Khởi động xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn
Phát triển bền vững Thứ ba, 28/06/2022 - 21:15 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chính phủ ký ban hành Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam |
“Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức với sự tham dự của hơn 300 đại biểu trong và ngoài nước theo hình thức trực tiếp và hàng trăm khách mời trực tuyến. Sự kiện nhằm trao đổi và thảo luận cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính để thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Báo cáo Biến đổi khí hậu 2022 của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC-AR6) ước tính, kể từ năm 2008 đến nay, mỗi năm có hơn 20 triệu người trên thế giới phải rời bỏ nhà cửa do bão, lũ lụt và một nửa dân số thế giới thiếu nước ít nhất 01 tháng mỗi năm
Đây là hệ lụy của mô hình phát triển tuyến tính (khai thác tài nguyên - sản xuất - tiêu dùng và cuối cùng thải loại ra môi trường) thiếu bền vững trong hơn 150 năm qua của nhân loại.
Vì vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay là cần có mô hình kinh tế hiệu quả hơn về sử dụng tài nguyên, ngăn ngừa biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, việc áp dụng các nguyên tắc loại bỏ chất thải và ô nhiễm, lưu thông các sản phẩm, nguyên liệu và tái tạo thiên nhiên trong mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, nông nghiệp.
![]() |
Hội nghị có sự tham gia của hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế theo hình thức trực tiếp |
Kinh tế tuần hoàn cũng giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý, giảm thiểu khai thác, tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường. Kinh tế tuần hoàn cũng góp phần giảm rủi ro cho doanh nghiệp về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên, tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng...Xã hội sẽ được hưởng lợi nhờ giảm chi phí trong quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khỏe người dân.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, kinh tế tuần hoàn là một cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam mà việc đầu tư vào hệ thống quản trị, phát triển thể chế và chính sách để thúc đẩy kinh doanh bền vững, giảm dần các ngành công nghiệp gây ô nhiễm sẽ giúp Việt Nam đảm bảo phục hồi kinh tế xanh trong tương lai.
![]() |
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam |
Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết một số giải pháp, nhiệm vụ sẽ được triển khai trong thời gian tới gồm kiến tạo thể chế, cụ thể hóa các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường. Xây dựng lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần (đồ nhựa,túi nilon) bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm.
Ngoài ra, phát triển các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm nhiệt điện theo mô hình tuần hoàn, không phát thải chất thải, khí thải và nước thải. Bốn là, thúc đẩy quan hệ hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các cơ hội tiếp nhận hỗ trợ về tài chính và công nghệ cho kinh tế tuần hoàn.
Cuối cùng, một giải pháp rất quan trọng đó là truyền thông nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về kinh tế tuần hoàn, về trách nhiệm phân loại tại nguồn các loại rác thải để thực hiện tái chế, tái sử dụng, qua đó thay đổi hành vi tiêu dùng hướng tới các sản phẩm thân thiện môi trường.
![]() |
Công bố mạng lưới kinh tế tuần hoàn Việt Nam |
Tại Hội nghị các đại biểu đã chứng kiến và tham dự Lễ công bố Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Liên kết tiểu vùng Bắc Trung bộ: Chưa thực chất và kém hiệu quả

Hợp tác kinh tế nâng tầm mối quan hệ hữu nghị Thanh Hóa - Hủa Phăn

Việt Nam đưa ra 6 quan điểm để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050

Làm gì để phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới?

Tạo không gian phát triển mới từ kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông
Tin cùng chuyên mục

SCG chung tay cùng giải quyết khủng hoảng toàn cầu thông qua hội nghị ESG 2022

Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước

Hội thảo ALP 2021 - 2022: Tìm giải pháp cho không gian sống Việt Nam

Thanh Hóa: Clip quay cảnh xả thải bẩn ra bãi biển Sầm Sơn là không đúng sự thật

Doanh nghiệp có nhiều lợi thế khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh tiên phong xây dựng tòa nhà xanh

SCG chia sẻ mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu phát triển xanh

5 giải pháp cho mục tiêu 45.000 hợp tác xã vào năm 2030

Triển lãm "Sống mới với cũ"- Một hành động thiết thực cho kinh tế tuần hoàn

Chính phủ ký ban hành Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn

HEINEKEN Việt Nam công bố Báo cáo phát triển bền vững 2021

Việt Nam - Thụy Điển: Hợp tác giảm phát thải carbon, phát triển bền vững

Saint-Gobain Việt Nam cam kết phát triển bền vững qua loạt vật liệu hiện đại

Meliá Hotels International: Thương hiệu khách sạn bền vững

Hà Nội: Phấn đấu giảm 3-4% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu

Doanh nghiệp năng lượng đưa tính bền vững vào chiến lược kinh doanh

Đại diện Việt Nam chia sẻ về phát triển kinh tế xanh trước 21 thành viên APEC

ADM Cares hỗ trợ 1,725 tỉ đồng phát triển sinh kế bền vững tại Việt Nam

Cần Thơ thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi
