Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?

Mất điện đã khổ nhưng vẫn còn chịu được nhưng mất nước sinh hoạt thì dường như nỗi khổ của dân chung cư bị đẩy đến tận cùng.
Dân chung cư ở Hà Nội bị 'hành xác' vì thiếu nước, phải dùng lại nước sinh hoạt Chuyện lạ chung cư cao cấp ở Hà Nội: Trước khi đi làm phải chèn giẻ vào cạnh cửa sổ Giá chung cư quá cao, người dân có thu nhập thấp khó tiếp cận

Một hôm, bên ly cà phê sáng với anh bạn nhà ở chung cư Gemek 1 (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội), anh tâm sự: Ở chung cư, tiếng là “oai” nhưng chẳng sợ gì bằng cái nước bị cúp. Chẳng dè ngay đêm hôm đó hàng chục hộ dân khu chung cư nhà anh mất nước thật.

Điện thoại với tôi anh thở dài: “Nhân bảo như thần bảo ông ạ. Giờ thì tôi sẵn sàng đổi cái “oai” chỉ để lấy một xô nước ngay trước cửa nhà”.

Cũng như nhà anh, các hộ cùng khu chung cư cả đêm í ới gọi nhau, hì hục ra vào thang máy để xách nước được lấy tạm từ bể nước vốn chỉ để phục vụ cho phòng cháy, chữa cháy. Có người lỡ mồm bảo giờ nhỡ mà chập điện, cháy nổ thì lấy đâu ra nước chữa cháy tại chỗ thế là liền bị cả khu xúm vào mắng xới té tát.

Trường hợp của Gemek 1 (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) đã nối dài thêm danh sách chung cư bị cúp nước khiến người dân phải vất vả xoay xở, xách từng xô nước lên tầng cao bất kể ngày hay đêm. Trước Gemek 1 là các trường hợp có thể kể đến như chung cư Hà Nội Paragon hay Hateco Xuân Phương, chung cư 361- Nghĩa Đô, và nổi tiếng nhất là khu đô thị Thanh Hà.

Tình trạng cúp nước sinh hoạt tại nhiều khu chung cư, kể cả cao cấp ở Hà Nội, nhất là ở một số khu vực ở Hà Nội đã không còn là chuyện hiếm. Mất nước khiến cho mọi sinh hoạt, công việc đảo lộn hết. Nhà thì lo kiếm chỗ người thân tá túc nhờ ít bữa, nhà không có người thân thì đành tính chuyện thuê nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ gần nơi chung cư hay nơi làm việc.

Rồi biết bao cảnh bi hài để bảo đảm sinh hoạt thường nhật diễn ra: nào là bố mẹ tắm bằng nước tắm của con, nhà có xô chậu nào mang ra hết để đựng nước, vệ sinh cá nhân nín nhịn hết mức có thể, ông bà bố mẹ chia “ca” lấy nước… Một người từng ở phố cổ vốn đã phải hàng đêm xếp hàng chờ lấy nước ở vòi nước công cộng đầu phố than thở: “Tưởng như không bao giờ còn gặp lại cảnh xô thùng xếp hàng, thế mà…”.

Mà lý do của việc mất nước thường được thông báo là “bất khả kháng” trong khi thời điểm cấp nước trở lại thường là mù mờ, không có gì chắc chắn.

Đến khi nào mới hết cảnh dân chung cư xếp hàng xuyên đêm xách nước?
Cảnh người dân xoay xở nước sinh hoạt tại chung cư khi bị cúp nước. Ảnh minh hoạ

Ai cũng biết nước sạch là nhu cầu cơ bản hàng ngày, liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm nhu cầu ăn uống, vệ sinh và sức khỏe. Việc cúp nước dù là bất khả kháng đã tác động không nhỏ đến tâm lý, cuộc sống người dân chung cư. Trong khi đó trách nhiệm về cấp nước thường không rõ ràng, phương án cấp nước cục bộ thường là bị động, khi xảy ra việc nước bị cúp người dân chủ yếu là tự xoay xở lấy, thậm chí phải chung tiền mua xe xtec chỉ để có thể có những ca nước hiếm hoi duy trì mạch sống.

