Thứ sáu 25/04/2025 13:48

Khai trương Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/11/2020, tại Hà Nội, Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển (httpsbaodantoc.vn) đã chính thức được khai trương.

Báo Dân tộc và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 136 ngày 5/8/2002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi (nay là Ủy ban Dân tộc); Ngày 27/10/2002 Báo Dân tộc và Phát triển phát hành số báo đầu tiên.

Trong suốt hành trình 18 năm đồng hành cùng đồng bào các dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từng bước khẳng định, vai trò, vị thế của mình trong hệ thống báo chí nước nhà. Đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển là một trong số ít tờ báo in có mặt ở hàng vạn bản làng, phum sóc, vùng xa xôi hẻo lánh nhất của đất nước và nhận được rất nhiều tình cảm của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là những người có uy tín.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến và ông Lê Công Bình, Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển cùng các đại biểu bấm nút khai trương Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển

Phát biểu tại lễ khai trương Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển, ông Lê Công Bình, Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển cho biết: Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển được xây dựng theo xu hướng đa phương tiện và dự kiến sẽ triển khai phiên bản tiếng Anh, phiên bản tiếng dân tộc thiểu số (DTTS), xây dựng kho tư liệu về DTTS, bản tin truyền hình… trong thời gian tới.

“Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển có hạ tầng công nghệ đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thông tin và bảo mật hệ thống với mức độ cao, có khả năng xử lý kịp thời những tình huống ảnh hưởng đến an toàn thông tin; đáp ứng được lượng truy cập lớn cùng một lúc, có cơ chế cân bằng tải và tường lửa chống lại các cuộc tấn công mạng và cơ chế bảo mật tài khoản truy cập” – Tổng biên tập Lê Công Bình nhấn mạnh.

Đánh giá cao việc Báo Dân tộc và Phát triển đưa đáo điện tử đi vào hoạt động, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho rằng: Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển được xây dựng theo hướng đa phương tiện là phù hợp xu thế báo chí hiện đại. Kết quả điều tra về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019 cho thấy, tỷ lệ hộ DTTS sử dụng Internet là 61,3%. Đây là điều kiện thuận lợi để Báo Dân tộc và Phát triển điện tử chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chia sẻ cách làm hay, sáng tạo, nhất là kịp thời tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 vừa được Quốc hội khóa XIV phê duyệt.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố