Khánh Hòa nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU
Địa phương 15/09/2023 13:10 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tháng 8/2023, không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có gần 3.200 tàu cá, trong đó, tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên khai thác xa bờ là 700 chiếc. Từ năm 2018 đến nay, Khánh Hòa chỉ ghi nhận 1 trường hợp tàu cá vi phạm khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài. Thời gian qua, không ghi nhận trường hợp nào có vi phạm ở vùng biển nước ngoài.
Nỗ lực tháo gỡ “thẻ vàng” IUU được cả hệ thống chính trị và ngư dân Khánh Hòa chung tay quyết tâm. Đến nay, ngư dân trong tỉnh đã nhận thức được khai thác IUU là hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.
Các chủ tàu, thuyền trưởng nghiêm túc khai báo khi tàu rời cảng, cập cảng lên cá, mang đầy đủ giấy tờ đăng ký, chứng chỉ, trang thiết bị an toàn hàng hải, thiết bị khai thác khi cho tàu vươn khơi.
![]() |
Việc giám sát hiệu quả sản lượng thủy sản qua cảng, cũng như nguồn gốc khai thác sẽ góp phần triển khai giải pháp chống khai thác IUU. Ảnh: X.N |
Theo Ban chỉ đạo IUU tỉnh Khánh Hòa, thời gian qua, địa phương đã triển khai nhiều kế hoạch hành động chống khai thác IUU, sớm khắc phục cảnh báo ‘thẻ vàng’ của Ủy ban Châu Âu.
Trong tháng 8/2023, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa phối hợp cùng Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản vùng 3, Trung tâm Quản lý các công trình Khai thác thuỷ sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản, thuỷ sản tổ chức đoàn kiểm tra, rà soát hồ sơ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, rà soát, thống kê các tàu cá thường xuyên hoạt động, tạm trú tại các địa phương ngoài tỉnh và tàu cá 3 không trên địa bàn. Hiện nay đã có 665/669 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS. Đã kiểm tra hơn 3.140 lượt tàu cập cảng; tổng sản lượng thủy hải sản qua cảng là hơn 46.400 tấn. Kiểm tra hành chính 135 tàu, xử phạt hành chính 66 phương tiện với số tiền hơn 825 triệu đồng.
Ngoài ra, cấp giấy chứng nhận ICCAT đi thị trường khác cho 10 lô hàng với 42.403 tấn hải sản; cấp giấy chứng nhận đi thị trường EU cho 91 lô hàng với hơn 1.154 tấn hải sản…
Tồn tại, khó khăn
Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo IUU tỉnh Khánh Hòa, vẫn còn đó một số tồn tại, khó khăn, như Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực (1/7/2023) theo đó Chi cục Thủy sản không còn chức năng thanh tra. Trong khi Luật xử phạt vi phạm hành chính chưa quy định thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng - Chi cục Kiểm ngư/ Chi cục Thuỷ sản. Dẫn tới khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng kiểm ngư trong quá trình thực thi công vụ.
Cùng với đó, chưa có trường dữ liệu về an toàn thực phẩm tàu cá trên hệ thống phần mềm Vnfishbase gây khó khăn trong công tác đối chiếu thông tin về tàu cá. Nhiều tàu cá của tỉnh Khánh Hòa thường xuyên hoạt động tại các tỉnh khác và các tàu cá dưới 15m không thuộc diện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nên việc quản lý các tàu này gặp khó khăn.
Ngoài ra, hiện có 250 tàu đang ngừng kết nối dịch vụ VMS gây khó khăn trong công tác quản lý.
![]() |
Lực lượng chức năng kiểm tra nhật ký tàu cá tại cảng cá Hòn Rớ (thành phố Nha Trang). Ảnh: X.N |
Sớm hỗ trợ cước phí dịch vụ VMS cho tàu cá để đảm bảo công tác IUU
Để khắc phục các tồn tại, khó khăn trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Ban Chỉ đạo IUU tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng rà soát nắm chắc vị trí hiện tại của tàu cá đã ngừng kết nối dịch vụ giám sát hành trình; Xác minh, thống kê bổ sung các chủ tàu chuyển ngư trường khai thác, thường xuyên hoạt động, tạm trú tại các địa phương ngoài tỉnh.
Đồng thời, rà soát, thống kê các tàu cá “3 không” từ 6m trở lên hiện có trên địa bàn để có biện pháp tuyên truyền, quản lý đối với các đối tượng tàu cá. Sớm ban hành chính sách hỗ trợ cước phí dịch vụ VMS cho tàu cá để đảm bảo công tác IUU trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Khánh Hòa kiến nghị các ngành liên quan hướng dẫn vùng khai thác đảm bảo an toàn cho ngư dân; tăng cường các lực lượng tuần tra trên các vùng biển khơi giáp ranh nhằm ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển các nước để đánh bắt hải sản trái phép và kịp thời cứu hộ, cứu nạn tàu cá Việt Nam khi gặp nạn trên biển; Cục Thủy sản cập nhật trường cơ sở dữ liệu về chứng an toàn thực phẩm tàu cá trên Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá Quốc gia.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tối nay khai mạc Festival tôm Cà Mau 2023

Thanh Hóa: Chương trình OCOP “ghi điểm” với số lượng sản phẩm đứng thứ 2 cả nước

Đầu tư gần 11.200 tỷ đồng cho Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

PC Hà Giang hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN năm 2023

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025
Tin cùng chuyên mục

Thống nhất phương án làm cao tốc nối Khánh Hoà và Lâm Đồng

Nghệ An: Thu hút dự án FDI sản xuất linh kiện ô tô thông minh 115 triệu USD

Hà Nội: Thanh tra 45 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội năm 2023

Kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Hàm Yên tại Hà Nội

Quảng Bình: Tăng cường thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Quảng Ninh: Khách dùng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới được thông quan Cửa khẩu Bắc Luân II

Đồng Tháp: Tập trung phát triển ngành công nghiệp để tạo động lực tăng trưởng

Hội chợ Xuân Hòa Bình năm 2024: Đa dạng sản phẩm, hàng hoá chất lượng

Lâm Đồng: Chốt thời điểm khởi công cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc trong quý I/2024

Lâm Đồng: Bế mạc kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

Nhiều gói thầu thuộc dự án Phát triển TP. Cần Thơ chậm tiến độ do vướng mặt bằng

Trưng bày các sản phẩm tiêu biểu Italia và tỉnh Thanh Hóa

Tán thành đồ án xây dựng 3 thành phố trực thuộc Thủ đô

TP. Cần Thơ dự kiến phát hành trái phiếu địa phương từ tháng 7/2024

Đồng Nai: Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 23 lãnh đạo

TP. Hồ Chí Minh: Kêu gọi đầu tư 41 dự án theo phương thức đối tác công tư

Nhiều lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà có số phiếu tín nhiệm ở mức cao

Thanh Hóa: 11 tháng, hơn 3.300 doanh nghiệp thành lập mới, đứng thứ 8 cả nước

Thừa Thiên Huế: Cảng Chân Mây hướng tới trở thành “điểm nối” hàng container quốc tế
