Khơi dậy nội lực trong nước, khuyến khích doanh nghiệp phát triển

Nhằm góp phần khơi dậy nội lực trong nước, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hàng hóa do người Việt Nam sản xuất, Bộ Công Thương đã tập trung vào thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh…  

Đẩy nhanh tái cơ cấu từng lĩnh vực, ngành hàng

Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 01/NĐ-CP ngày 1/1/2020 và tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Công Thương nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó khăn cũng là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa và triển khai thực chất hơn chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đối tác; giúp các bộ, ngành, doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ hơn rủi ro của việc phụ thuộc, tập trung vào một hoặc một vài thị trường, đối tác khi có biến động.

Theo đó, phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong từng lĩnh vực, từng ngành hàng trong cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản; phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược có lợi thế cạnh tranh.

Đồng thời, thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng trên cơ sở đổi mới sáng tạo, công nghệ, năng lực quản trị và chuyển đổi số, đặc biệt là trong chế biến, chế tạo của khu vực doanh nghiệp Việt; đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ trong thương mại nhất là thương mại điện tử. Qua đó, xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ, ít phụ thuộc hơn, khả năng chống và thích ứng với các biến động nhiều hơn. Khơi dậy nội lực trong nước, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam phát triển, khuyến khích hàng hóa do người Việt Nam sản xuất.

5839 san xuat cac don hang det may phuc vu xuat khau anh xuan quang
Tập trung phát triển những ngành công nghiệp có tiềm năng

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Bộ Công Thương đã tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống.

Cụ thể: Thứ nhất, tập trung khai thác tối đa thị trường Trung Quốc (đang trong giai đoạn có nhu cầu cao hấp thụ hàng hóa để phục vụ người dân trong nước sau giai đoạn cao điểm của dịch bệnh; phía bạn cũng đã và đang triển khai nhiều biện pháp thuận lợi hóa cho thương mại để nhập khẩu hàng hóa phục vụ người dân; Việt Nam lại có nhiều thuận lợi trong xuất nhập khẩu với Trung Quốc...).

Thứ hai, đối với các khu vực thị trường khác, đặc biệt là khu vực châu Âu, Bắc Mỹ... Tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tập trung xúc tiến thương mại qua hình thức trực tuyến với các thị trường, đặc biệt là các mặt hàng các nước có nhu cầu thực sự.

Thứ ba, cùng với xử lý các vấn đề về thị trường, cần tiếp tục tập trung vào thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, Bộ Công Thương xác định trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ và ngay từ bây giờ cần tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo lớn của ta như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ... theo hướng bền vững hơn với một số đối tác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ..., tránh phụ thuộc quá lớn vào một hoặc một số ít đối tác hoặc thị trường.

Thứ tư, thị trường trong nước là động lực quan trọng phục vụ cho tăng trưởng. Cùng với 2 trụ cột khác là đầu tư và xuất khẩu, thì đối với trụ cột quan trọng thứ 3 là thị trường trong nước cần được khai thác và phát huy tốt để phục vụ cho tăng trưởng chung. Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ta gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn có những cơ hội để thúc đẩy cho khu vực này.

Bộ Công Thương xác định 2 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đó là, tập trung để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trong nước, có phương án để cung cấp phục vụ các địa bàn trên cả nước trong mọi tình huống của dịch bệnh; có phương án đề xuất nhằm kích cầu trong nước trong trước mắt cũng như sau thời kỳ dịch bệnh.

Bộ cũng đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường trong nước, thông qua việc chỉ đạo, phối hợp với các nhà phân phối tổ chức các đợt khuyến mại lớn ở các thành phố lớn cũng như các tỉnh thành phố nhằm kích cầu tiêu dùng, khai thác tối đa thị trường trong nước. Ngoài ra, hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì phối hợp với các Bộ ngành, đơn vị liên quan triển khai xây dựng Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản nhằm đảm bảo ổn định thị trường đầu ra cho ngành nông sản (bao gồm cả hoạt động xuất khẩu).

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh

Về hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ngay từ đầu năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 109/QĐ-BCT ngày 10/1/2020 phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 đối với các lĩnh vực thuộc ngành Công Thương.

Theo đó, Bộ Công Thương đã cụ thể hóa thành các nhiệm vụ về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến; cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại; hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành thuộc danh mục mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Đồng thời, cập nhật và công bố, công khai các thủ tục hành chính liên quan đến cấp các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa...; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động thực hiện cải thiện bộ chỉ số tiếp cận điện năng và hiệu quả logistics đã được xây dựng trong năm 2019. Hiện nay, Bộ Công Thương đang triển khai thực hiện theo Kế hoạch đối với các hoạt động này.

Đáng chú ý, triển khai việc thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chỉ thị số 15/CTTTg ngày 15/6/2018 về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Công Thương đã xây dựng Chương trình hành động để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến Bộ Công Thương.

Theo đó, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, về hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được hỗ trợ tham gia các chương trình như: Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam; Chương trình Thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam; Chương trình nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm; Chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại.

Qua đó, đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp cả về tài chính và kỹ thuật để nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm; có cơ hội gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, kết nối bạn hàng, thâm nhập thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường hệ thống nhận diện thương hiệu, làm cho giá trị thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.

Mặt khác, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp phân phối trong và ngoài nước tổ chức các sự kiện giao dịch thương mại, các hoạt động kết nối cung cầu; triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong nước và vào hệ thống phân phối của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài tại Việt Nam và trên thế giới trong khuôn khổ của “Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020”.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhờ đó đã được tiếp cận thuận lợi vào kênh phân phối bán lẻ truyền thống và hiện đại và thúc đẩy sự hiện diện của hàng hóa được sản xuất trong nước tại các kênh phân phối bán lẻ hiện đại tại nhiều địa phương trên cả nước. Các doanh nghiệp đã được kết nối nguồn hàng thực phẩm an toàn vào các hệ thống phân phối lớn tại các địa phương như Hòa Bình, Long An, An Giang, Đồng Tháp...

Bộ Công Thương đã tập trung triển khai đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành và nội ngành dựa vào lợi thế so sánh và tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ; tập trung phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao; tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tinh giản bộ máy mới có nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực để đảm bảo quốc phòng an ninh...
Chính phủ

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công, khánh thành công trình trọng điểm

Chính phủ chốt kịch bản, thời gian tổ chức lễ khởi công, khánh thành công trình lớn toàn quốc nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo

Đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả bị triệt phá gây phẫn nộ, dư luận réo tên loạt nghệ sĩ từng quảng cáo thổi phồng công dụng, tiếp tay cho lừa đảo.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Tại buổi tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ đóng góp tiếng nói thúc đẩy quá trình đàm phán đạt kết quả tốt đẹp
Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Cần tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Sửa đổi các quy định nhằm điều chỉnh giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử (còn 42 ngày so với 70 ngày của Luật hiện hành).
Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Bình Dương khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, Thủ tướng yêu cầu khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới từ cải cách thể chế.
Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Việc sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc được đặt ra trong bối cảnh yêu cầu sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội...
Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng nhấn mạnh phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại hiệu quả cao.
Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam nhằm giúp ngành hàng quan trọng này sớm trở lại đường đua xuất khẩu.

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Bộ Công an tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, chính sách tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo người lao động đủ sống, cạnh tranh với tư nhân.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Cơ chế tự công bố sản phẩm cùng hậu kiểm lỏng lẻo đang trở thành kẽ hở chết người, tạo điều kiện hợp pháp hóa sản phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường.
Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách tiền lương đối với cán bộ cấp xã sau sắp xếp, hoàn thành trước ngày 30/7/2025.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việc xây dựng, vận hành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam sẽ góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thêm lĩnh vực cần nhà nước

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung lĩnh vực mà nhà nước cần đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp và đầu tư bổ sung vốn nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Từ bữa ăn đến viện phí, học phí và bộ máy hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ nói chính sách, mà đang cụ thể hóa hình mẫu Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hoàn tất trước ngày 20/4/2025, đảm bảo đúng quy định, dân chủ.
Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 đã thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 kết quả đồng thuận.
Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi được sắp xếp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức...
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Theo Ủy ban Văn hóa và Xã hội, tổng dự toán kinh phí để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 3 đến 5 tuổi (giai đoạn 2026 - 2030) là 116.314,1 tỷ đồng.
Mobile VerionPhiên bản di động