Khai thác cát trái phép tại một số địa phương vẫn diễn biến phức tạp

Cử tri và nhân dân tiếp tục bày tỏ sự lo lắng về tình trạng khai thác cát trái phép ở Hà Nội và một số địa phương diễn biến phức tạp.
Hà Nội: Bắt tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng TP. Hồ Chí Minh: Phá đường dây khai thác cát trái phép quy mô lớn trên sông Đồng Nai "Ông trùm" khai thác cát lậu ở lòng hồ Sông Đà khiến cả vợ con vướng vòng lao lý

Lo lắng về tình hình ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Chiều ngày 19/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 2 năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình

Ông Dương Thanh Bình, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, cử tri và nhân dân bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Chính phủ, hoạt động giám sát của Quốc hội; đánh giá cao việc Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an sinh xã hội; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài; quốc phòng được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Tuy nhiên, cử tri và nhân dân tiếp tục bày tỏ sự lo lắng về thời gian gần đây vẫn còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc làm chết và bị thương nhiều người; tình hình ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đặc biệt là tại Hà Nội; tình trạng nắng nóng gay gắt kèm theo thiếu hụt lượng mưa làm nguy cơ xảy ra cháy rừng, thiếu nước sản xuất ở nhiều nơi; giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng.

Tình trạng khan hiếm nguồn cát xây dựng, không đủ cung cho các công trình trọng điểm quốc gia và nhu cầu xây dựng khác làm chi phí đầu tư tăng cao, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công công trình, dự án; tình trạng khai thác cát trái phép ở Hà Nội và một số địa phương diễn biến phức tạp; tình trạng vật nuôi chưa được tiêm vaccine phòng bệnh dại tấn công người; tình trạng thiếu thuốc, vaccine, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập.

Bên cạnh đó, cử tri phản ánh hiện nay một số bệnh nhân chưa được điều trị dứt bệnh nhưng do hết thời gian điều trị nội trú tại các cơ sở y tế theo quy định bảo hiểm y tế nên phải làm thủ tục xuất viện, sau đó mới nhập viện lại để được tiếp tục điều trị, quy định này đã gây khó khăn cho người dân khi điều trị bệnh…;

Việc chi chế độ cho người có công với cách mạng được chuyển vào tài khoản ngân hàng đang gây khó khăn cho người cao tuổi trong việc đi lại rút tiền, nhất là người cao tuổi sống tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, cư trú ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; thẻ bảo hiểm y tế theo mẫu mới không ghi thời hạn hết hiệu lực trên thẻ, điều này gây khó khăn cho người sử dụng trong việc theo dõi thời gian hết hạn của thẻ để đóng tiếp.

Tính đến nay, Ban Dân nguyện đã nhận được kết quả giải quyết, trả lời đối với 1.290/2.216 kiến nghị của cử tri gửi đến trước và sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, đối với kiến nghị của cử tri gửi đến trước Kỳ họp thứ 6, đã có 1.236 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời. Hiện còn 56 kiến nghị chưa được giải quyết, trả lời.

Đối với kiến nghị của cử tri gửi đến sau Kỳ họp thứ 6, đã có 54 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời. Hiện còn 870 kiến nghị còn trong thời hạn giải quyết đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, trả lời theo quy định.

Qua rà soát, tổng hợp và sơ bộ đánh giá kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri của các cơ quan có thẩm quyền, về cơ bản các cơ quan đã có cố gắng, tích cực giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến trước và sau Kỳ họp thứ 6.

Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra tình trạng chậm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, đến nay mặc dù đã quá thời hạn trả lời gần 2 tháng nhưng vẫn còn 56 kiến nghị cử tri gửi đến trước Kỳ họp thứ 6 chưa được giải quyết, trả lời.

Ban Dân nguyện đã ban hành công văn đôn đốc gửi đến một số bộ, ngành yêu cầu trả lời đầy đủ các kiến nghị trên. Ban Dân nguyện sẽ tiếp tục cập nhật kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri của các cơ quan có thẩm quyền.

Về công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã tiếp 182 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 191 vụ việc và có 23 lượt đoàn đông người.

Qua tiếp công dân, đã ban hành văn bản chuyển đơn của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với 18 vụ việc; hướng dẫn bằng văn bản 4 vụ việc; đã giải thích, hướng dẫn, thuyết phục công dân chấp hành đúng quy định của pháp luật đối với 169 vụ việc.

Các cơ quan đã tiếp nhận và xử lý được 1.238 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến; trong đó có 201 đơn đủ điều kiện xử lý, 1.037 đơn không đủ điều kiện xử lý đã thực hiện lưu đơn theo quy định.

