Khoa học - công nghệ: Lực đẩy để tỉnh Hà Giang hoàn thành các mục tiêu lớn

PV

PV

Nhờ ứng dụng khoa học - công nghệ, tỉnh Hà Giang đã có chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.
Hà Giang: Xác định khoa học công nghệ là “bệ đỡ” cho phát triển

Xác định rõ vai trò và sức mạnh của khoa học - công nghệ, những năm qua, tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cụ thể hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo đó, nhiều chương trình, quyết định, kế hoạch liên quan tới phát triển khoa học - công nghệ đã được các đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực.

Lễ khởi động Chương trình chuyển đổi số trong đoàn viên thanh niên tỉnh Hà Giang
Lễ khởi động Chương trình chuyển đổi số trong đoàn viên thanh niên tỉnh Hà Giang

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20, tổ chức mới đây tại Hà Giang cho thấy: Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20, hoạt động khoa học - công nghệ của tỉnh Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực. Đến nay, đã có 233 nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ được triển khai, gồm 21 nhiệm vụ cấp quốc gia, cấp bộ; 105 nhiệm vụ cấp tỉnh và 107 nhiệm vụ cấp cơ sở.

Các kết quả khoa học - công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, đời sống đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, tạo dựng được thương hiệu sản phẩm; đảm bảo quốc phòng an ninh; tạo sức bật trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Giang. Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân của tỉnh Hà Giang hiện đạt khoảng 8%, khả năng tiếp thu, làm chủ công nghệ của các cá nhân, đơn vị được nâng lên đáng kể...

Cụ thể, đến nay tỉnh Hà Giang đã có 8 sản phẩm được Chứng nhận chỉ dẫn địa lý; 17 nhãn hiệu chứng nhận; 13 nhãn hiệu tập thể; 153 nhãn hiệu độc quyền và 2 kiểu dáng công nghiệp.

Nhờ ứng dụng hiệu quả của khoa học - công nghệ, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo giống, đồng thời, tăng cường áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp.

Tại các địa phương ở tỉnh Hà Giang, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng như: Trồng rau an toàn tại Vị Xuyên, thành phố Hà Giang; trồng cây dược liệu tại huyện Quản Bạ; trồng ngô, lạc, đậu tương hàng hóa ở Bắc Quang, Vị Xuyên, Xín Mần…

Trong chăn nuôi, khoa học - công nghệ đã góp phần cải tạo thể trạng, tầm vóc, bảo tồn, phát triển nguồn gen quý của địa phương như: bò Vàng, gà Xương đen, các giống cá bản địa, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.

Song song với sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng tích cực được đầu tư đổi mới phương tiện máy móc, thiết bị, phần mềm công nghệ hiện đại, như: Công nghệ chế biến sâu khoáng sản, luyện Angtimon, sản xuất Fermangan, chì thỏi, chì kim loại... từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm, tiết kiệm tài nguyên và hạn chế tác động, ảnh hưởng đến môi trường.

: Ứng dụng khoa học – công nghệ giúp Hợp tác xã Trồng rau an toàn Tân Đức, (xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đạt năng suất cao
Ứng dụng khoa học - công nghệ giúp hợp tác xã trồng rau an toàn Tân Đức, (xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đạt năng suất cao

Cũng từ ứng dụng khoa học - công nghệ, ngành du lịch của Hà Giang đã có nhiều khởi sắc thông qua các hoạt động hỗ trợ du khách tiếp cận thông tin, hình ảnh sản phẩm du lịch theo hình thức online; từng bước hướng đến tiếp cận và thích ứng với du lịch thông minh…

Cùng với du lịch, ngành y tế tỉnh Hà Giang cũng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận với con số 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai phần mềm quản lý y tế; 3 bệnh viện triển khai phần mềm bệnh án điện tử; liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội; ứng dụng có hiệu quả nhiều kỹ thuật cao…

Ghi nhận những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng quản lý và đời sống nhờ ứng dụng khoa học - công nghệ, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Thào Hồng Sơn khẳng định: Thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị của Hà Giang cần tiếp tục chủ động sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin để số hóa, đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực. Khuyến khích doanh nghiệp khoa học đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến công nghệ cao.

Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ nông dân, thu hút các nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất, du lịch, bảo tồn văn hóa. Hoàn chỉnh đề án kiện toàn bộ máy quản lý khoa học tuyến huyện, thành phố, đề án củng cố các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ. Quan tâm phát triển đội ngũ làm công tác khoa học - công nghệ có trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển khoa học - công nghệ của tỉnh Hà Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2045...

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức thành công đã thông qua Quyết tâm thư với 6 nhiệm vụ và chỉ tiêu chính.
Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Đẩy mạnh chuyển đổi số bằng cách đưa nông sản lên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội là giải pháp tiêu thụ nông sản Bắc Kạn hiệu quả.
Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu hiện có diện tích chè kinh doanh rộng 8.400 ha, năng suất và sản lượng chè tăng trưởng. Toàn tỉnh đang hướng đến phát triển bền vững cây chè.

Tin cùng chuyên mục

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Việt Nam có hàng ngàn sản phẩm miền núi có chất lượng cao. Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị.
Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Yên Bái đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản đến tay người tiêu dùng.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Sau hơn 3 năm triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Bắc Kạn đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

57 năm qua, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, chính trị vùng biên.
Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Bằng việc liên kết chặt giữa người nông dân và doanh nghiệp, giá trị cà phê Sơn La đã không ngừng tăng cao.
Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Thời gian qua, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã hỗ trợ tiêu thụ rất nhiều loại nông sản của các địa phương miền núi.
Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Năm nay, ca cao liên tục giữ giá, nhiều người trồng cao cao phấn khởi. Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp ca cao ổn định đầu ra, giá bán cao.
Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’ tạo sự vượt trội về chất lượng, uy tín của sản phẩm và ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Longform |

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Phát triển sản phẩm quế hữu cơ hướng đến thị trường toàn cầu sẽ là giải pháp quan trọng để đưa quế, hồi của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.
Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Sản phẩm cam Cao Phong của Hoà Bình đã và đang được hỗ trợ tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử, giúp mở rộng đầu ra, gia tăng giá trị.
Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Nhiều năm đi vào vận hành, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã đồng hành với bà con nông dân miền núi trong tiêu thụ nông sản.
Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Cùng với quốc lộ 2, hiện nhiều tuyến đường liên huyện, xã của Hà Giang cũng bị sạt lở nghiêm trọng, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu được tỉnh ưu tiên.
Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Tỉnh Bắc Kạn đang tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Chè là một trong những sản phẩm thế mạnh của huyện miền núi Hải Hà - Quảng Ninh và được địa phương này triển khai nhiều giải pháp quảng bá, nâng cao giá trị.
Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh thành, Bắ Kạn đã giới thiệu đặc sản, dịch vụ đặc sắc, với các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh.
Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi 2024 là cơ hội để nông sản vùng cao đến với người tiêu dùng.
Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Thời gian qua, Bưu điện tỉnh Điện Biên đã triển khai gian hàng OCOP tại Bưu điện thành phố Điện Biên Phủ và đưa sản phẩm lên sàn buudien.vn
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Đến nay, tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ đưa 1.911 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Buudien.vn (trong đó có 45 sản phẩm OCOP; 1.869 sản phẩm nông sản).
Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Thời gian qua, đã có nhiều sản phẩm nông sản Đắk Nông được tiêu thụ hiệu quả qua sàn thương mại điện tử.
Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử tiếp tục trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ tỉnh Sơn La tiêu thụ nông sản thế mạnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động