Khai thác dầu khí xuất hiện thách thức mới

Khép lại một năm nhiều thắng lợi, khai thác dầu khí đạt nhiều thành tích, nhưng cũng xuất hiện những thách thức trong giai đoạn tới.
Năm 2023: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nộp ngân sách tương đương 9% tổng thu cả nước Ngành dầu khí 2024: Cơ hội đến từ các dự án thượng nguồn và điện khí LNG
Khai thác dầu khí xuất hiện thách thức mới
Năm 2023, khai thác dầu khí đạt nhiều thành tích, nhưng cũng xuất hiện những thách thức trong giai đoạn tới

Khép lại một năm nhiều thắng lợi

Năm 2023, ngành dầu khí lại có niềm vui với 2 phát hiện mới từ giếng khoan Hà Mã Vàng (Lô 16-2) và giếng khoan Bunga Lavatera-1 (Lô PM3-CAA).

Các doanh nghiệp khai thác dầu khí tiếp tục gặt hái được những thành tích vượt bậc, đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của Petrovietnam.

Cụ thể, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) đã đạt tổng doanh thu khoảng 54.200 tỷ đồng, vượt 48% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế khoảng 19.500 tỷ đồng, vượt 86% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 28.300 tỷ đồng, vượt 73% kế hoạch năm.

Đáng chú ý, hệ số bù trữ lượng của Vietsovpetro đạt 1,39 lần, đảm bảo phát triển cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

Tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP), việc về đích chỉ tiêu sản lượng với dầu trước kế hoạch 41 ngày và sản lượng khí sớm hơn 65 ngày khiến các chỉ tiêu tài chính rất thuận lợi.

Cụ thể, tổng doanh thu của PVEP đạt 41.500 tỷ đồng, vượt 46% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế ước đạt 11.600 tỷ đồng, vượt 2,4 lần kế hoạch năm; nộp ngân sách ước đạt 18.100 tỷ đồng, vượt 59% kế hoạch năm.

Năm 2023, ngành dầu khí đã khai thác được 10,41 triệu tấn dầu (trong đó có 1,78 triệu tấn được khai thác ở nước ngoài), thấp hơn con số 10,84 triệu tấn dầu khai thác được trong năm 2022. Kế hoạch cho năm 2024 là khai thác 8,2 triệu tấn dầu.

Ở Công ty Điều hành dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC), sản lượng khí đạt 100% kế hoạch, sản lượng khai thác khí ngưng tụ (condensate) hoàn thành trước kế hoạch tới 120 ngày. Cộng thêm việc đơn giá khí và condensate trung bình cho cả năm 2023 là 4,96 USD/mmBtu và 85 USD/thùng, cao hơn so với đơn giá kế hoạch là 4,84 USD/mmBtu và 75 USD/thùng, cũng đem lại những thành công lớn.

Tổng doanh thu của BIENDONG POC đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, vượt 14% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 6.300 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước ước khoảng 4.600 tỷ đồng, vượt 17% kế hoạch năm.

Liên doanh Rusvietpetro (RVP) năm 2023 cũng có sản lượng khai thác dầu 3 triệu tấn, trong đó phần của phía Việt Nam chiếm 49%, nên cổ tức nộp về Petrovietnam vào khoảng 60 triệu USD.

Cũng tính đến ngày 30/11/2023, tổng số tiền chuyển ra nước ngoài để góp vốn vào RVP theo hình thức góp vốn điều lệ và ký hợp đồng nhận nợ là 533,22 triệu USD; tổng số tiền chuyển về nước từ cổ tức được chia, thu hồi nợ gốc và lãi theo các hợp đồng nhận nợ là 1,389 tỷ USD. Như vậy, phía Việt Nam đã có lợi nhuận 855,78 triệu USD.

Ở mảng khí, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất khoảng 11.600 tỷ đồng, vượt 77% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ - PVGas đạt 14.200 tỷ đồng, vượt 78% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước trên 6.200 tỷ đồng, vượt 59% kế hoạch năm.

Nhận diện thách thức thời gian tới

Trong năm 2023, ngành dầu khí lặp lại việc có 2 phát hiện dầu khí mới, giống như năm 2018. Các năm 2019, 2020, 2021 đều chỉ có 1 phát hiện dầu khí mới, riêng năm 2022 không có phát hiện nào.

Việc không có nhiều phát hiện dầu khí mới cũng đặt ra những thách thức mà Petrovietnam phải đương đầu khi khai thác dầu khí vẫn là lĩnh vực đầu tiên và chính yếu của Tập đoàn.

Báo cáo tổng kết năm 2023, Petrovietnam đã nêu những thách thức mà ngành phải đối mặt trong hoạt động khai thác dầu khí. Đó là các mỏ dầu khí lớn ở khu vực truyền thống đã qua thời kỳ khai thác ổn định và đang trên đà suy giảm sản lượng tự nhiên; các lô/mỏ nhận lại từ nhà thầu nước ngoài (Lô 01/97 & 02/97 và Lô 01/17 & 02/17) vẫn chưa có cơ chế điều hành.

Nếu đầu tư cho tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng ở trong nước gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và trình tự, thủ tục đầu tư, thì việc tìm kiếm, triển khai các dự án dầu khí tốt ở nước ngoài cũng ngày càng khó khăn.

Trong khi đó, có những đề xuất từ năm 2021 - 2022 về đầu tư khoan đan dày, khoan cắt thân, tái hoàn thiện giếng, phê duyệt bắn vỉa và đưa vào khai thác các vỉa, phụ vỉa mới tại một số lô/mỏ dầu khí cũng chưa được chấp thuận, dẫn đến không gia tăng được sản lượng khai thác từ các lô này.

Cũng bởi các năm qua do không ký thêm được hợp đồng dầu khí nên số lượng giếng khoan tìm kiếm thăm dò và thẩm lượng chỉ đạt 1/2 yêu cầu.

Việc gia tăng trữ lượng bù cho trữ lượng đã khai thác vì thế cũng không đạt như mong muốn và không đưa được các mỏ mới vào khai thác.

Câu chuyện không được phép trích lập quỹ tìm kiếm thăm dò cũng khiến Petrovietnam lo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lĩnh vực cốt lõi (tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí) của Tập đoàn.

Đánh giá của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí cũng cho hay, năm 2024, thị trường sẽ có những khó khăn mới như nhu cầu tiêu thụ khí thấp, không ổn định tại các dự án lớn như Lô PM3CAA, Lô 15-1; giàn khoan, phương tiện nổi khan hiếm, giá cao.

Đáng chú ý là các dự án thăm dò khó triển khai do không còn nguồn kết dư quỹ tìm kiếm thăm dò của Tập đoàn, tiềm năng dầu khí còn nhiều rủi ro; chuỗi cung ứng dịch vụ đang trên đà tăng giá. Việc phát triển dự án mới, cũng như tìm ra các mỏ mới hạn chế và cơ hội thấp.

Năm 2023, hệ số bù trữ lượng dầu khí (giữa gia tăng trữ lượng dầu khí và sản lượng khai thác ở trong nước) đạt 0,81 lần, được cho là mức cao thứ hai kể từ năm 2016 trở lại đây và cao hơn mức trung bình của giai đoạn 2016 - 2023 (0,66 lần), nhưng vẫn chưa đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn trong những năm tới.

Bên cạnh đó, xu thế chuyển dịch năng lượng đang diễn ra một cách mạnh mẽ, tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ, tiêu thụ các sản phẩm năng lượng truyền thống không thuận lợi.

“Thị trường dầu mỏ tương lai sẽ đối mặt với những thách thức lớn trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu dầu mỏ và giá dầu giảm, nhiều biến động khó dự báo. Đơn cử, giá dầu đã biến động mạnh và giảm vào cuối năm, từ 91 USD/thùng hồi tháng 10/2023, xuống mức 76 USD/thùng tại thời điểm ngày 13/12/2023.

Bước sang năm 2024, Petrovietnam đánh giá, sản lượng khai thác của các mỏ hiện tại suy giảm tự nhiên 10-15% so với năm 2023. Các dự án phát triển mỏ mới chủ yếu là mỏ khí, việc đầu tư dự án gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ.

Theo baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Bộ Công Thương vừa hoàn thành Dự thảo Nghị định quy định cơ chế, thời gian điều chỉnh, căn cứ lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với nhiều điểm mới.
Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

Công ty CP Mường Lát đã khởi công xây dựng Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn có tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị số 16/CT-BCT ngày 26/12/2024 về đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam vừa được Bộ Công Thương ban hành.
Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Dự án tiết kiệm năng lượng đã mang đến những kết quả tích cực sau 5 năm triển khai cho người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Bình Thuận đã đề ra các giải pháp và tập trung tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ để khai thác tốt tiềm năng năng lượng tại địa phương.
Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Đứng trước khủng hoảng lớn nhất lịch sử của tập đoàn, song từ 2020 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có bước phục hồi và tăng trưởng vượt bậc
Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Các vụ việc mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo, hay thông báo giả mạo về việc ngừng cung cấp điện tại miền Trung – Tây Nguyên có xu hướng gia tăng.
Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Theo Bộ Công Thương, đối với các dự án điện hưởng giá FIT ưu đãi không đúng quy định sẽ bị thu hồi các khoản giá này, thông qua bù trừ thanh toán tiền mua điện.
Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Ngày 25/12, tại Thanh Hóa, đơn vị thi công triển khai thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối 220kV Thanh Hoá – Sầm Sơn.
Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sáng 25/12, Tổng công ty Đông Bắc tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống (27/12/1994 - 27/12/2024).
Thủ tục hành chính rườm rà gây khó cho doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon

Thủ tục hành chính rườm rà gây khó cho doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon

Tham gia vào thị trường carbon không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp năng lượng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn.
Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị điện lực, xí nghiệp trực thuộc đảm bảo cung cấp điện an toàn dịp lễ, Tết.
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

An ninh năng lượng luôn được xem là huyết mạch của sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đưa ra 7 nhóm giải pháp.
Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tại Kỳ họp thứ 9, diễn ra vào tháng 6/2025, dự kiến Bộ Công Thương sẽ trình Quốc hội cho ý kiến dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi).
Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Theo đặc phái viên của Điện Kremlin, Liên bang Nga đang mong muốn trở thành quốc gia đi đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân và đang tham gia vào 10 dự án.
Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm được coi là giải pháp tối ưu hóa hạ tầng kho chứa, cảng biển; tăng hiệu quả, chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.
Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.
Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Ngày 21/12/2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã tổ chức đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống.
EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Theo EVNNPT, việc hoàn thành đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2 sẽ tăng cường cấp điện cho tỉnh Kiên Giang, đảo ngọc Phú Quốc.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.
EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

Ngày 21/12, EVNNPT đã đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm (Nghệ An), thiết thực chào mừng 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.
70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau 70 năm hình thành và phát triển, ngành điện Việt Nam luôn là một trong những trụ cột an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Tạp chí Luật sư Việt Nam đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện khí LNG.
Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương đang tích cực xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhằm sớm triển khai hiệu quả Luật Điện lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động