Qua nghiên cứu 201 đơn đủ điều kiện xử lý, đã chuyển 130 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, ban hành 48 văn bản hướng dẫn, trả lời đơn công dân, đang nghiên cứu 18 đơn, tiếp tục xếp lưu 5 đơn đã giải quyết hết thẩm quyền, đúng quy định pháp luật và nhận được 90 văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền. Qua công tác xử lý đơn thư, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã và đang tiến hành giám sát đối với 4 vụ việc cụ thể.

Tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát

Ngoài một số nội dung cử tri phản ánh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo, điều hành trong thời gian qua, Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo một số nội dung cử tri quan tâm hiện nay.

Cụ thể, tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa thị trường... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát, tăng giá các mặt hàng trên thị trường; triển khai thực hiện nghiêm việc tiêm vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi, tuyên truyền vận động để người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thú y và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Tiếp tục chỉ đạo bộ ngành có liên quan có giải pháp cho khai thác mỏ tạo nguồn cung, hạ giá thành để đáp ứng yêu cầu xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình xây dựng khác…

Bên cạnh đó, chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp tiếp tục triển khai có hiệu quả việc phòng, chống cháy rừng; chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét, tiếp tục thực hiện chi tiền mặt cho đối tượng là người có công với cách mạng, nhất là người cao tuổi sống tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, cư trú ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Đồng thời, chỉ đạo Bộ Y tế có giải pháp hữu hiệu đảm bảo đầy đủ vật tư, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập; xem xét, điều chỉnh quy định thời gian điều trị nội trú Bảo hiểm y tế cho phù hợp nhằm đảm bảo thuận lợi trong công tác khám, chữa bệnh của người dân, chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam xem xét thiết kế lại mẫu thẻ bảo hiểm y tế để người tham gia bảo hiểm có thể theo dõi hạn sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn.

Mặt khác, tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương giải quyết dứt điểm hoặc tổ chức rà soát, rà soát lại nếu có căn cứ pháp luật đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh, nhất là các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, không để phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự và khiếu kiện vượt cấp lên các cơ quan ở Trung ương; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với thế lực phản động, lợi dụng một số vụ việc khiếu kiện đông người để lôi kéo, kích động, gây phức tạp về an ninh trật tự, vi phạm pháp luật.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên quyền chất vấn của Hội đồng nhân dân với Viện trưởng, Chánh án, coi đây là công cụ giám sát thiết yếu, minh bạch.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tại cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành... về chống buôn lậu, gian lận thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã đề xuất nhiều giải pháp.
Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa Hiến pháp năm 2013, kiến nghị thể chế rõ chính quyền hai cấp, phân cấp phải gắn với nguồn lực, không làm giảm hiệu quả quản lý.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, Thủ tướng yêu cầu phải ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt, kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tổ chức, cá nhân.
Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa Hiến pháp cần bảo đảm thống nhất pháp luật, giữ nguyên quyền chất vấn, khắc phục bất cập khi tổ chức chính quyền mô hình mới.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo, cần đa dạng hóa hình thức để nhân dân đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, không hạn chế hình thức nào.
Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Cho ý kiến dự thảo Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, đại biểu cho rằng, cần dành tối thiểu 20% kinh phí khoa học công nghệ hàng năm cho sản phẩm nội.
Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ

Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ 'bữa tiệc' ánh sáng

Người dân thành phố Hải Phòng náo nức chờ đón Lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, cùng với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 và 4 Lạch Huyện - cảng Hải Phòng là một trong những điểm nhấn chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng.
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Ngày 13/5, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã tổ chức khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, số 4 tại Lạch Huyện, tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.
Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến, giúp tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, luật mới chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý vốn nhà nước, tăng quyền tự chủ nhưng gắn với chế tài hậu kiểm.
Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn, trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước, thù lao người đại diện và khái niệm liên quan trong quản lý vốn nhà nước.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các chủ thể quản lý vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch và hiệu quả trong đầu tư, sử dụng tại doanh nghiệp.
Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Dự thảo nghị quyết kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 được trình Quốc hội sáng 13/5 nhằm tiếp tục hỗ trợ tam nông, tái cơ cấu nông nghiệp.
Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Sáng 13/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Xây dựng khu thương mại tự do, ưu đãi phát triển khoa học công nghệ, thu nhập đặc thù cho cán bộ là những chính sách đặc thù có thể áp dụng cho TP. Hải Phòng.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ củng cố mà còn làm mới, định vị lại quan hệ với các nước trên nền tảng tình hữu nghị lâu đời, qua các thế hệ.
Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung nhiều quy định quan trọng, khép kín quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Hải Phòng cần cơ chế đặc thù, vượt trội để tạo đột phá phát triển giai đoạn 2026-2030, trong đó trọng tâm là 41 chính sách thí điểm trên 6 lĩnh vực.
Mobile VerionPhiên bản di động