Khánh Hòa: Đột phá trong đánh giá cán bộ bằng chấm KPI

Khánh Hòa xây dựng đề án vị trí việc làm và bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Giải cứu hàng trăm người mắc kẹt tại đèo Khánh Lê do sạt lở đất Khánh Hòa phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025 Phạt gần 100 triệu đồng nhà hàng Aroma Beach vì ‘chặt chém’ du khách

Ngày 26/2 vừa qua, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức cuộc họp quan trọng dưới sự chủ trì của ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy, để thảo luận về việc xây dựng đề án vị trí việc làm và bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đây không chỉ là một cách quản lý mới, mà còn là một bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương.

Tầm quan trọng của việc đánh gnăng lực

Đánh giá hiệu quả công tác thông qua KPI đối với một số lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính, ngân hàng…không phải là điều gì mới, xa lạ. Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả công tác thông qua KPI đối với cán bộ, công chức, viên chức lại là một bước đột phá, bước đi cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà yêu cầu về năng lực và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức ngày càng cao. Việc áp dụng KPI giúp xác định rõ ràng các tiêu chí đánh giá năng lực, từ đó tạo động lực cho cán bộ, công chức phấn đấu hoàn thiện bản thân và nâng cao hiệu suất công việc.

Khánh Hòa: Đột phá trong đánh giá cán bộ bằng chấm KPI
ông Nghiêm Xuân Thành - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hoà (đứng) phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Xuân Thành

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hoà Nghiêm Xuân Thành đã nhấn mạnh: “Việc triển khai KPI không chỉ là một công cụ quản lý mà còn là một phương pháp khuyến khích sự minh bạch và trách nhiệm trong công việc. Điều này sẽ giúp tạo ra một đội ngũ cán bộ có năng lực, tận tâm, tận lực và sẵn sàng phục vụ người dân.

Ban Chỉ đạo vị trí việc làm tỉnh Khánh Hoà cho rằng để thực hiện đề án này, cần phải hoàn thành bốn bước chính: Xây dựng danh mục vị trí việc làm, mô tả vị trí việc làm, xây dựng khung năng lực và xây dựng bộ công cụ đo lường, đánh giá KPI, cụ thể:

Bước thứ nhất, đối với danh mục vị trí việc làm: Tỉnh Khánh Hoà đã ban hành danh mục này, xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của từng vị trí công tác trong bộ máy hành chính.

Bước thứ hai, mô tả vị trí việc làm: Việc mô tả chi tiết từng vị trí không chỉ giúp cán bộ hiểu rõ trách nhiệm của mình mà còn là cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc.

Bước thứ ba, khung năng lực: Xây dựng khung năng lực cần thiết cho từng vị trí việc làm, từ đó giúp xác định rõ ràng các kỹ năng và kiến thức cần thiết mà cán bộ cần có.

Bước cuối cùng, bộ công cụ đo lường: Việc xây dựng bộ công cụ KPI sẽ giúp đánh giá kết quả và hiệu quả công tác một cách khách quan, toàndiện, khoa học.

Tập huấn và triển khai rộng rãi

Để đảm bảo việc triển khai KPI diễn ra thông suốt, tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức hai đợt tập huấn vào tháng 3/2025. Các buổi tập huấn này sẽ trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cán bộ, công chức, viên chức để họ có thể áp dụng KPI một cách hiệu quả. Việc triển khai thí điểm tại một số đơn vị thuộc khối Nhà nước (giao cho Sở Nội vụ) và khối Đảng (giao cho Ban tổ chức Tỉnh uỷ), sau đó sẽ đánh giá để rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời trước khi áp dụng rộng rãi.

Khánh Hòa: Đột phá trong đánh giá cán bộ bằng chấm KPI
Một góc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Ảnh: Đức Thảo

Theo đó, từ ngày 1/4 tới, tỉnh Khánh Hòa sẽ chính thức triển khai đánh giá KPI đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Việc áp dụng KPI không chỉ giúp xác định rõ ràng năng lực và hiệu suất làm việc của từng cá nhân mà còn tạo ra một môi trường làm việc minh bạch, trách nhiệm, sáng tạo. Điều này cũng sẽ góp phần xây dựng một bộ máy chính quyền “tinh, gọn, mạnh”, nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà trong việc triển khai đề án này thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc cải cách hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Nếu được thực hiện hiệu quả, đề án không những cải thiện năng lực đội ngũ cán bộ mà còn góp phần nâng cao sự hài lòng của công dân đối với các dịch vụ công.

