Khẳng định và nâng tầm thương hiệu Áo dài Huế

Từ lâu Huế là một địa danh mang vẻ đẹp riêng biệt, là nơi sản sinh, nuôi dưỡng chiếc Áo dài truyền thống Việt Nam. Qua thời gian, chiếc Áo dài xứ Huế đã trở thành một nét riêng độc đáo, đậm bản sắc, có sức lan tỏa. Áo dài Huế cần được xác lập một chiến lược để khẳng định và nâng tầm thương hiệu. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với nghệ nhân - nhà thiết kế (NTK) Áo dài Đặng Quốc Viết Bảo - Phó chủ tịch Hội May thêu thời trang tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo anh, so với các tỉnh, thành trong cả nước, Áo dài Huế có đặc trưng và khác biệt gì?

Huế được biết là nơi khởi nguồn của Áo dài hàng mấy trăm năm trước, từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1744) và thời vua Minh Mạng (1828) đã có công định chế áo dài. Mỗi tà Áo dài là một tác phẩm nghệ thuật, là cốt cách, tâm hồn Huế. Áo dài tôn vinh hình ảnh phụ nữ Huế, ngược lại, nét dịu dàng đằm thắm của người con gái Huế, cùng không gian cổ kính của thành quách cung điện, của những ngôi cổ tự khiến Áo dài ở Huế cũng vì thế mà để lại ấn tượng khó phai.

Khẳng định và nâng tầm thương hiệu Áo dài Huế
Nghệ nhân - nhà thiết kế Áo dài Đặng Quốc Viết Bảo

Huế là miền đất giàu giá trị văn hóa lịch sử, mỹ thuật triều Nguyễn, mỹ thuật Huế đạt đến độ tinh hoa, phong phú kiểu thức. Huế còn được biết là cái nôi của các làng nghề truyền thống, người thợ Huế có tay nghề lành nghề, đường may, đường cắt sắc sảo mang phong cách đặc thù riêng. Dù được mệnh danh là thành phố di sản, nhưng Huế là thị trường tiêu thụ hàng hóa từ các tỉnh thành khác du nhập. Vải áo dài Huế nằm trong tình trạng vậy, người thợ lệ thuộc vải, mẫu mã chỉ dừng ở mức độ cắt may gia công với đường may, mũi chỉ đẹp.

Huế cần làm gì để lưu giữ và phát huy truyền thống phụ nữ mặc Áo dài?

Thời gian gần đây, chính quyền đã có chiến lượt xây dựng Huế Kinh đô Áo dài và Thủ phủ ẩm thực, và đã xem Áo dài và ẩm thực định vị văn hóa và du lịch Huế. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở văn hóa và thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Lễ hội Áo dài Huế 2020 - Huế Kinh Đô Áo dài đã được tổ chức thành công vào ngày 19/12/2020 khi lần đầu tiên 10 đơn vị may mặc, nghệ nhân, nhà thiết kế sinh sống và làm việc tại Huế cùng các nghệ sỹ tại Huế trình diễn những bộ sưu tập mà họ sáng tạo.

Bên cạnh đó, Huế cần đưa Áo dài vào học đường, giáo dục truyền cảm hứng đến học sinh, sinh viên hình ảnh chiếc Áo dài. Tăng cường sử dụng mặc thường xuyên trong môi trường nhà trường, giảng đường. Đối với môi trường nhà nước công sở cần linh động khi sử dụng Áo dài là trang phục sử dụng, hạn chế sử dụng các chất liệu có nguồn gốc từ tỉnh thành khác. Cần có sự tham gia thiết kế mẫu của các nhà thiết kế chuyên nghiệp tại Huế để tư vấn thiết kế mẫu mã, ưu tiên những đơn vị, cơ sở có uy tín năng lực sản xuất tại Huế, qua đó cũng gián tiếp giúp cho người lao động công ăn việc làm.

Ngoài ra vai trò truyền thông các hoạt động về Áo dài, tổ chức các cuộc thi dành cho phụ nữ gắn liền với hình ảnh chiếc Áo dài để Áo dài phải mang tính đại chúng. Ngoài các lễ Festival thường niên, chúng ta cần các hoạt động về sự kiện Áo dài hoặc kết hợp sự kiện khác nhiều lần hơn trên một năm. Chọn lọc và thương mại hóa các chương trình biểu diễn Áo dài kết hợp các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác tại các không gian di sản.

Hiện nay, Áo dài được biến tấu theo những thể thức khác nhau, hướng đi nào để áo dài Huế tạo nên dấu ấn riêng trong đời sống hiện đại? Anh có gợi ý gì không về phong cách cũng như phương pháp bảo tồn Áo dài xứ Huế?

