Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm" nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hỗ trợ 500 triệu đồng xây dựng trường học tại tỉnh Điện Biên Đề xuất đóng cửa tạm thời Sân bay Điện Biên từ 1/4 vẫn chưa chính thức được chấp thuận

Ngày 22/3, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Điện Biên và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức “Hội thảo Khởi động Hợp phần Hỗ trợ Kỹ thuật” của dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên” tại thành phố Điện Biên Phủ. Hợp phần Hỗ trợ Kỹ thuật này của dự án này do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ thông qua Quỹ Quản lý nước và Tài nguyên thiên nhiên (WARM Facility).

Mục đích của Quỹ WARM là hỗ trợ tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của Việt Nam trước tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên
Các đại biểu tham dự hội thảo

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên, đoàn công tác của Cơ quan phát triển Pháp AFD, Ban Quản lý dự án các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên và đoàn Tư vấn Hỗ trợ Kỹ thuật.

Chương trình hội thảo giới thiệu về Hợp phần Tư vấn Hỗ trợ Kỹ thuật và báo cáo một số hoạt động đã thực hiện bởi đơn vị Tư vấn Hỗ trợ Kỹ thuật là Liên danh Groupe Huit – Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình – Phòng thí nghiệm Trọng điểm quốc gia về Động lực học Sông biển.

Dự án “Quản lý Đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm” của tỉnh Điện Biên, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định 170/QĐ-TTg, ngày 4/2/2021. Tổng vốn thực hiện dự án trên 981 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay ODA từ Cơ quan Phát triển Pháp AFD là 665,5 tỷ đồng (24,65 triệu Euro); vốn đối ứng 275,028 tỷ đồng (10,19 triệu Euro) và vốn EU viện trợ không hoàn lại là 40,5 tỷ đồng (1,5 triệu Euro).

Phát biểu tại hội thảo, ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: Theo quy hoạch đến năm 2030, thành phố Điện Biên Phủ sẽ trở thành đô thị văn minh hiện đại, trung tâm phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch của cả tỉnh. Tuy nhiên đời sống, sản xuất, cảnh quan môi trường của thành phố lại chịu ảnh hưởng nhiều từ những rủi ro thiên tai ngày càng nhiều từ lưu vực sông Nậm Rốm. Tổng thiệt hại hàng năm do thiên tai gây ra lên tới 250 tỉ đồng (chiếm 2% GRDP của tỉnh).

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, ngoài nguy cơ mưa lớn, lũ quét, sạt lở, sạt lở đất, xói lở bờ sông, ngập úng và vào mùa khô sẽ là hạn hán thiếu nước. Với hiện trạng nhiều đoạn sông bị sạt lở, vùng hạ lưu bị ngập úng, lòng sông bị thu hẹp, dòng chảy không lưu thông và ô nhiễm nặng nề do tốc độ đô thị hoá, cùng các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, các vấn đề về môi trường và nguy cơ thiên tai sẽ là mối đe doạ thường trực tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân thành phố Điện Biên Phủ.

Theo ông Nguyễn Hữu Hiệp, Giám đốc Ban Quản lý dự án: “Sau khi hoàn thành đầy đủ các hạng mục dự án, dòng sông Nậm Rốm đoạn qua thành phố Điện Biên Phủ sẽ trở thành đoạn sông đa chức năng, điều tiết lũ, thoát lũ, giảm ngập lụt cho thành phố, trữ nước, bảo vệ bờ chống xói lở, tạo cảnh quan.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lưu vực sông Nậm Rốm sẽ góp phần tăng cường khả năng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp với diện tích trên 18 nghìn ha, bổ sung nước mặt và nước ngầm, tăng khả năng cấp nước sinh hoạt với công suất 2.000 m3/ngày đêm cho người dân vùng lòng chảo và cấp nước công nghiệp cho các nhà máy trong khu vực”.

Theo ông Hervé Conan, Giám đốc AFD tại Việt Nam: “Với diễn biến ngày càng bất thường và tiêu cực của biến đổi khí hậu cùng đặc điểm phức tạp của sông Nậm Rốm – một nhánh của sông Mê Kong, mục tiêu cuối cùng của dự án là mang đến một giải pháp quản lý rủi ro tổng thể đa thiên tai, tiến tới phát triển bền vững cho thành phố Điện Biên Phủ và lưu vực sông Nậm Rốm.

Để làm được điều này, ngoài các biện pháp công trình, một mặt cần nâng cao năng lực cho các cấp quản lý trong phòng ngừa và quản lý rủi ro lũ lụt với sự hỗ trợ của các công cụ ra quyết định, mặt khác công tác truyền thông cho người dân cần được tăng cường thông qua hợp phần tư vấn hỗ trợ kĩ thuật là những yếu tố then chốt dẫn đến thành công của dự án”.

Với định hướng chung là quản lý tổng hợp lưu vực sông Nậm Rốm theo phương thức quản lý rủi ro đa thiên tai, nhằm giảm thiểu tác động, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, Dự án “Quản lý Đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm” nhằm 4 mục tiêu cụ thể:

Một, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm, bảo vệ an toàn cho hơn 40 nghìn dân thuộc các phường xã của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, ổn định sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội.