Thời gian qua không chỉ tỉnh Khánh Hòa, mà nhiều cơ quan Nhà nước cũng đã áp dụng KPI đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đơn cử như Báo Công Thương cũng đã áp dụng KPI đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ một tờ báo nằm trong “tốp đầu từ dưới lên” sau những nỗ lực với nhiều giải pháp của Lãnh đạo báo, trong đó có việc áp dụng KPI, Báo Công Thương đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Cụ thể, tháng 2/2022, theo xếp hạng của Similarweb, Báo Công Thương điện tử chỉ xếp hạng vị trí 626 thì đến tháng 12/2023, Báo vươn lên vị trí thứ 54 và đến tháng 8/2024 là vị trí 24 trong số các báo chí, trang tin điện tử có số lượng người xem cao nhất tại Việt Nam.

Từ việc áp dụng KPI, Báo Công Thương đã lọt Top 24 tờ báo có số lượng người xem cao nhất tại Việt Nam và đã về đích sớm 1 năm so với mục tiêu năm 2025 mà Đề án đổi mới Báo Công Thương đề ra.

Từ đó, có thể khẳng định việc tỉnh Khánh Hòa nói riêng, các cơ quan Nhà nước nói chung áp dụng KPI đối với cán bộ, công chức, viên chức là một giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng trong điều hành công việc. Hy vọng rằng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, việc triển khai KPI sẽ mang lại những thành công đáng kể, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của tỉnh Khánh Hòa trong tương lai.

Ngày 20/2, tại Kỳ họp chuyên đề, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII thông qua các Nghị quyết thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khánh Hòa. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã xem xét, thông qua 8 nghị quyết về: Chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ sang Ban Dân tộc, tổ chức Ban Dân tộc thành Sở Dân tộc và Tôn giáo.

Thành lập Sở Khoa học và Công nghệ trên cơ sở hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Khoa học và Công nghệ; thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ; thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính.

Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng; Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Sở Tài nguyên và Môi trường; Thành lập Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở hợp nhất Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thể thao; Hợp nhất Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh.

Sau khi sắp xếp, tinh gọn, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tại Khánh Hòa đã giảm 7 cơ quan, còn 14 cơ quan.

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết mang tiêu đề “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư thể hiện sự trăn trở về tầm vóc người Việt.
Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Vĩnh Phúc cho thấy, khi "bàn tay đen" thao túng chính quyền, mọi quy định của pháp luật đều có thể bị "bẻ cong".

Tin cùng chuyên mục

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà nhận định, cần có bước đi đột phá về kinh tế tư nhân để giải quyết băn khoăn của Tổng Bí thư về cán bộ dôi dư.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.
Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp qua góc nhìn một cán bộ thương vụ Bộ Công Thương từng công tác tại Mỹ cho thấy có nhiều kinh nghiệm quý.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng sẽ có một "cuộc cách mạng" tinh giản quy định để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển đột phá.
Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu

Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu 'không xong việc, thay người'

Từ khi Thủ tướng Chính phủ 7 lần thị sát, trực tiếp chỉ đạo, công trường đã bừng sức sống. Tối hậu thư được đưa ra: “Nếu không bảo đảm tiến độ thì thay người”.
Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần có cách quản trị mới. Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ kiến tạo không gian phát triển mới.
Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Thậm chí, nhiều người trăn trở về những thương hiệu thân thuộc gắn với địa phương sẽ mất đi...
Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn của Chính phủ nhận được sự đồng tình rất lớn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, phương án sáp nhập tỉnh, thành phố có biển với tỉnh trên các lưu vực sông sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế biển.
Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Theo Giáo sư Trần Ngọc Đường, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là tinh giản bộ máy mà còn nhằm tạo động lực mới cho phát triển.
Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Lựa chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh không chỉ đơn thuần là yếu tố hành chính mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Việc tạm dừng dự án xây mới, sửa chữa công sở để sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên các dự án đã cơ bản hoàn thành thì không nên tạm dừng.
Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Việc sáp nhập tỉnh, thành dù được cấp có thẩm quyền nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, được đại đa số nhân dân đồng thuận nhưng vẫn còn những tâm tư...
Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng chính quyền cấp xã là rất cần thiết. Việc này cũng là để phục vụ nhân dân và cái mới sẽ chắc chắn sẽ tốt hơn cái cũ...
Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của

Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của 'ý Đảng, lòng dân'

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã là cuộc cách mạnh tinh gọn bộ máy cần thiết, được nhân dân ủng hộ.
Cấp giấy phép hành nghề livestream,

Cấp giấy phép hành nghề livestream, 'phong sát' KOLs quảng cáo sai sự thật

Việc cấp phép hành nghề cho KOLs nhằm kiểm soát trách nhiệm, hạn chế quảng cáo sai sự thật, bảo vệ người tiêu dùng và tạo môi trường quảng bá minh bạch...
Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, tên mới sau sáp nhập tỉnh có thể trở thành một động lực thúc đẩy sự đoàn kết, tạo cảm hứng cho người dân hướng tới tương lai.
Sáp nhập tỉnh: Không nên ghép tên một cách cơ học

Sáp nhập tỉnh: Không nên ghép tên một cách cơ học

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã nhận được nhiều đồng thuận cũng như ý kiến đóng góp về việc này.
Mobile VerionPhiên bản di động