Trong bối cảnh hiện tại với nhiều sự đổi mới của thời đại, chiếc Áo dài được nhiều nhà thiết kế, nghệ nhân đưa ra những xu hướng thiết kế mới từ thay đổi chất liệu, kiểu dáng, hoa văn trang trí với nhiều phương pháp kỹ thuật mới, cũng như áp dụng các phong cách thời trang vào chiếc Áo dài, điều đó chứng tỏ chiếc Áo dài vẫn rất “nóng’’ và được người dân Việt Nam xem trọng. Để chiếc Áo dài Huế tạo dấu ấn riêng trong đời sống hiện tại, theo tôi cần phát huy hình ảnh chiếc áo dài ngũ thân, chiếc áo dài truyền thống trong đời thường và linh hoạt sử dụng phù hợp với công năng làm việc. Sử dụng các phương pháp trang trí để đưa hình ảnh, văn hóa Huế trên tà áo dài đảm bảo mỹ học. Hạn chế sử dụng các chất liệu có nguồn gốc từ tỉnh thành khác và cần có vai trò của Nhà thiết kế, cùng nhà quản lý trong việc tạo ra các mẫu áo đồng phục, mẫu áo thiết kế có gắn với thương hiệu Áo dài Huế. Bên cạnh đó thành lập trung tâm, ngôi nhà Áo Dài Huế và phụ kiện đi kèm Áo dài như nón lá, guốc, trang sức để trưng bày, quảng diễn, trình diễn các hoạt động đến sản phẩm Áo dài và trình diễn.

Khẳng định và nâng tầm thương hiệu Áo dài Huế
Chiếc Áo dài xứ Huế đã trở thành một nét riêng độc đáo, đậm bản sắc, có sức lan tỏa

Nghiên cứu, chọn lọc các show diễn Áo dài nghệ thuật tại các không gian di sản để thương mại hóa, góp phần thúc đẩy các ngành dịch vụ đi kèm. Cần có quy định về Áo dài Huế, áo dài cung đình, tránh lạm dụng chữ cung đình trong Áo dài, cũng như cần nghiên cứu lại các trang phục sử dụng để khách trải nghiệm phong cách hoàng cung để chụp hình.

Các tỉnh thành hiện đều có những lễ hội áo dài, khuyến khích phụ nữ mặc Áo dài. Được biết, anh đã nhiều lần tham dự Festival Huế, vậy điểm nhấn của Áo dài xứ Huế qua các lễ hội như thế nào?

Qua các lần Festival Huế, tôi được Ban tổ chức mời tham dự khi đại diện tỉnh nhà, tôi thấy ưu điểm của Lễ hội Áo dài đầu tư chuyên nghiệp tạo nhiều điều kiện thuận lợi và đã tạo bệ phóng xây dựng tên tuổi của các nhà thiết kế Việt Nam góp phần lan tỏa hình ảnh Huế đến các tỉnh thành và quốc tế. Từ đó đã tạo nhiều kinh nghiệm cho một số NTK Huế có kinh nghiệm làm việc, xây dựng thương hiệu và dần dần khẳng định được vai trò chủ thể của mình.

Làm thế nào để phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu Áo dài?

Chúng ta nên hạn chế sử dụng các chất liệu có nguồn gốc từ tỉnh thành khác. Quy định lại khái niệm Áo dài Huế, Áo dài cung đình. Bên cạnh đó, nên sử dụng hình ảnh, hoa văn văn hóa, mỹ thuật Huế đưa lên chiếc Áo dài đảm bảo tính mỹ học, chất lượng và giá cả phù hợp. Cần có sự tham gia thiết kế mẫu của các nhà thiết kế chuyên nghiệp tại Huế để tư vấn thiết kế mẫu mã, ưu tiên những đơn vị, cơ sở có uy tín năng lực sản xuất tại Huế. Qua đó cũng gián tiếp giúp cho người lao động công ăn việc làm. Lấy kinh nghiệm từ Công ty Viết Bảo BQ, tôi đã sử dụng công nghệ in nhuộm kỹ thuật số kết hợp với họa sỹ, nhiếp ảnh gia để tạo ra các mẫu vải Áo dài dựa trên mỹ thuật triều Nguyễn và hội họa Huế. Tôi chỉ nhập nguyên liệu thô (nền trắng) ở nhà cung cấp uy tín và thực hiện in nhuộm, trang trí tại Huế. Sản phẩm đã được thị trường Huế chấp nhận và phản hồi tốt.

Hầu Tỷ (Thực hiện)

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội thu hơn 25.487 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2024

Hà Nội thu hơn 25.487 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2024

Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Thủ đô ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc

Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á với những cái tên như The Ritz-Carlton Hong Kong, Capella Singapore…
Thanh Hóa: Biển Hải Tiến "khoác áo mới" đón khách du lịch

Thanh Hóa: Biển Hải Tiến "khoác áo mới" đón khách du lịch

Các khách sạn ở biển Hải Tiến (Thanh Hóa) đang chỉnh trang để đón khách du lịch. Đặc biệt, chợ du lịch Hải Tiến cũng đi vào hoạt động phục vụ du khách.
Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 có gì đặc sắc?

Ngoài sự “bùng nổ” các chương trình kích cầu du lịch, người dân và du khách sẽ được thưởng thức các chương trình văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn từ nghệ sỹ nổi tiếng.
Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” Huế - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” Huế - Đà Nẵng

Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế – Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”.

