi?

Nhà nước có nhiều ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua chính sách tài khoá, nhưng dường như việc tiếp cận nguồn vốn còn quá khó khăn.

Theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, tại Việt Nam hiện có 6 nguồn vốn dành cho doanh nghiệp, gồm: Ngân sách; vốn nước ngoài; huy động từ thị trường vốn; đối tác; vốn tín dụng, bảo lãnh và cho thuê tài chính; vốn tự có, vốn góp. Trong đó, vốn tín dụng vẫn là kênh huy động lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 48,71% còn lại được huy động từ các nguồn khác.

Nhà nước cũng đã ban hành những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có chính sách tài khoá, như; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2015- 2023; Quyết định thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách ưu tiên tín dụng của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2016 đến nay…

Phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội thảo Hỗ trợ tài chính trên nền tảng công nghệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

Dù vậy, việc tiếp cận nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất khó khăn. Vị chuyên gia này đưa ra thông tin: Cuối tháng 5/2023 dư nợ doanh nghiệp khoảng 6,3 triệu tỷ đồng, tăng 4,66% so với cuối năm 2022, chiếm 51% dư nợ nền kinh tế.

Dư nợ của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, tăng gần 4% so với cuối năm 2022, chiếm khoảng 19,5% dư nợ của nền kinh tế. Con số này là thấp”, TS. Cấn Văn Lực nhận định.

Vị chuyên gia này cũng “điểm danh” những khó khăn trong tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Rủi ro cao hơn do thiếu thông tin minh bạch, quản trị chưa theo chuẩn mực; thiếu tài sản đảm bảo; định hạng tín nhiệm chưa có hoặc ở mức thấp; yêu cầu nhiều vốn tối thiểu và dự phòng rủi ro hơn từ đơn vị tài chính tín dụng khi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay.

TS. Cấn Văn Lực đi sâu phân tích, trong số những khó khăn trên, rào cản đến từ bản thân doanh nghiệp không hề nhỏ khi lịch sử tín dụng của doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu; khó khăn trong việc chứng minh vốn góp bằng tài sản; báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng…

Ở chiều ngược lại, rào cản đến từ phía các tổ chức tín dụng chủ yếu từ quy trình cho vay, yêu cầu hồ sơ của ngân hàng phức tạp, khó đáp ứng; còn một số chi phí ngoài lãi và chi phí chính thức, kỳ hạn vay vốn không phù hợp…

Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội thảo Hỗ trợ tài chính trên nền tảng công nghệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực cho rằng: Hoạt động xuất khẩu nửa đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn, thực trạng này không chỉ Việt Nam gặp phải mà một số nước sản xuất gia công hàng xuất khẩu nhiều như Bangladesh, Philippin cũng tương tự.

Hiện nay, xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, một số doanh nghiệp dệt may, gỗ, điện tử bắt đầu có đơn hàng quay trở lại tuy chưa thường xuyên và chưa lớn.

Để có thể có thể bắt kịp đơn hàng mới, doanh nghiệp cần chuẩn bị nhanh một số điều kiện, trong đó vốn là rất quan trọng. “Phương thức hỗ trợ vốn trên nền tảng công nghệ số tương đối mới và phù hợp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Thông qua nền tảng công nghệ, chi phí chiết khấu sẽ giảm và công khai minh bạch hơn”, TS. Cấn Văn Lực nói.

Cùng đó, doanh nghiệp cần thực hiện nhanh “xanh hoá” sản xuất, chuyển đổi số, đa dạng thị trường xuất khẩu, quản trị rủi ro tốt hơn.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Bích Thảo - Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam của ASEAN Buisiness Partner, cho rằng: Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay là vốn. Doanh nghiệp cần chuẩn bị càng nhiều vốn lưu động càng tốt để sẵn sàng đầu tư nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ phục vụ các đơn hàng.

Mỗi doanh nghiệp xuất khẩu đều có ngân hàng đồng hành tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần đa dạng hoá nguồn vốn, trong đó tiếp cận vốn qua các nền tảng công nghệ là một gợi ý tốt để có nguồn vốn lớn hơn, không mất đi cơ hội”, bà Nguyễn Thị Bích Thảo nhận định.

Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế xuất khẩu rất lớn từ cam kết trong các hiệp định thương mại tự do Chính phủ đã ký kết, nhất là về thuế. Dù vậy, việc tận dụng ưu thế là không dễ dàng doanh nghiệp cần chuẩn bị sự hiểu biết cần thiết về thị trường, tính mùa vụ sản phẩm, pháp chế của nước sở tại và thông lệ quốc tế…

TS. Cấn Văn Lực: Luật giao dịch điện tử mới được thông qua và có hiệu lực vào ngày 1/7/2024, hy vọng sẽ thể chế hoá và tạo căn cứ pháp lý mạnh mẽ hơn cho các giao dịch điện tử, bao gồm cả hỗ trợ vốn.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tài chính ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile