Khởi nghiệp thành công từ nấm sạch

Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng là ngày càng quan tâm đến thực phẩm sạch, chị Chu Thị Thủy, chủ trang trại nấm Tâm An đã chọn khởi nghiệp với nấm sạch.
Nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn

Thất bại là động lực vươn lên

Nhìn trang trại nấm Tâm An rộng gần 1.000 m2, nằm trên địa bàn xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), ít ai biết rằng chị Thủy đã có hàng chục lần thất bại từ những ngày đầu khởi nghiệp. Chị chia sẻ, trước đây, chị từng thử sức với công việc kế toán và nhiều vị trí nhân viên văn phòng khác nhau. Thời điểm đó, chị giống như những bà nội trợ khác, luôn đau đáu nỗi lo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Khởi nghiệp thành công từ nấm sạch

Sản phẩm nấm Tâm An được người tiêu dùng ưa chuộng

Tình cờ, năm 2017, chị được thưởng thức món nấm sò tươi ngon, khác hẳn với những lần ăn nấm ngoài chợ. Tò mò, cô gái quê Sóc Sơn vào youtube và tìm hiểu, càng xem càng thấy say mê. Hóa ra nấm lại tốt thế, lại nhiều dinh dưỡng như vậy, vừa có chất xơ, vitamin và khoáng chất như rau, lại có đạm và các Axit amin như thịt, mà đạm của nấm lại là đạm thực vật, rất dễ tiêu hóa, chứ không hề gây ra các tình trạng béo phì hay mỡ máu.

Nấm tốt vậy mà vẫn còn ít người biết. Tại thời điểm đó, khoảng 80% nấm trên thị trường là nấm nhập từ Trung Quốc. Trong khi nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm thì lại đang bị lãng phí. Một ý tưởng nảy lên trong đầu Chu Thị Thủy lúc ấy, là sao mình không trồng nấm, từ những nguyên liệu có sẵn như vậy cho bà con dân mình ăn, không cần phải ăn nấm Trung Quốc nữa, đồng thời công khai minh bạch quy trình nuôi trồng, giúp nhiều người yên tâm trong bữa cơm gia đình.

Nghĩ là làm, để có kinh nghiệm trồng nấm, ngoài việc tự tìm hiểu thông tin trên mạng, Thủy còn đăng ký một khóa học trồng nấm tại Trung tâm Nấm (thuộc Viện di truyền Nông nghiệp Việt Nam). Tại đây, chị Thủy có dịp được học và hiểu sâu hơn về một số loại nấm ăn và nấm dược liệu cơ bản có thể nuôi trồng tại nước ta như nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm hương, nấm linh chi…

Kết thúc khóa học, chị Thủy lại khăn gói đồ đạc đi tham quan trực tiếp mô hình sản xuất nấm ở quanh Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đi đến đâu, Thủy ghi chép cẩn thận đến đó. Có trong tay “cuốn sổ kinh nghiệm”, Thủy áp dụng vào mô hình sản xuất nấm. Rồi chị vay 40 triệu từ chính sổ lương, lấy vốn nuôi giấc mơ của mình.

Bắt tay vào đóng mẻ nấm sò đầu tiên, chị Thủy cùng người nhà rất hào hứng; nhưng do còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nên nấm bị chết khoảng 40% số bịch. Những lần làm tiếp theo, tuy đã cải thiện hơn lần trước, song chị Thủy vẫn tiếp tục gặp khó khăn do nấm bị mốc, ruồi giấm phá hoại.

Khó khăn liên tục ập đến, khiến chị rơi nước mắt. Những lúc như thế này, chị nhận được sự động viên tích cực từ chồng và gia đình. Không để người thân suy nghĩ nhiều về bản thân mình, chị Thủy quyết định đứng lên, vẽ lại con đường khởi nghiệp.

Sau nhiều lần trải qua khó khăn, thất bại, chị đã đúc rút được những kinh nghiệm về cách trị nấm bị mốc, trị ruồi giấm, ruồi vàng gây hại nấm... Mặc dù cách làm đều thủ công, tốn nhiều công sức, nhân công, nhưng chị vẫn chấp nhận.

Kết thúc năm đầu tiên bị thua lỗ, năm thứ 2, chị đã tìm ra phương pháp nuôi trồng hợp với định hướng của bản thân, cải thiện hơn. Chị hòa vốn và bắt đầu có lãi. Chấp nhận một sản lượng thấp hơn, với chi phí nhân công cao hơn. Bù lại sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận rất tốt, giá thành cũng cao hơn so với sản phẩm nấm cùng loại.

Kết tinh cây nấm từ đất lành

Để đi đến thành công, chị Thủy quyết định chọn cách đi riêng, thay vì chọn nguyên liệu bông để trồng nấm như nhiều người vẫn sử dụng vì dễ làm, cho năng suất cao, thời gian nuôi trồng ngắn, quay vòng vốn nhanh, chị chọn chỉ trồng nấm trên 2 nguyên liệu chính là rơm và mùn cưa, bổ sung thêm cám ngô, cám gạo.

Khởi nghiệp thành công từ nấm sạch

Chị giải thích: Đây là những nguyên liệu thân quen với người dân, có thể hiểu rõ là truy xuất được nguồn gốc rõ ràng, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có. Đồng thời, chọn rơm, mùn cưa còn góp phần bảo vệ môi trường, giúp lượng rơm rạ bị đốt trên đồng ruộng bớt đi. Quy trình ủ rơm không tạo ra mùi hôi, thối và nước thải bẩn ra môi trường như làm trên bông.

Thay vì nhập sẵn bịch từ nơi khác về nuôi trồng, chị còn quyết định làm từ những công đoạn đầu tiên từ ủ nguyên liệu đến cấy giống nấm, chuyển bịch vào nhà ươm tơ, rồi chuyển ra nhà nuôi trồng, chăm sóc cho ra nấm.

Năm 2019, trang trại sản xuất nấm Tâm An được cơ quan chức năng thành phố Hà Nội chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm . Cùng năm đó, nấm sò nâu và nấm linh chi của Tâm An cũng được Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng TQC (thuộc Liên Hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với yêu cầu của Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia (TCVN 11041-2:2017).

Ngay sau đó, năm 2020, cả 2 sản phẩm nấm của “Tam An Organic Farm” đều lọt qua các vòng đánh giá, thẩm định để giành được số điểm cao nhất, trụ hạng 4 sao trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đánh giá, phân hạng.

Đến nay, sau gần 5 năm xây dựng và phát triển sau không biết bao nhiêu lần vấp váp, trang trại sản xuất nấm hữu cơ Tâm An vẫn hoạt động, sản xuất với tôn chỉ: “Vì sức khỏe người tiêu dùng để tâm luôn an nhiên, tự tại”. Bởi vậy, mà Tâm An ngày càng phát triển mạnh mẽ, trụ vững đến tận ngày nay và được nhiều đoàn cán bộ, những người chuẩn bị khởi nghiệp đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ của “Tam An Organic Farm” chủ yếu là thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nấm sạch của Tâm An cũng đã có mặt ở nhiều cửa hàng tiện ích bán nông sản sạch.

Theo tính toán của chị Thủy, trung bình mỗi năm, trang trại cung ứng ra thị trường khoảng 20 tấn nấm sò nâu, được bán với giá 50.000 - 60.000 đồng/kg, tùy vào từng thời điểm. Ngoài cung ứng nấm sò nâu, trang trại sản xuất nấm hữu cơ Tâm An còn cung cấp nấm linh chi - một loạt nấm dược liệu rất tốt cho sức khỏe và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025 do UBND TP. Hà Nội ban hành tại Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 9/9/2019. Chi tiết về các chính sách hỗ trợ trong Đề án tại đường link sau: http://www.hanoi-sme.vn/thong-bao-chuong-trinh-ho-tro-khoi-nghiep-sang-tao/
Trịnh Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khởi nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Nhà khoa học trẻ Trần Thị Hương Giang đã quyết định bảo hộ tên công ty Genatech và nhãn hiệu thương mại GenaCillus cho sản phẩm của mình trước khi thành lập DN.
Thừa Thiên Huế: 5 lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nào được ưu tiên đầu tư?

Thừa Thiên Huế: 5 lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nào được ưu tiên đầu tư?

Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế năm 2024.
Khởi nghiệp cùng Kawai 2024: Cơ hội gọi vốn đầu tư khủng cho các startup trẻ

Khởi nghiệp cùng Kawai 2024: Cơ hội gọi vốn đầu tư khủng cho các startup trẻ

Quay trở lại với mùa này, cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai có nhiều điểm mới, mang lại những cơ hội thú vị cho các bạn sinh viên đăng ký tham gia.
4 startup Việt nhận tài trợ tiền hạt giống trong gói đầu tư 5,1 triệu đô của Antler

4 startup Việt nhận tài trợ tiền hạt giống trong gói đầu tư 5,1 triệu đô của Antler

4 startup Việt là Barely Skin, flaex, Naki, Upbrand được nhận đầu tư tiền hạt giống trong gói đầu tư trị giá 5,1 triệu đô của Antler cho khu vực Đông Nam Á.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các tỉnh thành chưa đồng đều

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các tỉnh thành chưa đồng đều

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các tỉnh thành đang phát triển chưa đồng đều, kết quả hoạt động giữa các địa phương vẫn còn có khoảng cách.

