Khi nào mới xử lý dứt điểm hành vi chiếm giữ vỏ bình gas LPG?
Bạn đọc 01/07/2022 18:09 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hàng chục nghìn vỏ bình Petrovietnam Gas tập kết trái phép tại Đông Anh (Hà Nội) Bị chiếm giữ trái phép vỏ bình gas PETROVIETNAM, PVN tố cáo gas Vạn Lộc |
Chậm xử lý vụ việc chiếm giữ vỏ gas LPG
Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam (PV Gas LPG) là đơn vị nằm trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), doanh nghiệp Nhà nước có đóng góp lớn nhất vào ngân sách nhiều năm qua, chủ sở hữu nhãn hiệu Petrovietnam Gas.
Ngày 23/6/2022, PV Gas LPG đã có văn bản gửi Công an huyện Đông Anh (Hà Nội), đề nghị cần phải xử lý dứt điểm hành vi chiếm dụng vỏ bình LPG tại Công ty CP Kinh doanh & xuất nhập khẩu khí gas hóa lỏng Vạn Lộc (Gas Vạn Lộc - địa chỉ: lô CN 4, Khu công nghiệp Nguyên Khê, Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội). Việc này dẫn đến số lượng lớn vỏ bình LPG PetroVietnam là tài sản của PV Gas LPG bị thu giữ trong thời gian dài, không phát huy hiệu quả, không được bảo trì, bảo dưỡng… có thể dẫn đến những tổn thất về tài sản.
“Bằng công văn này, PV Gas LPG - Chi nhánh Bắc bộ kính đề nghị quý cơ quan tiếp tục nhanh chóng xúc tiến xử lý dứt điểm vụ việc, nhằm trả lại vỏ bình LPG cho các chủ sở hữu hợp pháp để đưa vào lưu thông, sản xuất, kinh doanh, giảm bớt thiệt hại cho các doanh nghiệp nói chung và công ty chúng tôi nói riêng cũng như Ngân sách Nhà nước” - công văn của PV GAS LPG nêu rõ quan điểm.
Trước đó, theo nguồn tin tố giác tội phạm, một số lượng lớn vỏ bình LPG mang nhãn hiệu Green Petrol Gas QTH, Thành Lợi Gas đã đưa ra thị trường nhưng không quay về chủ sở hữu, gây thất thoát tài sản. Theo ông Cao Tuấn Anh (Phó Giám đốc PV Gas LPG), qua thời gian theo dõi, đơn vị phát hiện xe vận tải chở hàng nghìn vỏ bình gas Petrovietnam Gas đến điểm Gas Vạn Lộc có dấu hiệu thu gom, chiếm giữ trái phép vỏ bình gas.
Được biết, không chỉ riêng PV Gas LPG, Công ty TNHH Dầu khí Quảng Trị cũng đã có đơn tố giác tội phạm gửi đến Công an TP. Hà Nội và Công an huyện Đông Anh về hành vi chiếm giữ bình gas của Gas Vạn Lộc.
![]() |
Hàng chục nghìn vỏ bình gas Petrovietnam Gas được tập kết trái phép ở Công ty CP Kinh doanh và XNK khí Gas hoá lỏng Vạn Lộc |
Ngoài cơ quan công an, phía doanh nghiệp bị chiếm dụng vỏ bình gas trái phép cũng có đơn phản ánh gửi đến Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) và Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương).
Nhận được thông tin, sáng 29/3/2022, cơ quan chức năng TP. Hà Nội đã tiến hành điều tra làm rõ vụ việc hàng nghìn bình gas mang nhiều thương hiệu khác nhau tập kết ở Gas Vạn Lộc. Tại thời điểm đó, theo quan sát của phóng viên, hiện trường có rất nhiều vỏ bình ga mang nhiều thương hiệu khác nhau trong đó có Petrovietnam Gas đang được tập kết tại trụ sở của Gas Vạn Lộc. Phía trong trụ sở công ty tắt đèn và cổng vào đóng chặt, không cho ai vào. Đồng thời, ngay tại trụ sở của Gas Vạn Lộc cũng phát hiện một cây xăng đã được xây dựng, tiến hành bơm xăng công khai.
Tuy nhiên, dù sự việc được phát hiện từ ngày 28/3/2022 và đã được nhiều cơ quan báo đài thông tin nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được xử lý dứt điểm, dẫn đến việc Gas Vạn Lộc có dấu hiệu tẩu tán tang vật vi phạm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhà nước, làm dư luận bức xúc.
Theo tìm hiểu, Giám đốc của Gas Vạn Lộc là ông Phan Văn Hùng - hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam kiêm Chủ tịch chi hội Gas miền Bắc.
Tràn lan việc chiếm dụng vỏ bình gas trái phép
Thời gian qua, tình trạng chiếm dụng tài sản là vỏ bình gas trái phép vẫn đang xảy ra tại nhiều địa phương. Thủ đoạn được áp dụng sau đó là cắt tai, mài vỏ, sơn lại thành tài sản của mình. Các bình ga này thực tế ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây cháy nổ, đe dọa tính mạng người sử dụng. Đây là một trong những hình thức cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, vốn đã tồn tại dai dẳng trong nhiều năm qua tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Điển hình như ngày 20/6/2022, nắm thông tin xe ô tô mang BKS 29H-350.93 chở số lượng lớn vỏ bình gas trái phép từ Nghệ An ra Thanh Hoá để tập kết ở kho, Công an xã Hà Long (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đã kiểm tra kho chứa hàng nghìn vỏ bình gas rồi báo cho Đội quản lý thị trường huyện Hà Trung và Công an kinh tế của huyện Hà Trung đến xử lý. Chủ xe là nhân viên kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Gas Venus (địa chỉ số 99 ngõ 158, phố Ngọc Hà, phường Ngọc Hà, Hà Nội).
Ngày 25/5/2022, Công an huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) đã phát hiện Công ty Cổ phần Thương mại vận tải Gas Hồng Phát do Phạm Văn Hoán (sinh năm 1983, Giám đốc công ty) cùng một số nhân viên đang sang chiết gas trái phép từ bình gas công nghiệp loại 45kg sang các bình gas gia đình loại 12kg có in logo của các hãng Petro, Venus... Tại đây có hơn 500 niêm màng co các loại, hơn 900 tem chống hàng giả các loại. Các đối tượng khai đã thu lợi ước tính từ 4 - 4,5 triệu đồng mỗi ngày.
Ngày 14/10/2021, Đội Quản lý thị trường số 9, thuộc Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa phát hiện đối tượng Nguyễn Văn Tùng (trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn) có hành vi vận chuyển 863 vỏ bình gas đã qua sử dụng mang các nhãn hiệu An Dương Petrol, Gas Đất Việt, ELF Gas, Green Petrol Gas QTH, Petrol Việt Nam Gas, Shell Gas, PM Gas… Thời điểm kiểm tra, ông Tùng không xuất trình được giấy tờ, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Trước thực trạng trên, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn các cơ quan quản lý, lực lượng chức năng, đặc biệt là Ban Chỉ đạo 389, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (Cục C03 – Bộ Công an) tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện, xử lý các đối tượng có hành vi làm trái với Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Điện Biên: Nhiều sai phạm tại 94 dự án đầu tư xây dựng của UBND huyện Tuần Giáo