Hầu như tại các buổi giới thiệu mở bán chung cư những “lời hay ý đẹp” về căn nhà trong mơ với người mua nhà thường là dành cho view đẹp, gần chợ, gần trường học, gần đường giao thông mà hầu như không thấy nói đến phương án dự phòng khi điện sinh hoạt, nước sinh hoạt sẽ được bảo đảm ra sao.

Bản thân người mua nhà dường như cũng ít quan tâm đến hai cái thiết thân nhất trong sinh hoạt là điện và nước, sẽ bấu víu thế nào, gọi cho đơn vị nào để giải quyết, gọi cho ban quản lý toà nhà, chung cư, hay chủ đầu tư khi có sự cố về điện và nước. Và nếu việc cấp nước, cấp điện không được bảo đảm thường xuyên liệu người dân có quyền khởi kiện hay không?

Rõ ràng là còn nhiều lỗ hổng liên quan đến trách nhiệm trong việc bảo đảm những nhu cầu sinh hoạt cơ bản là điện và nước cho người dân mua nhà tại các chung cư. Khi những lỗ hổng ấy còn chưa có câu trả lời rõ ràng, chưa có phương án giải quyết rành rẽ thì cái câu hỏi đến bao giờ mới hết cảnh xuyên đêm, chia ca ngày để xách nước vẫn còn lơ lửng trên các toà chung cư, kể cả khi được gắn cái mác “cao cấp” mà không rõ ra “cao cấp” cái nỗi gì!

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhà chung cư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình.
Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt Nam đã, đang và sẽ chịu sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.
Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Những năm gần đây, vấn đề tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam trở thành tâm điểm tranh luận về việc thế nào là tôn vinh đúng? Thế nào là tặng quà hợp lý?
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Để thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, theo các chuyên gia, cần tăng cường vai trò của cơ quan hải quan trong tạo thuận lợi thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công cả nước hiện đạt 52,29% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ 2023 (56,74%) đặt ra cho các tháng cuối năm những thách thức không nhỏ.
Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Để những hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không tái diễn, chính những người lớn cần giáo dục bản thân về lịch sử.
Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Các chuyên gia cho rằng trước mắt, việc cấm phân lô, bán nền sẽ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, nhưng sẽ ổn định về lâu dài.
Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Máy tính Apple được sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt lo cơ xưởng cho sản xuất bán dẫn là chỉ dấu Việt Nam đã là nơi của những sản phẩm công nghệ cao.
Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất người lao động bị sa thải hoặc kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đang gây nhiều tranh luận.
Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Nhằm chống lãng phí tài nguyên, đại biểu Quốc hội đề nghị sử dụng tro xỉ các nhà máy nhiệt điện thay thế vật liệu san lấp nền đường giao thông.
Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng:

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Vụ công ty GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng từ tiền góp tài sản của hơn 7.500 khách hàng dấy lên hồi chuông báo động trong quản lý, giám sát công ty huy động vốn.
Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Công an TP. Hồ Chí Minh đang tạm giữ ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây do liên quan đến ma tuý. Trước đó, nhiều nghệ sĩ cũng từng dính dáng đến tệ nạn xã hội này.
Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Giá vàng đang trượt dốc mạnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của ngân hàng tăng cao, dấy lên cuộc đua lãi suất.
Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Giá vàng trong nước những ngày gần đây liên tục nhảy múa, tăng giảm liên tục chỉ trong ngày hoặc thậm chí vài giờ... kéo theo sự "quay cuồng" của người mua.
Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Để giảm thiểu tai nạn giao thông cho lứa tuổi học sinh, cần sự đồng hành, giáo dục từ gia đình, đặc biệt là sự giám sát và định hướng của phụ huynh.
Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Việc hàng Việt Nam phải liên tiếp “đối đầu” với hàng giá rẻ từ nước ngoài không phải câu chuyện mới. Hàng Việt đã chuẩn bị tâm thế ra sao cho việc này?
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Những "lùm xùm", tranh cãi về hoạt động kêu gọi từ thiện trong thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tình về sự tuân thủ các quy định pháp luật.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động