Khai mạc Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022
Phát triển kinh tế Thứ sáu, 20/05/2022 - 09:16 Theo dõi Congthuong.vn trên
Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022 diễn ra từ ngày 19/5 đến ngày 22/5/2022 tại Công viên vườn tượng An Hội, Thành phố Hội An. Tại lễ khai mạc Festival đã có nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, nội dung đậm nét dấu ấn về nghề truyền thống.
![]() |
Những hoạt động nghệ thuật đậm nét truyền thống tại Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022. |
Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất – Quảng Nam 2022 là sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Năm du lịch quốc gia, thể hiện nỗ lực vượt qua khó khăn, phục hồi phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung. Qua đó, tạo cơ hội cho các làng nghề, các nghệ nhân, thợ giỏi, các chủ thể sản phẩm nghề được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối cung cầu.
![]() |
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu phát biểu tại lễ khai mạc. |
“Đây cũng là dịp để Nhà nước và xã hội tôn vinh sự đóng góp, cống hiến của các nghệ nhân, thợ giỏi, họ là những người luôn giữ lửa và phát triển nghề truyền thống của các địa phương”, ông Hồ Quang Bửu nhấn mạnh.
![]() |
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương hệ thống phần mềm du lịch thông minh tỉnh Quảng Nam |
![]() |
Ký kết hợp tác trong lĩnh vực công thương về phát triển làng nghề truyền thống, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Nam |
Thông qua Festival, tỉnh Quảng Nam mong muốn giới thiệu, quảng bá văn hóa, lịch sử, thành tựu, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất và con người Quảng Nam trên các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội đến với du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời là dịp tìm kiếm và thúc đẩy cho các sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trở thành hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực.
Festival có quy mô 10 nhà gỗ và 78 gian nhà tre với sự góp mặt của 16 làng nghề và hơn 40 nghệ nhân cùng khoảng 150 doanh nghiệp, chủ thể OCOP trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Đồng Tháp. Khu gian hàng Trung tâm tại sự kiện còn là cơ hội quảng bá những sản phẩm mới của du lịch Quảng Nam và các hoạt động xúc tiến thương mại như giới thiệu Trang sản phẩm Quảng Nam (hiện nay đã có khoảng 500 sản phẩm được cập nhật).
![]() |
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tham quan các gian hàng tại Festival |
Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất – Quảng Nam 2022 là nhịp cầu kết nối để tỉnh Quảng Nam giới thiệu thành tựu, tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. Và là điều kiện để các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tham gia giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường.
![]() |
Hoạt động kết nối giao thương tại khuôn khổ Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất – Quảng Nam 2022. |
Trong 4 ngày diễn ra Festival, có nhiều hoạt động hấp dẫn như biểu diễn nghề Dệt thổ cẩm, gốm Quảng Nam, chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hóa), Đan mê bồ (Đồng Tháp), dệt lụa (huyện Duy Xuyên); Diễn tấu Cồng chiêng – Tây Nguyên (UBND thành phố Buôn Ma Thuột); Đêm Hoài giang và chương trình hát hò khoan đối đáp Thanh Hóa - Quảng Nam; Ẩm thực truyền thống; Tọa đàm “Những giải pháp bảo tồn, phát triển nghề trong thời kỳ hội nhập” và “Tháo gỡ khó khăn, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, sản phẩm chủ lực Vùng – Miền”.
Đặc biệt, Festival còn mở ra cơ hội lớn cho các đơn vị, doanh nghiệp Làng nghề truyền thống tăng cường hoạt động liên kết hợp tác, nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững làng nghề gắn với việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa thông qua các nghề truyền thống.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bình Định: 6 tháng đầu năm công nghiệp thương mại đạt hơn 72 nghìn tỷ đồng

Thanh Hóa: Thực hiện nhiều giải pháp đưa hóa đơn điện tử vào cuộc sống

TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ đầu tư cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ

Hà Nội: Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 7,79%

Khu công nghiệp Bình Dương thu hút 2,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Tin cùng chuyên mục

Sai phạm tại đường Lê Văn Lương - Tố Hữu: Thanh tra Bộ Xây dựng nói gì?

Nỗ lực giảm nghèo vùng Tây Nguyên

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phục hồi nhanh, chạm được trạng thái trước dịch

Thương mại dịch vụ: Động lực cho kinh tế Yên Bái phát triển

Đề xuất nâng công suất Cảng hàng không Pleiku lên 5 triệu khách/năm

Thành phố Đà Nẵng cần làm gì để thu hút các “đại bàng” đến đầu tư?

Nghệ An: Nông dân phấn khởi khi giá hành lá tăng 4 lần

Tỉnh Đắk Nông: Sản xuất công nghiệp và thương mại tăng trưởng khá

Hà Giang: Thu hút đầu tư hạ tầng để phát triển thương mại - dịch vụ

Tỉnh Gia Lai: Hàng loạt cây thông tại dự án "khủng" của FLC có nguy cơ chết khô

Đắk Nông: Đấu giá chợ nông sản sau gần 10 năm bỏ hoang

Quảng Nam xin chuyển 25ha rừng tự nhiên để làm đường đến vùng sâm Ngọc Linh

Tỉnh Quảng Ninh: Công tác giải ngân vốn đầu tư công đang bị chậm tiến độ

Thừa Thiên Huế: Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư khởi sắc

Phát huy tối đa tiềm năng vùng kinh tế Đông Bắc bộ

Nghệ An: Nhức nhối khai thác hải sản kiểu tận diệt

Bình Dương được vinh danh Top 7 cộng đồng thông minh tiêu biểu thế giới lần thứ 2 liên tiếp

Yên Bái tăng cường cải cách hành chính toàn diện

Đồng Tháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Tỉnh Quảng Ninh tìm cách gỡ khó cho các chủ tàu thuyền khi giá nhiên liệu tăng cao
Đọc nhiều

Doanh nghiệp sản xuất miền Trung - Tây Nguyên khôi phục sau dịch Covid-19: Bài 1- Nhận diện thách thức