Tin cùng chuyên mục

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10

Chương trình Khởi nghiệp Xanh được thiết kế nhằm khuyến khích sự đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trẻ trong các lĩnh vực kinh tế xanh, phát triển bền vững.
Quỹ đầu tư công nghệ VinaCapital Ventures “rót vốn” vào Quickom

Quỹ đầu tư công nghệ VinaCapital Ventures “rót vốn” vào Quickom

Quỹ đầu tư công nghệ VinaCapital Ventures vừa trở thành nhà đầu tư chính vòng gọi vốn 1,5 triệu USD của Quickom (nhà cung cấp dịch vụ hội thảo trực tuyến).
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành "cá lớn"

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành "cá lớn"

ThS. Bùi Quang Cường cho rằng, chuyển đổi số có thể thay đổi hoàn toàn cục diện doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ lột xác, vươn lên thành “cá lớn"
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội được hưởng lợi từ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội được hưởng lợi từ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đã được hưởng lợi từ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số.
Chuyển đổi số mang lại khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số mang lại khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu cho doanh nghiệp

Một trong những cơ hội quan trọng nhất trong chuyển đổi số là khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu.
Giải bài toán nguồn tài chính cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Giải bài toán nguồn tài chính cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối năm 2022, ngành Ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số.
Đồng hồ để bàn thông minh hỗ trợ học tập - một sáng kiến tuổi học trò

Đồng hồ để bàn thông minh hỗ trợ học tập - một sáng kiến tuổi học trò

Chiếc đồng hồ để bàn thông minh, có thể tự kết nối vào mạng Internet thông qua mạng WiFi để hiệu chuẩn về thời gian, nhận các thông tin về dự báo thời tiết...
Điểm tên những chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Hà Nội

Điểm tên những chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Hà Nội

Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quan trọng tạo đà chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.
Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số hiệu quả

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số hiệu quả

Với tỉ lệ hơn 90% trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần có những giải pháp đặc thù để có thể thực hiện chuyển đổi số hiệu quả
Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trên địa bàn triển khai chuyển đổi số.
Doanh nghiệp chỉ rõ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số

Doanh nghiệp chỉ rõ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số dù là hoạt động quan trọng, song không phải doanh nghiệp nhỏ và vừa nào cũng có thể thực hiện dễ dàng.
Chuyển đổi số mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chuyển đổi số mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Những lợi ích dễ nhận biết của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn…
Sinh viên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số

Sinh viên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số

Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hà Nội lần thứ VIII vừa tổ chức Diễn đàn “Sinh viên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”.
Thừa Thiên Huế: 12 dự án, ý tưởng đạt giải Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Thừa Thiên Huế: 12 dự án, ý tưởng đạt giải Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Ngày 8/11, Ban tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 tổ chức tổng kết và trao giải thưởng cho 12 dự án, ý tưởng đoạt giải.
Thúc đẩy doanh nghiệp vừa & nhỏ khởi nghiệp năng động, sáng tạo

Thúc đẩy doanh nghiệp vừa & nhỏ khởi nghiệp năng động, sáng tạo

Công nghệ, đổi mới và phát triển bền vững là 3 động lực chính để thúc đẩy và phát triển nền kinh tế và giải quyết những thách thức trong thời đại mới.
Cuộc thi Dự án khởi nghiệp xanh lần 9: 37 dự án tranh tài ở vòng chung kết

Cuộc thi Dự án khởi nghiệp xanh lần 9: 37 dự án tranh tài ở vòng chung kết

37 dự án đến từ 25 tỉnh, thành khắp các vùng miền cả nước, tham gia tranh tài vòng chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp xanh lần 9 để chọn ra ngôi vị quán quân.
Shark Tank mùa 6 đồng hành cùng đối tác chiến lược Carlsberg

Shark Tank mùa 6 đồng hành cùng đối tác chiến lược Carlsberg

Chương trình truyền hình thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam Shark Tank và thương hiệu bia hàng đầu thế giới Carlsberg cùng nhau hợp tác trong mùa 6 này.
Được đầu tư 250 ngàn USD, nền tảng cảnh báo cháy PiSafe kỳ vọng trở thành ứng dụng quốc dân

Được đầu tư 250 ngàn USD, nền tảng cảnh báo cháy PiSafe kỳ vọng trở thành ứng dụng quốc dân

Được Shark Bình đầu tư 250 ngàn USD, công nghệ cảnh báo cháy PiSafe đặt kỳ vọng có thể trở thành một “ứng dụng quốc dân” về an ninh - an toàn.
Cần hình thành và liên thông, phối hợp các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Cần hình thành và liên thông, phối hợp các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Cần hoàn thiện thể chế, chính sách, hướng thống nhất tổng thể về hệ thống trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp hiệu quả
Đã tìm ra quán quân Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp

Đã tìm ra quán quân Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp

Dự án Prebiotic - Sản phẩm nui ăn liền, lĩnh vực thực phẩm đoạt ngôi vị quán quân Cuộc thi “Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ 4 năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động