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thúc đẩy triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thúc đẩy triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Trong quý I/2024, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã triển khai đồng bộ, thống nhất công tác cải cách hành chính, trong đó thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Mộc Châu - Sầm Nưa: Một cung đường hai điểm đến

Mộc Châu - Sầm Nưa: Một cung đường hai điểm đến

Năm 2023, Việt Nam đã trở thành thị trường lớn nhất của du lịch Hủa Phăn (CHDCND Lào) với điểm đến Sầm Nưa với trên 21 nghìn du khách Việt.
Ngày mai (23/3) ra mắt video clip quảng bá du lịch “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh”

Ngày mai (23/3) ra mắt video clip quảng bá du lịch “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh”

Video clip với chủ đề “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh” dự kiến ra mắt vào ngày mai (23/3/2024) mang tới những trải nghiệm thú vị dành cho du khách.
Quảng Ninh đẩy mạnh thu hút khách du lịch tàu biển

Quảng Ninh đẩy mạnh thu hút khách du lịch tàu biển

Năm 2024, Quảng Ninh xác định du lịch tàu biển mang lại nguồn khách lớn cho địa phương.
Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu: Quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến

Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu: Quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến

Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu vừa tổ chức hội nghị có chủ đề tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến tại TP. Đà Lạt.
Quảng Ninh sẽ khai thác du thuyền cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh sẽ khai thác du thuyền cao cấp tại vịnh Bái Tử Long

Dự kiến vào đầu tháng 5/2024, tỉnh Quảng Ninh sẽ đưa vào khai thác dịch vụ du thuyền tham quan, lưu trú cao cấp tại vịnh Bái Tử Long.
Điện Biên: Tổ chức Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Tổ chức Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Từ ngày 20-25/4, tại Điện Biên sẽ diễn ra Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam.
VITM Hà Nội 2024: Hội chợ xúc tiến du lịch lớn nhất năm diễn ra từ ngày 11-14/4

VITM Hà Nội 2024: Hội chợ xúc tiến du lịch lớn nhất năm diễn ra từ ngày 11-14/4

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, sự kiện xúc tiến du lịch lớn nhất năm sẽ được tổ chức từ ngày 11-14/4, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia.
Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Hiện du lịch xanh đang là xu hướng nhận được sự quan tâm của đông đảo du khách. Nhiều địa phương đã xây dựng những điểm đến xanh nhằm thu hút du khách.
Hội thảo trực tuyến “Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh” diễn ra ngày 27/3/2024

Hội thảo trực tuyến “Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh” diễn ra ngày 27/3/2024

Hội thảo trực tuyến Tiếp thị số cho doanh nghiệp du lịch xanh sẽ diễn ra vào ngày 27/3 nhằm đào tạo kỹ năng sử dụng các công cụ tiếp thị số dành cho DN.
Ninh Bình tổ chức hội thi chọi dê tại Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" 2024

Ninh Bình tổ chức hội thi chọi dê tại Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" 2024

Dự kiến, Tuần Du lịch Ninh Bình "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 năm 2024.
Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững

Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững

Sáng ngày 17/3/2024, tại Điện Biên diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững.
Hà Giang: Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế lần thứ I sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2024

Hà Giang: Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế lần thứ I sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2024

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Doanh nghiệp du lịch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19

Doanh nghiệp du lịch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19

Sau khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, đến nay, ghi nhận cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh dịch vụ du lịch tăng nhanh.
Sắp khai trương tuyến tàu du lịch kết nối di sản miền Trung

Sắp khai trương tuyến tàu du lịch kết nối di sản miền Trung

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thống nhất sẽ khai trương tuyến tàu mang tên “Kết nối di sản miền Trung” tại ga Huế vào cuối 3/2024.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Sau khi mở cửa trở lại từ 15/3/2022, nhờ thuận lợi về thị thực, chất lượng sản phẩm, dịch vụ lượng khách quốc tế đến Việt Nam phục hồi ngày càng nhanh.
Sau show BlackPink, kỳ vọng Hàn Quốc tăng cường đưa các nhóm nhạc sang biểu diễn tại Việt Nam

Sau show BlackPink, kỳ vọng Hàn Quốc tăng cường đưa các nhóm nhạc sang biểu diễn tại Việt Nam

Sau show BlackPink, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kỳ vọng Hàn Quốc sẽ tăng cường đưa các nhóm nhạc nổi tiếng của nước này sang biểu diễn tại Việt Nam.
Lạc giữa mùa Hoa ban Tây Bắc

Lạc giữa mùa Hoa ban Tây Bắc

Tháng 3, dọc cung đường từ Sơn La lên Điện Biên, du khách thỏa sức đắm chìm vào vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên với điểm nhấn là màu trắng của hoa ban.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
7 nhóm giải pháp tạo đột phá để thu hút khách du lịch trong năm 2024

7 nhóm giải pháp tạo đột phá để thu hút khách du lịch trong năm 2024

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Con số này là một thách thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động