Khánh Hòa: Hướng nuôi biển công nghiệp giá trị xuất khẩu 1 tỷ đô la Mỹ

Tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 1.500 ha, sản lượng nuôi biển đạt 30.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ đô la Mỹ.
Khánh Hòa phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD Cà Mau tìm cách vực dậy xuất khẩu thủy sản

Tiềm năng và thách thức phát triển nuôi biển

Sáng 12/5 tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Kỷ nguyên nuôi biển tiến ra xa bờ”.

nuôi biển

Tại Hội thảo, ông Trần Hòa Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Khánh Hoà là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có đường bờ biển dài 385 km, trải dài từ đoạn bờ phía bắc thôn Đông thuộc xã Đại Lãnh đến mũi Cà Tiên thuộc xã Cam Lập, với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ; nhiều đầm, vịnh kín gió cùng với các cảng nước sâu nên rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản trong đó có nuôi trồng thuỷ sản trên biển..

Vì vậy, phát triển nuôi biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua đã thu được những kết quả nhất định, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn ven biển, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh vùng ven biển. Hoạt động nuôi biển đã được triển khai rộng khắp tại các địa phương ven biển, nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động vùng biển và hải đảo...

ông Trần Hòa Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa
Ông Trần Hòa Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa phát biểu tại Hội thảo.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng bày tỏ: Nuôi trồng thuỷ sản trên biển tỉnh Khánh Hoà đang đối mặt với những thách thức, khó khăn trong phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh nuôi trồng thuỷ sản lồng bè truyển thống trên biển đang hiện hữu chủ yếu là gần bờ, qui mô nhỏ lẻ, công nghệ nuôi (bao gồm cả hạ tầng, vật liệu và kỹ thuật nuôi) đang gây áp lực ô nhiễm môi trường và chồng chéo việc sử dụng diện tích mặt nước với các ngành kinh tế khác dẫn tới hiệu quả không cao.

“Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết, thiên tai cực đoan như mưa, gió, bão, lũ lụt, khô hạn, nắng nóng,… xuất hiện thường xuyên hơn, chuyển biến theo hướng cực đoan và khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên biển”, ông Trần Hòa Nam thông tin thêm.

Đánh giá về tiềm năng phát triển nuôi biển công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam nhận xét: Khánh Hòa là địa phương có vị trí hết sức đặc biệt trong phát triển kinh tế biển Việt Nam nói chung và lĩnh vực nuôi biển công nghiệp nói riêng.

Tỉnh Khánh Hòa có đường bờ biển dài, có vùng vịnh kín phong phú, hệ sinh thái biển giàu có, đặc sắc. Đây cũng là địa phương có truyền thống lâu đời trong "chinh phục" biển cả, trong đó có nghề nuôi biển. Với những tiềm năng về vùng biển, Khánh Hòa là địa phương phù hợp để phát triển nuôi biển xa bờ.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam

“Khánh Hòa có thuận lợi rất lớn khi có mô hình Công ty Australis với quy mô trên 10 nghìn tấn cá/năm, là doanh nghiệp đứng đầu thế giới về nuôi cá chẽm theo công nghệ tiên tiến, với quy trình nuôi khép kín. Chúng ta cần nhân rộng mô hình này, phát động những cuộc thi, ngoài lồng nổi HDPE thì có thể sáng tạo, sản xuất những loại lồng chìm khác nhau, phát triển nuôi cá biển trên các tàu biển để có thể kiểm soát môi trường. Đây là những công nghệ mà thế giới đã có, đã làm, song song với đó là việc phối hợp với các ngành kinh tế khác như du lịch biển, điện gió, dầu khí, vận tải biển, đóng tàu để có phối cảnh hài hòa về kinh tế biển”, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng gợi mở.

Xây dựng đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 đã xác định mục tiêu: “Phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; tạo ra sản phẩm có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và nâng cao thu nhập cho cộng đồng cư dân ven biển; góp phần tham gia bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc”.

Đặc biệt là, ngày 28/01/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị Quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát triển Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó đã định hướng: “Phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng: Nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, nhất là nuôi biển công nghệ cao, thân thiện với môi trường”.

Do đó, hiện nay UBND tỉnh Khánh Hòa đang tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa nhằm phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh theo phương thức nuôi công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành vùng nuôi biển xa bờ vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, vừa góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.

Vịnh Vân Phong là trung tâm nuôi biển ứng dụng công nghệ cao của Khánh Hòa.
Nuôi biển ứng dụng công nghệ cao phát triển tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam cho biết, mục tiêu chung của đề án là phát triển nuôi biển tỉnh Khánh Hoà theo hướng góp phần tăng năng suất, giá trị ngành nuôi trồng thuỷ sản và nâng cao thu nhập của người dân nuôi biển thông qua việc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội, hướng tới xuất khẩu thuỷ sản với tiêu chuẩn cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Cùng với đó, bảo vệ môi trường biển, hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững, từng bước hình thành vùng nuôi biển từ 3 - 6 hải lý, vừa đảm bảo phát triển kinh tế biển, vừa giảm áp lực nuôi biển ven bờ. Bảo đảm giảm thiểu xung đột về không gian phát triển giữa các ngành kinh tế tại các khu vực nuôi biển.

Tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 1.500 ha, thể tích lồng nuôi đạt 4,0 triệu m3; sản lượng nuôi biển đạt 30.000 tấn, trong đó: Nuôi biển trong phạm vi 3 hải lý (ven bờ): 800 ha, thể tích lồng nuôi đạt 2,5 triệu m3; sản lượng đạt 12.000 tấn và Nuôi biển trong phạm vi từ 3-6 hải lý (xa bờ): 700 ha, thể tích lồng nuôi đạt 1,5 triệu m3; sản lượng đạt 18.000 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1.042 triệu đô la Mỹ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng kêu gọi Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm, đồng hành với tỉnh trong việc hỗ trợ, liên kết, đầu tư xây dựng các mô hình nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại (nuôi biển bằng lồng nhựa HDPE), công nghệ thiết bị phụ trợ phục vụ nuôi biển (phao, lưới, lồng nuôi… bằng vật liệu mới), từng bước đưa ngành nuôi biển phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện hiện nay, mang lại lợi ích kinh tế cho chính các hộ nuôi nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp, vừa góp phần vào sự phát triển kinh tế của cả tỉnh.

Theo Đề án này, tỉnh Khánh Hòa đặt ra 6 nhiệm vụ chính để phát triển nuôi biển công nghệ cao. Đó là về sản xuất giống phục vụ nuôi biển công nghệ cao; Về công nghệ nuôi thương phẩm; Về quan trắc môi trường, chủ động phòng chống dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu; Về dịch vụ hậu cần nuôi biển; Về bảo quản và tiêu thụ sản phẩm và về chuyển đổi công nghệ nuôi biển ven bờ.
Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động