Bệnh nhân ung thư gan cần bổ sung những thực phẩm gì? |
Theo các bác sĩ, ung thư gan gồm 4 loại chính: Ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất chiếm trên 80%, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em; ung thư đường mật có nguồn gốc từ đường mật; u nguyên bào gan rất hiếm gặp, nhiều trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 4 tuổi; u mạch máu ác tính của gan rất hiếm gặp, nguồn gốc từ mạch máu của gan và phát triển rất nhanh.
Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định |
Ngoài ra, còn có thể phối hợp với tần suất thấp hơn, như: Ung thư biểu mô tế bào gan phối hợp ung thư đường mật.
Thống kê về ung thư gan rất khó áp dụng cho một bệnh nhân cụ thể, vì các hình thức, giai đoạn và phản ứng với điều trị khác nhau ở mỗi cá nhân, nhưng thông thường: Ung thư gan khu trú (khu trú trong gan), tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 28%; ung thư gan di căn tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 7%; ung thư gan di căn xa thời gian sống sót sẽ thấp đến 2 năm.
Tuy nhiên, theo thời gian tuổi thọ của người mắc ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng phụ thuộc không nhỏ vào chế độ ăn uống, tư tưởng, phương pháp điều trị…
Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí, kích thước, giai đoạn của bệnh cũng như các bệnh lý kèm theo cũng có vai trò trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Trong các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, phẫu thuật là ưu tiên lựa chọn hàng đầu vì giúp lấy bỏ được khối u.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật cắt gan, các phương tiện hỗ trợ cho cuộc mổ, các phương tiện hồi sức sau mổ thì chỉ định cắt gan hiện nay đang ngày càng được mở rộng, đem lại cơ hội sống cao hơn cho người bệnh.
Bên cạnh đó, để kéo dài tuổi thọ, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống; thói quen sinh hoạt lành mạnh; tâm trạng thoải mái; theo dõi diễn biến bệnh tật…
Ung thư gan rất khó chữa khỏi, vì bệnh thường không được phát hiện ở giai đoạn đầu. Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C... Ngoài ra, tiêm đầy đủ vaccine phòng viêm gan B, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Những người mắc bệnh gan mạn tính (xơ gan), gan nhiễm mỡ, viêm gan B, viêm gan C, béo phì; nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc… ngoài ra còn có nguyên nhân liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng rượu bia, thuốc lá... |