Khẩn trương cứu diện tích lúa Đông Xuân, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao những ngày qua, TT-Huế và Phú Yên có mưa to, rất to trên diện rộng gây thiệt hại lớn cho lúa, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao những ngày qua, tỉnh Thừa Thiên-Huế và Phú Yên có mưa to, rất to trên diện rộng gây thiệt hại lớn cho lúa và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở hai tỉnh.

Mưa lớn kéo dài kèm theo gió giật mạnh từ ngày 30/3 đến sáng 1/4 gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của các địa phương ven biển Phú Yên; làm hơn 13.000ha lúa Đông Xuân của tỉnh bị ngập nước, ngã đổ.

Cơ quan chức năng cùng nông dân trong tỉnh đang khẩn trương tiêu úng cứu lúa, hạn chế thiệt hại cho vụ Đông Xuân.

Trưa 1/4, thời tiết tại Phú Yên đã nắng ráo, hàng trăm hộ dân ở huyện Phú Hòa đã xuống đồng, khẩn trương tiêu úng cho các ruộng lúa bị ngập nước do mưa lớn những ngày qua.

Bà Trần Thị Kim, thôn Đông Phước, xã Hòa An cho biết: "Nhà có 10 sào lúa vụ Đông Xuân, đợt mưa lớn hai ngày qua khiến 5 sào bị ngập nước, ngã rạp. Lúa vừa mới trổ, đang trong giai đoạn ngậm sữa nên thu hoạch cũng không được. Từ sáng, tôi đã tìm đủ cách để tiêu úng cho ruộng lúa nhưng không đạt do mực nước mưa ngoài kênh và trong ruộng vẫn còn rất lớn. Giờ chỉ trông trời khô ráo để nước trong ruộng sớm được tiêu úng mới mong vớt vát được phần nào lúa vụ này."

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên, vụ Đông Xuân năm 2021-2022, toàn tỉnh gieo sạ 26.666ha lúa, hiện có 13.448ha bị ngập úng, ngã đổ, chiếm 50% diện tích lúa Đông Xuân trên địa bàn. Diện tích này lúa đang trong giai đoạn ngậm sữa, chín sáp, sắp cho thu hoạch.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên Nguyễn Trọng Tùng, để giảm thiệt hại cho người dân, ngành Nông nghiệp khuyến cáo các địa phương hướng dẫn người dân thu hoạch nhanh đối với diện tích lúa đã chín; tranh thủ thời tiết nắng ráo khẩn trương tiêu úng cho các cánh đồng bị ngập.

Công ty Thủy nông Đồng Cam, các địa phương đã vào cuộc, khơi thông hệ thống kênh chính và kênh nhánh chạy dọc các cánh đồng để sớm tiêu thoát nước.

Còn tại Thừa Thiên-Huế, tính đến chiều 1/4, tỉnh có hơn 500ha lúa vụ Đông Xuân đang thời kỳ trổ bông đã ngập sâu trong nước, trong đó tập trung ở các địa phương nằm ven sông Truồi, huyện Phú Lộc và huyện miền núi Nam Đông.

Theo ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Lộc, do lượng mưa lớn ở thượng nguồn sông Truồi, nước các triền sông dâng cao, tràn qua hệ thống đê bao nhấn chìm gần 500ha lúa Đông Xuân của huyện, gây rất nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương và người dân.

Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thành, xã Lộc Bổn, một trong những đơn vị có diện tích lúa Đông Xuân lớn nhất huyện Phú Lộc, có gần một nửa diện tích lúa bị ngập do mưa lớn.

Khan truong cuu dien tich lua Dong Xuan, nuoi trong, danh bat thuy san hinh anh 1
Chiều 31/3, trên địa bàn xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc đã xảy ra mưa giông, lốc xoáy làm tốc mái 17 căn nhà. (Ảnh: TTXVN phát)

Ông Hoàng Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thành cho biết hợp tác xã hiện có khoảng 200ha lúa Đông Xuân bị ngập sâu từ 0,5-1m. Lúa đang thời kỳ chuẩn bị trổ bông, nếu tình trạng ngập úng này kéo dài 4-5 ngày nữa, những diện tích này có nguy cơ mất trắng.

Hiện, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đưa tất cả các trạm bơm vào vận hành hết công suất để cứu lúa; đồng thời phối hợp với các địa phương có phương án vận hành các công trình thủy lợi, cống qua đê để bảo vệ diện tích sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022.

Dự báo từ ngày 1-3/4, địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục có mưa vừa, mưa to, rải rác mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa dự báo cho cả đợt phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm kết hợp với triều cường dâng cao.

Ngày 1/4, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có văn bản thông báo đến các đơn vị, địa phương về việc cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất đá vùng đồi núi, sạt lở bờ sông, bờ biển tại 9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, các chủ đập; đơn vị quản lý khai thác; chủ đầu tư công trình thủy lợi, hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền, A Lưới, cụm công trình thủy điện trên sông Rào Trăng, cụm thủy điện trên sông A Sáp… chú ý kiểm tra, phát hiện các điểm nguy cơ sạt lở ven hồ, thượng, hạ lưu công trình đầu mối.

Các đơn vị kiểm tra tình hình trượt lở ven hồ phía thượng lưu đập dâng, đập tràn đề phòng đất đá sạt lở mạnh gây sóng lũ và nước hồ dâng đột ngột tràn qua đập gây sự cố công trình, đề phòng hiện tượng sạt lở sườn đồi bờ sông phía hạ lưu đập dâng, đập tràn làm hạn chế thoát lũ, đe dọa đến vận hành an toàn công trình.

Các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến của mưa lớn để di dời, sơ tán dân tại những vị trọng điểm, xung yếu, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất theo phương châm “bốn tại chỗ”./.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Nhiều người Campuchia tử vong vì cúm gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công điện khẩn cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Chiều 25/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.
Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với vải thiều tiến vua, mà còn được biết đến với sản phẩm mật ong hoa vải được xuất khẩu cả sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food được ra mắt với những nỗ lực thay đổi định hướng của giới trẻ Việt Nam về ngành nông nghiệp và việc làm trong lĩnh vực nông thôn.
Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các huyện, thành phố xử lý 234 trường hợp vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão sắp đến.
Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Những năm gần đây, nuôi ốc nhồi thương phẩm đang là mô hình kinh tế mới giúp nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu về từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Chiều 20/3, Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Séc đã diễn ra tại Hà Nội.
Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng (ngày 21/3) có chủ đề “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.
Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.
Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động