Hai, chỉnh trị dòng sông Nậm Rốm đoạn qua thành phố Điện Biên Phủ bằng biện pháp kè gia cố bờ, nạo vét dòng chảy giúp thoát lũ, chống sạt lở, giảm ngập lụt, bảo vệ cảnh quan môi trường và phát triển hạ tầng đô thị.

Ba, xây dựng các công trình đập dâng trên sông nhằm tăng khả năng điều tiết dòng chảy mùa kiệt, hỗ trợ cấp nước, cải tạo môi trường (iv) Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và công tác quản lý nguồn nước trên lưu vực sông Nậm Rốm thông qua các hạng mục phi công trình.

Theo đó, trong giai đoạn 2021-2028 từ nguồn vốn trên 981 tỷ đồng, tỉnh Điện Biên sẽ triển khai 2 hợp phần thuộc dự án. Cụ thể, hợp phần 1 (hợp phần công trình) gồm: xây dựng kè chống sạt lở hai bờ sông Nậm Rốm có tổng chiều dài 14,7 km; mở rộng dòng chảy và nạo vét một số đoạn sông; xây dựng đập dâng.

Hợp phần 2 (hợp phần phi công trình), gồm các phần việc: tăng cường năng lực quản lý dự án, xây dựng, hoàn thiện hệ thống giám sát; tăng cường năng lực quản lý đa thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; cung cấp kiến thức quản trị rủi ro thông qua lập bản đồ nguy cơ và tính dễ bị tổn thương cũng như phân tích thống kê chế độ thủy văn ; các hoạt động thông tin truyền thông phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Ngày 30/9/2021, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 1770/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm, nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên; giao Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư thực hiện dự án.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, đến nay, Ban Quản lý dự ánđã nỗ lực phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện gần xong công tác đấu thầu cho các gói thầu xây lắp của dự án. Trong đó, hai gói thầu số 6 và số 7 về nạo vét lòng sông Nậm Rốm đã hoàn tất ký hợp đồng.

Trong buổi họp ngày 22/3, Tư vấn Hỗ trợ Kỹ thuật cũng đã báo cáo về các hoạt động hỗ trợ Ban quản lý dự án bao gồm hỗ trợ chuẩn bị các nội dung về Môi trường Xã hội và Tái định cư theo qui định để làm điều kiện khởi công gói số 6 và số 7.

Một số công trình của dự án đặt mục tiêu ưu tiên hoàn thành để kịp khánh thành trong Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Điện Biên Phủ và 30 năm AFD tại Việt Nam sẽ tổ chức vào năm 2024. Song song với đó, Tư vấn Hỗ trợ Kỹ thuật cũng đang tích cực làm việc với các sở ban ngành liên quan để xây dựng một Hệ thống mô hình và hỗ trợ ra quyết định hỗ trợ công tác quản lý và điều hành liên quan đến thiên tai, rủi ro lũ, ngập lụt đô thị.

Hệ thống này khi hoàn thiện kỳ vọng sẽ nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và giảm thiểu rủi ro từ thiên tai liên quan đến nước cho các cộng đồng tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Điện Biên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc nghe báo cáo vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Trong quý I/2024, thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng về duy trì và phát triển kinh tế.
17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có 386/474 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng, tương ứng trên 80%.
Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.
Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định
Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư khu chung cư cao cấp tại TP. Tuy Hoà, rộng hơn 2,1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần gồm 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành TN&MT và 3 công trình xây dựng.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Đến chiều ngày 27/3, gần 95% cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã “về đích” thực hiện xuất hóa đơn điện tử.
Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ngành điện Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 2.022.816 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 218.421 lượt.
Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bình Dương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm gần 100 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 26/3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn, xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024.
Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai tập trung các giải pháp để thực hiện đề án giảm thiểu khí carbon giai đoạn 2025 - 2030 giảm 20%, tiến tới đưa phát thải nhà kính về 0 vào năm 2050.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Hình ảnh và thông tin 48 di tích, danh thắng cùng 6 tour chuyên biệt cho khách du lịch tàu biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tích hợp trong 1 chiếc vòng tay.
Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận mong muốn các doanh nghiệp đến từ Đức đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong lĩnh vực cơ khí, ô tô, thiết bị điện tử…
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tại buổi làm việc với Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng ngày 25/3.
Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203.000 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ), đạt 19,2% kế hoạch cả năm.
Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Dự án Nhà máy điện rác Thăng Long - Bắc Ninh có tổng diện tích khoảng 5ha, công suất xử lý 500 tấn/ngày, công suất phát điện 11MW.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Sáng 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn có buổi đối thoại với lực lượng thanh niên trong tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Việc cấp số tạm cho tàu cá “3 không” giúp Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý tốt hoạt động khai thác thủy sản, khắc phục những tồn tại trong thực hiện phòng, chống IUU.
Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Tại tỉnh Bình Dương, trong quý I/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp khởi sắc, các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, ký kết nhiều đơn hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động