Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2022

Chiều 26/5, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp UBND quận Hoàng Mai tổ chức Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2022.
Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2020: Kết nối sản xuất, kích cầu tiêu dùng Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh TP tại Hà Nội năm 2020: Điểm đến hấp dẫn của người tiêu dùng Thủ đô

Với quy mô trên 45 gian hàng, Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2022 giới thiệu hàng chục mặt trái cây, nông sản, tiêu biểu của trên 12 tỉnh, thành phố, với các sản phẩm tiêu biểu như: vải thiều Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương; xoài, mận Sơn La, ổi, đu đủ... bên cạnh đó là rau củ các loại và đặc sản địa phương....

Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2022
Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) được bày bán tại Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2022.

Đây là Tuần hàng đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội trong năm 2022 nhằm hỗ trợ các tỉnh tiêu thụ sản phẩm, thực hiện hiệu quả kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ của Thành phố, thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Mang sản phẩm vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đầu mùa đến với người dân Thủ đô, HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Cường (Thanh Hà) mong muốn giới thiệu đến với người dân Thủ đô sản phẩm trái cây đặc trưng của địa phương mình. Bà Đặng Thị Lý – Đại diện HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Cường – cho biết, giá bán trái vải thiều Thanh Hà được bán tại Tuần hàng trái cây khoảng 120.000 đồng/kg.

Khác với trái vải thiều ở các vùng khác, vải thiều Thanh Hà có vị thơm, ngọt, vỏ mỏng, cùi dầy màu trắng ngà, hạt nhỏ chứ không phải vị chát, hạt to như vải ở một số nơi khác. “Nhiều năm nay, nhờ áp dụng quy trình VietGAP nên vải không bị sâu, mã quả dần được cải thiện, sáng đẹp hơn trước. Vải thiều Thanh Hà đã tiêu thụ thuận lợi tại các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore”, bà Đặng Thị Lý chia sẻ.

Ông Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Xuất nhập khẩu Quốc tế Vạn Long - cho hay, chúng tôi rất mong muốn có nhiều hơn các Tuần hàng trái cây như thế này để không chỉ nông sản, trái cây của Hà Giang mà các ở các địa phương khác cũng có thể đến được với người tiêu dùng Hà Nội, đồng thời, kỳ vọng có thể mở các kênh phân phối trực tiếp tại thị trường Hà Nội.

Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2022
Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2022

Theo bà Trần Thị Phương Lan- quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, với dân số 10,7 triệu người đang sinh sống, học tập, làm việc, Hà Nội là thị trường lớn về tiêu thụ sản phẩm các tỉnh, thành phố. Người tiêu dùng Thủ đô ưu chuộng sản phẩm đặc sản, rõ nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chất lượng tốt, sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại ngoài thị trường. Do đó, đây là cơ hội để các tỉnh, thành phố đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Hàng năm, Hà Nội tổ chức trên 50 hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, đặc sản, nông sản, sản phẩm Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) của các tỉnh, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm dư cung trong mùa vụ. “Trong năm 2021, Hà Nội hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ các tỉnh đạt khoảng 155.000 tấn, giá trị 1.870 tỷ đồng”, bà Trần Thị Phương Lan chia sẻ.

Trong năm 2022, thành phố Hà Nội tiếp tục tổ chức hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá tiêu thụ sản phẩm các địa phương.

Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2022 được tổ chức có ý nghĩa thiết thực trong việc đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và các tỉnh, thành phố quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm, đồng thời giúp người tiêu dùng Thủ đô nhận biết.

Tuần hàng cũng mang đến cho người dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận cơ hội mua sắm, thưởng thức các sản phẩm nông sản, đặc sản của nhiều địa phương với chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp, giá cả phù kèm khuyến mãi hấp dẫn.

“Thông qua Tuần hàng trái cây, tôi rất mong nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã có thêm nhiều khách hàng, đầu mối tiêu thụ thị trường Hà Nội, góp phần cân đối cung – cầu hàng hoá, kích cầu người tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội. Đồng thời, người tiêu dùng Thủ đô hãy là người tiêu dùng thông thái trong việc ưu tiên, lựa chọn sản phẩm trái cây, nông sản nội địa có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19”, bà Trần Thị Phương Lan chia sẻ.

Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2022 được diễn ra tại Trung tâm thương mại Trương Định (số 461 Trương Định, quận Hoàng Mai) từ ngày 26/5 đến hết ngày 30/5.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

Theo Sở Công Thương Tuyên Quang, năm 2024, công nghiệp, thương mại trên địa bàn ổn định, giữ nhịp tăng trưởng tạo đà bứt phá trong năm 2025.
Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Về tin nhân sự địa phương tuần qua, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung làm Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản…
Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Chuyên gia đã có những đề xuất giúp TP. Hồ Chí Minh nắm bắt cơ hội thành đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Bình Dương đạt 59 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.
Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 10%, GRDP đầu người (trừ dầu khí) đạt 9.620 USD. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,81%.
Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Tết Nguyên đán đã cận kề, người dân xứ Thanh lại tìm mua những chai mật mía Thạch Thành thơm ngon, đây là hương vị Tết cổ truyền lâu đời tại Thanh Hóa.
Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Trong năm 2024, ngành Công Thương TP. Cần Thơ đã ghi nhận nhiều thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024 bứt phá với tăng trưởng GRDP cao, xuất siêu ấn tượng, FDI vượt kế hoạch, khẳng định vị thế kinh tế đầu tàu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động