Hộp thư ngày 30/11: Người dân đồng tình cấm người có nồng độ cồn tham gia giao thông

Hộp thư ngày 27/11: Bạn đọc hiến kế lấy lại tiền gửi từ Ngân hàng SCB

Phản hồi thông tin liên quan tới nhãn hàng Cú Đấm Thép TV

Thái Bình: Công ty XNK thực phẩm Thái Bình có “làm khó” UBND tỉnh để "kiếm lời" từ tài sản đi mượn?
Tin cùng chuyên mục

Hộp thư ngày 23/11: Phản ánh Công ty XNK thực phẩm Thái Bình; đường tại quận Hải An chậm hoàn thiện

Thanh Hóa: Dãy biệt phủ trái phép chưa xử lý vì thiếu tiền... đo đất

Hiểm hoạ từ mỏ đá Mỹ Phong (Hoà Bình): Dân kêu nhưng xã chưa thấu!

Nghiêm cấm khai thác đất trái phép khi đóng cửa mỏ đất cấp cho Tập đoàn Định An

Hộp thư ngày 20/11:Phản hồi về xổ số Vietlott, phản ánh về Công ty Chế biến XNK thủy sản Hải Phòng

Phát hiện hàng chục giấy phép hoạt động khoáng sản được cấp khi chưa có quy hoạch khoáng sản

Hộp thư ngày 16/11: Phản ánh liên quan đến hoạt động của Hải quan Hải Phòng và dự án Thanh Long Bay

Cận cảnh tuyến đường 190 tỷ đồng thi công dang dở ở vùng cao Hòa Bình

Hòa Bình: Khổ sở vì đường 190 tỷ đồng thi công dang dở

Hộp thư ngày 13/11: Phản ánh MBBank Thái Bình làm khó khách hàng; Bệnh viện Mắt Sài Gòn phẫu thuật hỏng mắt

Hệ thống đèn điện trên con đường đẹp nhất Quảng Ngãi đang vô dụng

Vắng như... chợ đêm Đông Hà

Tổng giám đốc về nước, công nhân bị nợ lương xuyên đêm túc trực tại công ty

Hộp thư ngày 9/11: Hãng thời trang Yody có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng; sữa Nanomilk vi phạm quảng cáo

Hòa Bình: Đường bê tông bị tố không đủ độ dày, xuất hiện nhiều vết nứt

Hộp thư ngày 6/11: Sở Công Thương Hưng Yên và Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội có làm khó người dân?

Phú Yên: Công ty Huy Thiên Phú tự ý mở đường, đấu nối trái phép vào quốc lộ 1A

Sau phản ánh của Báo Công Thương, Hải Dương dỡ 'chốt tuần tra' gây mất an toàn giao thông

Lâm Đồng: Từ chối kiến nghị của chủ đầu tư khách sạn Merperle DaLat
